22. Quản trị kinh doanh

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất về động lực con người là tháp nhu cầu của Maslow, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1943. Mô hình tháp nhu cầu Maslow thường được thể hiện trực quan theo hình kim tự tháp, là một công cụ được ứng dụng để tạo ra động lực trong cuộc sống cá nhân và trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là trong ngành quản trị nhân sự.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Mô hình tháp nhu cầu của Abraham Maslow là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất giải thích động cơ của con người. Lý thuyết tháp nhu cầu Maslow nói rằng con người được thúc đẩy bởi một số nhu cầu sinh lý và tâm lý phát triển từ mức độ cơ bản đến phức tạp. Có năm mức độ khác nhau trong tháp nhu cầu Maslow, bắt đầu từ mức độ nhu cầu cơ bản đến cấp cao. Thông thường, con người sẽ thỏa mãn các nhu cầu theo một thứ tự cụ thể, từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu cấp cao. Các nhu cầu cấp cao sẽ đóng vai trò là động cơ thúc đẩy, động lực để con người cố gắng hoàn thiện những nhu cầu cấp thấp hơn.

Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Tháp nhu cầu của Maslow không chỉ tồn tại trong cuộc sống cá nhân mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Những nhu cầu mà Maslow mô tả trong tháp nhu cầu Maslow là đều có thể trở thành tham chiếu cho những nhu cầu mà nhân viên muốn được thỏa mãn tại nơi làm việc. 

Vì vậy, để áp dụng tháp nhu cầu của Maslow trong quản trị nhân sự, các doanh nghiệp và nhà lãnh đạo cần nghiên cứu và xác định rõ nhu cầu của nhân viên. Nắm bắt đúng tâm lý và chạm đúng nhu cầu để nhân viên hăng say làm việc và tự nguyện gắn bó lâu dài.

XEM THÊM: Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong Marketing

Nhu cầu về sinh lý (Physiological Needs) 

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu vật chất cơ bản. Là những yếu tố cần thiết, không thể bị trì hoãn mà mọi người cần cho cuộc sống bình thường, ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, giấc ngủ, … 

Mức lương phù hợp là một trong các điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh lý cho nhân viên

Mức lương phù hợp là một trong các điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh lý cho nhân viên

Động lực của nhu cầu sinh lý đến từ bản năng sinh tồn của một người, nó thúc đẩy năng suất làm việc của một nhân viên. Các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của nhân viên thông qua các yếu tố sau:

  • Một mức lương đủ để đáp ứng, giúp nhân viên có thể chi trả cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như: tiền thuê nhà,  sinh hoạt, ăn uống, đi lại … 
  • Thời gian nghỉ ngơi: Có quy định về thời gian làm việc, lượng công việc, hạn chế làm quá giờ gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần. Thiết kế nghỉ giữa giờ, giờ nghỉ trưa để ăn uống và ngủ trưa hồi phục tinh thần và sức khỏe.

Nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng những nhu cầu này, cơ thể và thể trạng nhân viên có thể không được đảm bảo, không thể hoạt động bình thường. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc của nhân viên. 

Tham khảo:   Sơ đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram) là gì?

Nhu cầu về sự an toàn (Safety Needs) 

Nhu cầu sinh lý kết hợp với nhu cầu an toàn trong tháp nhu cầu Maslow được gọi là các nhu cầu cơ bản. Nhu cầu về sự an toàn ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự bao gồm các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, … để đảm bảo người lao động có thể duy trì cuộc sống bình thường. 

Đáp ứng nhu cầu an toàn khiến nhân viên có cảm giác yên tâm, hạnh phúc

Đáp ứng nhu cầu an toàn khiến nhân viên có cảm giác yên tâm, hạnh phúc

Việc phân tích các nhu cầu sinh lý cho phép các nhà quản lý xây dựng các chính sách phù hợp và thỏa đáng như:

  • Chương trình khám sức khỏe định kỳ, du lịch, nghỉ mát hàng năm, thưởng doanh số, miễn phí ăn trưa, ăn giữa ca, tiệc liên hoan định kỳ, … 
  • Đảm bảo sự ổn định, môi trường làm việc an toàn, nhân viên không bị bạo lực và bắt nạt.
  • Quy định tăng ca hợp lý, chế độ lương thưởng rõ ràng khi nhân viên làm quá giờ
  • Đối với bộ phận sản xuất, môi trường làm việc phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lao động. Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, hệ thống chữa cháy khẩn cấp, các thiết bị hỗ trợ khi làm việc nguy hiểm. Tuy nhiên, nhân viên phải chịu trách nhiệm tuân thủ các quy tắc và quy định khi sử dụng các thiết bị bảo hộ, hỗ trợ, … để đảm an toàn và không xảy ra các sự cố đáng tiếc
  • Đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho nhân viên như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, …
  • Thường xuyên bảo trì, kiểm tra các thiết bị, công cụ, … để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nhân viên

Đáp ứng nhu cầu an toàn giúp nhân viên có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi làm việc, tạo dựng lòng trung thành, muốn cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp. Tinh thần làm việc của nhân viên sẽ xuống thấp nếu nhân viên phải làm việc trong một môi trường không an toàn, một môi trường khiến cho họ cảm thấy bất an, không thoải mái. Vì vây, là người sử dụng lao động, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân viên đang được làm việc trong môi trường an toàn và được hưởng các chính sách phúc lợi, lương thưởng xứng đáng. 

Nhu cầu về xã hội (Belonging Needs)

Nhu cầu tiếp theo mà các nhân viên mong muốn được đáp ứng là nhu cầu xã hội. Theo nội dung tháp nhu cầu Maslow, ở cấp độ này, nhân viên muốn được phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và tìm được một nhóm mà họ thuộc về. Ở các nhóm, nhân viên được liên kết và gắn bó với các thành viên.

Nhu cầu xã hội giúp nhân viên tạo ra nhiều mối quan hệ mới thân thiết trong công ty

Nhu cầu xã hội giúp nhân viên tạo ra nhiều mối quan hệ mới thân thiết trong công ty

Với tư cách là người sử dụng lao động, doanh nghiệp có thể tạo dựng môi trường và các chương trình đảm bảo nhu cầu về xã hội cho nhân viên như:

  • Văn hóa công ty: Xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, nhân viên có thể trao đổi và học hỏi từ đồng nghiệp, quản lý và lãnh đạo. Công ty có những văn hóa, giá trị cốt lõi, … để nhân viên cùng nhau xây dựng, thực hiện.
  • Xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý các hoạt động truyền thông nội bộ của doanh nghiệp: Tổ chức các bữa tiệc, tặng quà và các dịp đặc biệt như ngày lễ và sinh nhật. Thông báo trước cho nhân viên về các sự kiện giao lưu sắp diễn ra trong công ty…
  • Tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội hợp tác, trao đổi với các bộ phận khác
  • Doanh nghiệp quan tâm đến nhân viên nhiều hơn, nhất là khi họ gặp khó khăn hoặc cần giúp đỡ
Tham khảo:   Phân công nhiệm vụ trong nhóm là gì? Lợi ích

Văn hóa công ty và truyền thông nội bộ tạo cho nhân viên cảm giác thân thiết, được mọi người yêu quý, quan tâm và trân trọng, giúp nhân viên mới tránh được cảm giác lạc lõng, hỗ trợ các nhân viên tránh xa các vấn đề tiêu cực như luôn phải làm việc đơn độc một mình, sự lo lắng và trầm cảm…  Nhu cầu về xã hội của tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong quản trị nhân sự cũng giúp củng cố tinh thần teamwork đội nhóm tốt hơn, để dễ làm việc, phối hợp với nhau hơn, gia tăng sự gắn bó giữa các nhân viên, đội nhóm; tạo cảm giác công ty thân thuộc, gần gũi hơn với người lao động. Cuối cùng, nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hóa công ty và bộ phận truyền thông nội bộ tốt thì có thể gia tăng nhận diện cho doanh nghiệp, tạo nên thương hiệu tuyển dụng, dễ dàng thu hút các nhân viên mới tài năng.

Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)

Đối với nhu cầu được tôn trọng, nhân viên muốn thấy rằng họ đang làm tốt công việc và đang được doanh nghiệp công nhận cho những nỗ lực của họ. 

Nhu cầu được tôn trọng tạo ra động lực, nguồn cảm hứng làm việc cho nhân viên

Nhu cầu được tôn trọng tạo ra động lực, nguồn cảm hứng làm việc cho nhân viên

Là một nhà lãnh đạo – đại diện cho công ty, có nhiều cách để bạn có thể công nhận những nỗ lực của nhân viên đang nỗ lực và gửi gắm đến họ sự tôn trọng, trân trọng như: 

  • Công nhận và khen ngợi khi hoàn thành công việc của họ.  
  • Có quy định cụ thể, công bằng khi đánh giá năng lực của nhân viên. Chính sách khen thưởng nhân viên mới, nhân viên xuất sắc, nhân viên cống hiến, …
  • Khen ngợi nhân viên vì những đóng góp của họ và thông báo thành tích của họ cho cả nhóm
  • Tăng lương, thưởng khi nhân viên có đạt thành tích xuất sắc, vượt KPI, …

Một nhân viên được cấp trên và đồng nghiệp tôn trọng sẽ tạo động lực làm việc hăng say và nhiệt tình hơn. Vì vậy, nhu cầu được tôn trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăng tiến của nhân viên, để nhân viên được trao một vị trí và danh hiệu tốt hơn. Trong trường hợp nhân viên xứng đáng, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn họ làm người lãnh đạo của một số nhóm làm việc.

Nhu cầu được thể hiện mình (Self-Actualization) 

Khi tất cả các nhu cầu khác đã được đáp ứng, nhân viên sẽ muốn trở thành người giỏi nhất có thể trong công việc của họ. 

Nhu cầu được thể hiện trở thành động lực to lớn cho quá trình hoàn thiện bản thân, sự nghiệp

Nhu cầu được thể hiện trở thành động lực to lớn cho quá trình hoàn thiện bản thân, sự nghiệp

Là một người sử dụng người lao động, bạn nên tạo điều kiện và có trách nhiệm giúp nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ bằng các hình thức như sau:

  • Trao cho họ cơ hội đảm nhận những trách nhiệm đầy thách thức, kích thích. Tuy nhiên, hãy để nhân viên tự thực hiện những dự án, tình huống phù hợp với năng lực hiện tại để phát triển và cải thiện bản thân thay vì những dự án quá khó khăn có thể sẽ làm giảm động lực của họ.
  • Khuyến khích nhân viên phát huy khả năng và vận dụng sáng tạo, phục vụ phát triển công việc trong doanh nghiệp
  • Tạo môi trường để nhân viên phát huy tính sáng tạo, áp dụng các sáng kiến ​​mới trong công việc
  • Khuyến khích họ học tập, tiếp thu những kiến ​​thức mới để góp phần xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp và tài năng
  • Tham khảo ý kiến và để nhân viên tham gia vào các quá trình đưa ra quyết định cho hoạt động của công ty
Tham khảo:   Nghệ thuật lãnh đạo nhóm (The Art of Leading Team) là gì? Tố chất cần thiết

Bởi vì mỗi chúng ta là phiên bản duy nhất nên ở cấp độ cuối cùng này, mỗi nhân viên đều mong muốn tìm được thế mạnh và thế hiện nó một cách vượt trội. Thúc đẩy nhân viên phát triển và hoàn thiện hơn mỗi ngày cũng chính là thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

Nhiều nhân viên làm việc quá giờ và bị căng thẳng với các vấn đề khác nhau ở nơi làm việc. Họ phải vất vả để đáp ứng và dung hòa các nhu cầu, điều này có thể khiến họ mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Vì vậy, việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự không chỉ giúp doanh nghiệp nhận ra các vấn đề cần khắc phục, đáp ứng nhu cầu của nhân viên mà còn thúc đẩy nhân viên phát huy hết tiềm năng của mình, cống hiến, sáng tạo nhiều hơn và gắn bó lâu dài hơn. Điều này mang lại những tác động tích cực cho mỗi nhân viên và tổ chức. 

Có thể bạn quan tâm: Áp dụng lý thuyết về nhu cầu trong dịch vụ khách hàng

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo