22. Quản trị kinh doanh

Các chiến dịch chăm sóc khách hàng hiệu quả: học hỏi từ các thương hiệu nổi tiếng

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, các chiến dịch chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao nhận diện thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi doanh thu và phát triển bền vững.

Chiến lược chăm sóc khách hàng là gì?

Chiến lược chăm sóc khách hàng là xây dựng quy trình dịch vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, hướng đến mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt mang đến những kết nối và trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng, từ đó thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh cũng như nâng cao hình ảnh thương hiệu. Mỗi sản phẩm, mặt hàng cần có chiến dịch chăm sóc khách hàng riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.

Chiến lược chăm sóc khách hàng hướng đến dịch vụ chăm sóc khách chuyên nghiệp, toàn diện

Chiến lược chăm sóc khách hàng hướng đến dịch vụ chăm sóc khách chuyên nghiệp, toàn diện

Lợi ích của chăm sóc khách hàng có chiến lược

Chăm sóc khách hàng có chiến lược là một phần quan trọng của mọi doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Trước hết, nó giúp tạo lòng trung thành từ khách hàng hiện tại bằng cách cung cấp trải nghiệm tốt nhất và hỗ trợ sau bán hàng. Điều này không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn tạo ra cơ hội để họ giới thiệu doanh nghiệp cho người khác.

Ngoài ra, chăm sóc khách hàng cũng tạo ra sự tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và đáng tin cậy. Việc thu thập phản hồi từ khách hàng thông qua quá trình chăm sóc cũng giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

Các chiến dịch chăm sóc khách hàng hiệu quả

Mỗi nhóm đối tượng khách hàng cần có cách tiếp cận và chăm sóc khác nhau. Có nhiều phương pháp phân loại nhóm khách hàng khi tạo chiến lược, phổ biến nhất là phân loại thành 3 nhóm chính gồm khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết và khách hàng cũ.

Chiến dịch chăm sóc khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là những người tiêu dùng có khả năng trở thành khách hàng mua sắm, sử dụng dịch vụ và sản phẩm trong tương lai. Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi doanh số và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với khách hàng tiềm năng, trước hết bạn cần tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua các nền tảng mạng xã hội hoặc giới thiệu từ tệp khách hàng thân thiết. Từ đó tạo dựng sự tin tưởng và kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng.

Ngay cả khi khách hàng tiềm năng đã mua hàng, bạn vẫn nên duy trì tương tác và liên lạc với họ. Điều này sẽ khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu và sẵn sàng quay trở lại lần tiếp theo.

>> Xem thêm: Hiểu về chân dung khách hàng mục tiêu, nhưng bạn đã biết cách vận dụng hiệu quả?

Chiến dịch chăm sóc khách hàng tiềm năng

Chiến dịch chăm sóc khách hàng tiềm năng

Chiến dịch cho khách hàng thân thiết

Theo tạp chí Harvard Business Review, xây dựng chiến dịch chăm sóc khách hàng thân thiết hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm 5-25  lần chi phí so với tìm khách hàng mới. Chiến lược chăm sóc khách hàng thân thiết phổ biến nhất có thể kể tới chính sách tích điểm khi mua hàng. Phương pháp này kích thích khách hàng tiếp tục mua sắm và sử dụng dịch vụ, tích lũy đến khi nhận được voucher giảm giá hoặc quà tặng giá trị.

Tham khảo:   Chiến lược phòng bị (Just in case - JIC) trong quản lí hàng tồn kho là gì? Đặc điểm

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tặng quà cho khách vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ tết,…Các chính sách ưu đãi khi giới thiệu bạn bè cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, giúp mở rộng tệp khách hàng mới từ data khách hàng thân thiết.

Chiến dịch chăm sóc khách hàng thân thiết

Chiến dịch chăm sóc khách hàng thân thiết

Chiến lược chăm sóc khách hàng cũ

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tệp khách hàng thân thiết và khách hàng cũ. Trên thực tế, đây là hai nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Khách hàng cũ đã từng mua hoặc sử dụng dịch vụ, sản phẩm nhưng chưa quay lại thêm lần 2, lần 3. 

Thường xuyên liên lạc và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ có thể biến họ trở thành nhóm khách hàng thân thiết. Đối với tệp khách hàng này, doanh nghiệp cần khảo sát ý kiến, tìm ra nguyên nhân tại sao khách hàng chưa sử dụng hoặc mua lại sản phẩm, dịch vụ. Từ đó có kế hoạch cải thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình.

Chiến dịch chăm sóc khách hàng thân thiết

Chiến dịch chăm sóc khách hàng cũ

3 chiến lược chăm sóc khách hàng từ các thương hiệu nổi tiếng

Có rất nhiều thương hiệu đã áp dụng chiến lược chăm sóc khách hàng thành công, mang lại doanh thu và thúc đẩy hình ảnh doanh nghiệp. Điển hình trong đó có thể kể tới Viettel, Apple, Vinamilk,…

Chiến lược chăm sóc khách hàng của Viettel

Theo báo cáo của KPMG, một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất được xếp vào top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất. Năm 2019, Viettel triển khai chiến lược Chăm sóc khách hàng Viettel++, hưởng lợi từ gần 70 triệu khách hàng của mình. Chương trình này sử dụng hệ thống tự động để ghi lại tương tác của khách hàng, thưởng điểm trung thành và cung cấp cập nhật thời gian thực, đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho khách hàng. 

Trong năm 2020, Viettel tiếp tục tiếp cận khách hàng bằng cách tích hợp giải pháp số như My Viettel và trí tuệ nhân tạo vào các kênh dịch vụ khách hàng, tăng cường hiệu suất và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple

Apple là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chiến lược chăm sóc khách hàng Apple hướng đến sự toàn diện trong quá trình trước, trong và sau khi mua hàng.

Cửa hàng chính hãng thường có từ 5-10 nhân viên sẵn sàng hỗ trợ ngay khi khách bước vào. Chính sách đổi trả của Apple cũng rất linh hoạt: khách có thể đổi trả sản phẩm hoặc sửa chữa miễn phí dù đã hết bảo hành. Tất cả những yếu tố này mang lại sự an tâm cho khách hàng khi mua sắm và sử dụng dịch vụ.

Chiến lược chăm sóc khách hàng của Vinamilk

Vinamilk không chỉ ghi điểm với các sản phẩm chất lượng mà còn nhờ quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Chiến lược chăm sóc khách hàng của Vinamilk được xây dựng trên nền tảng vững chắc, bao gồm các bước cụ thể đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tạo dựng mối quan hệ bền vững.

Tham khảo:   Sai lỗi (Defect) trong sản xuất là gì? Nguyên nhân gây ra lãng phí sai lỗi

Họ tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng qua nhiều kênh và xử lý chúng thông qua hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ. Vinamilk cam kết giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và thân thiện, sau đó đánh giá chất lượng dịch vụ để cải thiện. Cuối cùng, họ tạo mối quan hệ bền vững bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng và tương tác thường xuyên qua các kênh truyền thông.

>> Xem thêm: Tham khảo giải pháp của Park Place để hút “thượng đế” tới cửa hàng

Gợi ý 7 bước xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả

Có nhiều cách để xây dựng một chiến lược chăm sóc khách hàng. Mặc dù vậy, một chiến dịch chăm sóc khách hàng hiệu quả không thể thiếu 7 bước dưới đây:

Tìm hiểu và nắm rõ thông tin về đối tượng khách hàng

Để xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng thành công, bước đầu tiên bạn cần hiểu rõ về khách hàng của mình. Các thông tin về độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen mua sắm và truy cập mạng xã hội sẽ giúp bạn tạo chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp.

Tìm hiểu đối tượng người tiêu dùng khi xây dựng chiến dịch chăm sóc khách hàng

Tìm hiểu đối tượng người tiêu dùng khi xây dựng chiến dịch chăm sóc khách hàng

Xác định các điểm tiếp xúc

Sau khi đã tìm hiểu về đối tượng khách hàng, tiếp theo bạn cần xác định những điểm khách hàng sẽ tiếp xúc với thương hiệu. Thông qua đó, bạn có thể tận dụng cơ hội để tương tác, chăm sóc khách hàng và kích thích nhu cầu mua sắm sản phẩm. Đây là bước quan trọng giúp chiến dịch chăm sóc khách hàng thành công và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tạo trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng

Giữa thị trường kinh doanh cạnh tranh, sự khác biệt về trải nghiệm dịch vụ là yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn. Với dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tình, hỗ trợ nhanh chóng, khách hàng cảm thấy được tôn trọng và có thiện cảm với doanh nghiệp hơn.

Khách hàng bị thu hút hơn với trải nghiệm dịch vụ ấn tượng

Khách hàng bị thu hút hơn với trải nghiệm dịch vụ ấn tượng

Mang lại ưu đãi và giá trị gia tăng

Cung cấp các ưu đãi độc quyền, khuyến mãi là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng. Bạn có thể tạo các voucher giảm giá, quà tặng kèm hoặc ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng thân thiết. Trong các sự kiện như sinh nhật, ngày lễ, Tết, đừng quên gửi tặng những khuyến mãi đến mọi đối tượng khách hàng.

Ứng dụng công nghệ quản lý khách hàng

Hệ thống quản lý khách hàng CRM hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng chiến dịch chăm sóc khách hàng. Thông qua việc theo dõi thông tin và ghi chép lịch sử tương tác, bạn có thể nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa đối với khách hàng và xây dựng ý tưởng marketing phù hợp.

Áp dụng công nghệ CRM trong chiến dịch chăm sóc khách hàng

Áp dụng công nghệ CRM trong chiến dịch chăm sóc khách hàng

Duy trì tương tác và giao tiếp với khách hàng

Duy trì tương tác với khách hàng không chỉ là chiến lược chăm sóc hiệu quả với người dùng cũ mà còn gia tăng hiệu quả giới thiệu đến khách hàng mới. Bạn có thể thực hiện giao tiếp định kỳ với khách hàng thông qua email, tin nhắn, mạng xã hội hoặc các phương tiện liên lạc khác.

Tham khảo:   Chu kì sống của công nghệ (Technology Life Cycle - TLC) là gì?

Theo dõi và điều chỉnh

Sau khi triển khai chiến lược chăm sóc khách hàng, bạn cần tiếp tục theo dõi các chỉ số như đánh giá của khách hàng, tỉ lệ tương tác và chuyển đổi doanh số. Các thông tin này cho biết chiến dịch có đạt hiệu quả hay không, từ đó có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

>> Xem thêm: 5 bí kíp giúp nâng cao sự hài lòng của các vị “thượng đế”

Đánh giá và cải thiện sau mỗi chiến dịch chăm sóc khách hàng

Đánh giá và cải thiện sau mỗi chiến dịch chăm sóc khách hàng

Những điều cần lưu ý khi xây dựng các chiến dịch chăm sóc khách hàng

Khi thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi xây dựng các chiến dịch chăm sóc khách hàng, việc hiểu rõ đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai quan trọng nhất. Nghiên cứu thị trường và thu thập phản hồi từ khách hàng giúp tạo ra chiến lược chăm sóc phù hợp.
  • Tạo thông điệp và nội dung thú vị, hữu ích và cá nhân hóa để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều chỉnh nội dung theo giai đoạn của quá trình mua hàng cũng là lưu ý đáng xem xét.
  • Lập kế hoạch thời gian và tần suất gửi thông điệp một cách kỹ lưỡng để tránh quá ít hoặc quá nhiều thông điệp, dẫn đến quên lãng hoặc cảm giác quấy rối từ phía khách hàng.
  • Sử dụng công nghệ để tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng thông qua các công cụ CRM và tự động hóa marketing.
  • Đánh giá và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch để điều chỉnh và cải thiện chúng theo thời gian, dựa trên các chỉ số như tỷ lệ mở email, tỷ lệ click-through và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cuối cùng, cần liên tục cải thiện và thích nghi với thị trường và nhu cầu của khách hàng để thành công trong việc chăm sóc khách hàng.

Có thể thấy, chiến lược chăm sóc khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Xác định và xây dựng chiến dịch chăm sóc khách hàng phù hợp, hiệu quả vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao chuyển đổi doanh số bán hàng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo