22. Quản trị kinh doanh

Mô hình quản trị TQM là gì? Quy trình ứng dụng mô hình TQM vào doanh nghiệp

Mô hình quản trị TQM (Total quality management – Quản lý chất lượng toàn diện) được nhiều tổ chức hiện nay áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Cùng với đó, TQM giúp gắn kết toàn bộ nhân sự các cấp để cùng hướng đến mục tiêu chung.

Mô hình quản trị TQM là gì?

Mô hình quản trị TQM tập trung quản lý chất lượng sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích làm hài lòng khách hàng, đơn giản hóa quy trình cũng như cắt giảm lãng phí. TQM yêu cầu tất cả bộ phận trong doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Mô hình quản trị TQM tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

Mô hình quản trị TQM tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

Lợi ích của mô hình TQM với doanh nghiệp

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) hỗ trợ cá nhân và tổ chức cùng phát triển. Mô hình quản trị TQM mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: 

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Thích ứng tốt với sự thay đổi của thị trường cũng như các quy định mới của chính phủ.
  • Cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm.
  • Loại bỏ các khuyết điểm về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, cắt giảm lãng phí.
  • Quản lý chi phí tốt hơn.
  • Mang tới cơ hội sinh lời cao.
  • Đảm bảo toàn bộ doanh nghiệp tập trung vào sự hài lòng của khách hàng.
  • Hỗ trợ thúc đẩy lòng trung thành và giữ chân khách hàng.
  • Nâng cao tinh thần của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp.
  • Cải tiến quy trình thực hiện.
  • Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững.
TQM hỗ trợ xây dựng lòng trung thành của khách hàng

TQM hỗ trợ xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Case study: Toyota ứng dụng thành công mô hình TQM như thế nào?

Toyota Motor Corporation là một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công nhất mô hình quản trị TQM. Một số phương pháp mà Toyota đã áp dụng để quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn bao gồm:

  • Kaizen (Cải tiến liên tục): Toyota thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục, nơi mọi nhân viên ở mọi cấp bậc đều tham gia xác định và giải quyết vấn đề.
  • Jidoka (Tự động hóa): Nguyên tắc này tập trung vào việc kết hợp tự động hóa với con người, cho phép máy móc và công nhân phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề về chất lượng.
  • Sản xuất Just-In-Time (JIT): Phương pháp JIT của Toyota nhấn mạnh vào việc sản xuất và giao đúng linh kiện, đúng số lượng và đúng thời điểm. Điều này giúp công ty giảm thiểu chi phí tồn kho hiệu quả.
  • Heijunka (Cân bằng sản xuất): Nguyên tắc này liên quan đến việc phân bổ đều tải sản xuất để giảm thiểu thắt cổ chai và biến động, dẫn đến quá trình sản xuất ổn định và hiệu quả hơn.
  • Thúc đẩy và trao quyền cho nhân viên: Toyota khuyến khích nhân viên tự chịu trách nhiệm với công việc của mình và đóng góp ý tưởng cải tiến. Phương pháp này giúp tạo động lực và tăng sự hài lòng về công việc cũng như trách nhiệm của họ với chất lượng tổng thể của sản phẩm.
  • Chuẩn hóa: Toyota nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy trình chuẩn hóa để đảm bảo chất lượng ổn định. Tuy nhiên, công ty cũng thay đổi linh hoạt để đáp ứng với sự đổi của thị trường.
  • Hợp tác: Toyota hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng đầu vào, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài và thành công chung.
Tham khảo:   Thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp là gì? Lợi ích

Toyota ứng dụng thành công mô hình TQM vào sản xuấtToyota ứng dụng thành công mô hình TQM vào sản xuất

Nhờ cam kết mạnh mẽ đối với TQM, Toyota đã trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới cho tới ngày nay.

Các nguyên tắc chính trong mô hình TQM

Mô hình quản trị TQM gồm 8 nguyên tắc để giúp tổ chức triển khai mô hình này dễ dàng hơn.

Tập trung vào khách hàng

Trong mô hình TQM, khách hàng là trung tâm và đưa ra phản hồi để doanh nghiệp tiếp nhận và tích hợp vào quy trình TQM. Điều này đòi hỏi sự liên tục trong việc thu thập phản hồi từ khách hàng và nắm bắt thị trường để hiểu rõ hơn về những gì họ mong đợi.

Sự tham gia của tất cả nhân sự

TQM yêu cầu sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức, từ ban lãnh đạo đến nhân viên. Nguyên tắc này giúp tổ chức nhanh chóng xác định được vấn đề cần cải thiện theo đa góc nhìn. Bên cạnh đó, yêu cầu này cũng đảm bảo cả doanh nghiệp nắm được vấn đề cần giải quyết cũng như nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ phía lãnh đạo.

Quy trình rõ ràng

Mỗi công việc đều cần có quy trình rõ ràng. TQM tập trung vào định hướng quy trình làm việc để tối ưu hóa quá trình triển khai và hành động sau đó. Một quy trình cơ bản bao gồm nghiên cứu, tinh chỉnh và loại bỏ các bước không cần thiết.

Cần có quy trình rõ ràng khi triển khai TQM

Cần có quy trình rõ ràng khi triển khai TQM

Truyền thông nội bộ

TQM thúc đẩy truyền thông và giao tiếp chặt chẽ giữa các bộ phận. Thông tin về chất lượng và quá trình được chia sẻ trong toàn bộ doanh nghiệp giúp mọi người hiểu rõ mục tiêu và cách tiếp cận vấn đề. Nguyên tắc này cũng đồng thời tạo ra văn hóa chia sẻ và tôn trọng giữa các phòng ban. 

Cải tiến liên tục

Tính liên tục của việc cải tiến trong TQM giúp doanh nghiệp phân tích, sáng tạo, và thúc đẩy hiệu suất cải thiện chất lượng. Nỗ lực không ngừng này là chìa khóa để duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng kỳ vọng của đối tác.

Ra quyết định dựa vào dữ liệu

Dữ liệu là cơ sở để đưa ra quyết định chiến lược. Bằng cách theo dõi các chỉ số hiệu suất liên quan, tổ chức sẽ đảm bảo các biện pháp được triển khai đang đạt được kết quả như kỳ vọng.

Doanh nghiệp nên đưa ra quyết định dựa vào dữ liệu thực tế

Doanh nghiệp nên đưa ra quyết định dựa vào dữ liệu thực tế

Tiệp cận có hệ thống và chiến lược

Quản lý hiệu quả đòi hỏi việc lập và quản lý kế hoạch chiến lược. Điều này đảm bảo rằng mọi hoạt động được thực hiện theo hướng mục tiêu và mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức.

Tham khảo:   Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là gì? Nội dung

Hệ thống tích hợp

Một doanh nghiệp thường có nhiều phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban đều có chức năng và mục đích riêng biệt. Các phòng ban này cần được kết nối chặt chẽ với nhau thông qua các quy trình ngang, vốn là trọng tâm của mô hình TQM. Trong hệ thống tích hợp, mỗi thành viên trong mọi phòng ban đều cần nắm rõ các chính sách, tiêu chuẩn, mục tiêu và quy trình. Hệ thống tích hợp giúp doanh nghiệp tìm kiếm sự cải tiến liên tục nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Ưu và nhược điểm của mô hình quản trị TQM

Như các mô hình quản lý khác, mặc dù quan trọng với tổ chức nhưng TQM cũng tồn tại ưu và nhược điểm.

Ưu điểm

  • Giảm lỗi sản phẩm: TQM hướng tới việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo ngay từ đầu. Điều này giúp giảm thiểu lỗi sản phẩm, hạn chế tình trạng thu hồi sản phẩm, giảm chi phí hỗ trợ khách hàng và xử lý lỗi sau này.
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ mang tới sự hài lòng của họ nhanh chóng. Sự thỏa mãn của khách hàng mang tới nhiều lợi ích cho tổ chức như tăng doanh thu, thị phần hoặc nâng cao độ phủ sóng của thương hiệu.
  • Giảm chi phí: Đơn giản hóa quy trình và cắt giảm mọi sự lãng phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều loại chi phí như sản xuất, hỗ trợ khách hàng, thay thế sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và sửa chữa lỗi…
  • Xây dựng văn hóa giá trị rõ ràng: Các tổ chức áp dụng TQM có thể nuôi dưỡng các giá trị cốt lõi xoay quanh quản lý chất lượng và cải tiến liên tục. Tư duy TQM sẽ thấm nhuần vào mọi khía cạnh của tổ chức, từ tuyển dụng đến quy trình nội bộ đến phát triển sản phẩm.
Mô hình quản trị TQM giúp giảm lỗi sản phẩm

Mô hình quản trị TQM giúp giảm lỗi sản phẩm

Thách thức

Mô hình quản trị TQM mang đến nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng đối mặt với những thách thức sau:

  • Yêu cầu nhiều thời gian và nguồn lực: Để triển khai mô hình quản trị TQM hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư đáng kể về thời gian và nguồn lực cho việc lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và đào tạo.
  • Cam kết toàn tổ chức: TQM đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ cấp quản lý đến nhân viên. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần sự ủng hộ, gắn bó và cam kết tham gia mạnh mẽ.
  • Chi phí bổ sung: Triển khai TQM sẽ dẫn đến tăng chi phí đào tạo nhân sự, phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp.
  • Thời gian thực hiện dài hạn: Phải mất nhiều năm để một tổ chức gặt hái được những lợi ích mong đợi từ TQM.
  • Rủi ro triển khai không toàn diện: Do đòi hỏi nhiều nỗ lực, việc triển khai TQM theo từng phần rời rạc có thể dẫn đến thất bại.
TQM yêu cầu sự gắn kết của cả tổ chức

TQM yêu cầu sự gắn kết của cả tổ chức

Quy trình ứng dụng mô hình TQM vào doanh nghiệp

Triển khai TQM là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực từ tất cả các cấp độ trong tổ chức. Để thành công, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình ứng dụng TQM cơ bản dưới đây:

  • Phân tích văn hóa doanh nghiệp hiện tại: Hiểu rõ văn hóa hiện tại của tổ chức, bao gồm các giá trị cốt lõi cũng cách thức hoạt động trước khi thực hiện TQM.
  • Xây dựng bản kế hoạch tổng thể: Xây dựng hệ thống chi tiết hướng dẫn quá trình cải tiến chất lượng phù hợp với văn hóa hiện tại và các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
  • Lấy khách hàng làm trọng tâm: Nghiên cứu insight khách hàng để xác định cách thức đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của họ.
  • Xây dựng đội ngũ dẫn dắt: Thành lập một đội ngũ gồm cả ban lãnh đạo và nhân viên để cùng nhau thực hiện các mục tiêu TQM.
  • Tích hợp TQM vào hoạt động hàng ngày: Lồng ghép các hoạt động TQM vào quy trình quản lý kinh doanh thường ngày, đảm bảo TQM trở thành một phần cốt lõi trong cách thức vận hành của tổ chức.
  • Cải tiến liên tục: Thu thập phản hồi thường xuyên từ cả nhân viên và khách hàng để đánh giá hiệu quả của TQM. Bên cạnh đó, tổ chức cần liên tục cải thiện các mục tiêu, hệ thống và cách thức thực hiện.
Tham khảo:   Phong cách quản lí (Management style) là gì? Ảnh hưởng

Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình quản trị TQM mà các tổ chức cần nắm rõ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã hiểu và biết cách ứng dụng cơ bản TQM vào việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Xem thêm:

Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng

Mô hình value chain là gì? Lợi ích phân tích chuỗi giá trị đối với doanh nghiệp

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo