22. Quản trị kinh doanh

Nhà quản trị cấp cơ sở (First line managers) là ai? Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cơ sở

Hình minh họa

Nhà quản trị cấp cơ sở (First line managers)

Định nghĩa

Nhà quản trị cấp cơ sở trong tiếng Anh là First line managersNhà quản trị cấp cơ sở là nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Cũng có thể hiểu rằng: Nhà quản trị cấp cơ sở là nhà quản trị thực thi những công việc rất cụ thể.

Bản chất

Nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động nghiệp vụ của công nhân, nhân viên trong bộ phận của mình.

– Tuy nhiên, các nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường là người còn trực tiếp tham gia các công việc cụ thể như các nhân viên khác dưới quyền của họ.

– Nhà quản trị cấp cơ sở thường có các chức danh như: tổ trưởng, trưởng nhóm, trường ca…

– Cũng giống như nhà quản trị cấp cao hay nhà quản trị cấp trung gian, nhà quản trị cấp cơ sở phải có đầy đủ ba kĩ năng quản trị đó là kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng nhân sự và kĩ năng tư duy. 

Tham khảo:   Front Office là gì? Nguồn gốc và nhân viên Front Office

Tuy nhiên nhà quản trị cấp cơ sở nhấn mạnh vào kĩ năng kĩ thuật do tính chất công việc của họ là thực thi và quản trị thực thi những công việc cụ thể.

Các thuật ngữ liên quan

Nhà quản trị (Administrator) là người tổ chức, phối hợp thực hiện các công việc trong doanh nghiệp có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao (Top managers) là các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.

Nhà quản trị cấp trung gian (Middle managers) là người đứng đầu một bộ phận, một đơn vị trong doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm duy nhất trước nhà quản trị cấp cao.

Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cơ sở

– Hiểu rõ công việc mình phụ trách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, tiến trình, tiêu chuẩn qui định về số lượng và chất lượng

– Luôn cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện tinh thần kỉ luật lao động tự giác để trở thành thành viên đáng tin cậy của đơn vị, giữ gìn nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ

Tham khảo:   Bảo trì sản xuất tổng hợp (Total Productive Maintenance - TPM) là gì? Mục đích bảo trì

– Rèn luyện thói quen lao động theo tác phong đại công nghiệp

– Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của thủ trưởng đơn vị

– Có tinh thần đồng đội, quan hệ mật thiết với đồng nghiệp

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo