22. Quản trị kinh doanh

Phân phối rộng rãi (Extensive distribution) là gì?

Hình minh họa

Phân phối rộng rãi (Extensive distribution)

Định nghĩa

Phân phối rộng rãi trong tiếng Anh là Extensive distributionPhân phối rộng rãi là việc nhà sản xuất sử dụng tất cả các nhà phân phối, các kênh phân phối sản phẩm trên một vùng thị trường xác định (tìm càng nhiều điểm tiêu thụ càng tốt).

Các thuật ngữ liên quan

Phân phối độc quyền trong tiếng Anh là Exclusive Distribution.

Phân phối độc quyền là việc nhà sản xuất sử dụng một nhà phân phối duy nhất trên một vùng thị trường xác định, thường đi đôi với bán hàng độc quyền (yêu cầu nhà phân phối không bán sản phẩm cạnh tranh.

Phân phối chọn lọc trong tiếng Anh là Selective distribution

Phân phối chọn lọc là việc nhà sản xuất sử dụng một số nhà phân phối thoả mãn những điều kiện nhất định trên một vùng thị trường xác định.

Ưu điểm

– Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường là lớn nhất.

– Phương thức phân phối rộng rãi tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối, các kênh phân phối; nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối.

Tham khảo:   Tiêu chuẩn ISO/IEC 20000-1: là gì? Đối tượng sử dụng và lợi ích

Hạn chế

– Nhà sản xuất sẽ mất quyền kiểm soát hoạt động của kênh (trưng bày, sắp xếp, dịch vụ bổ sung, giá bán).

– Hiệu quả kém trong việc xây dựng uy tín hình ảnh thương hiệu.

– Nguy cơ hàng giả, hàng nhái cao.

Điều kiện áp dụng

– Phương thức phân phối rộng rãi thường được sử dụng đối với hàng tiêu dùng bách hóa thông thường, hàng có giá trị nhỏ.

Phân biệt phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền

– Phân phối rộng rãi là phương thức hoàn toàn ngược với phương thức độc quyền.

Tiêu thức Phân phối rộng rãi Phân phối độc quyền

1. Quyền kiểm soát

Nhà sản xuất sẽ mất quyền kiểm soát hoạt động của kênh.

Nhà sản xuất kiểm soát tốt các chính sách marketing trong phân phối.

2. Rủi ro

Thấp hơn do đa dạng hóa các nhà phân phối trên thị trường

Có một nhà phân phối độc quyền nên rủi ro cao.

3. Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường

Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường là lớn nhất.

Hạn chế, phụ thuộc vào nhà phân phối độc quyền.

4. Điều kiện áp dụng

Phương thức này thường được sử dụng đối với hàng tiêu dùng bách hóa thông thường, hàng có giá trị nhỏ.

Phương thức này thường được áp dụng với các sản phẩm xa xỉ, cao cấp, sản phẩm có giá trị lớn, sản phẩm nhập khẩu.

Tham khảo:   Đại hội đồng cổ đông (General Meeting of Shareholders) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Chiến lược phân phối, Tổ hợp giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo