22. Quản trị kinh doanh

Phân tích đối tượng hữu quan (Stakeholder Analysis) là gì?

Phân tích đối tượng hữu quan

Khái niệm

Phân tích đối tượng hữu quan trong tiếng Anh là Stakeholder Analysis.

Phân tích đối tượng hữu quan là cách thức xác định và hiểu được các mong đợi khác nhau (đôi lúc là trái ngược nhau) của các bên liên quan. Là một phần của cách tiếp cận đối tượng hữu quan nói chung, phân tích đối tượng hữu quan là phương pháp để hiểu mối quan hệ giữa một tổ chức và các nhóm lợi ích mà tổ chức phải tương tác. 

Các tình huống là khác nhau, chính vì thế cần phải có một chiến lược chung hướng dẫn cho tổ chức ứng xử với các nhóm lợi ích, một số nhóm không phải lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp. 

Sử dụng phương pháp này có thể áp dụng phân tích các sự kiện mang tính thời sự trên báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác, hiểu được các vấn đề phức tạp mà doanh nghiệp gặp phải một cách rõ ràng hơn. 

Qui trình bảy bước

Giả sử bạn là tổng giám đốc một công ty, đang làm việc với các nhà quản trị cao cấp, đang gặp phải nhiều vấn đề khác nhau. Báo chí, một số nhóm người tiêu dùng và các khách hàng lớn vừa gọi điện cho bạn. Bạn muốn xử lí tình huống này.

Một số nhân viên bạn tin tưởng khuyên bạn nên lập kế hoạch nhanh, cố gắng trả lời các câu hỏi “ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao” trước khi đi thẳng vào câu trả lời “như thế nào”. Chuyên gia lập kế hoạch chiến lược của công ty khuyên bạn nên tiến hành phân tích các đối tượng hữu quan, với các bước sau đây:

Bước 1, xác định mối quan hệ với các đối tượng hữu quan

Các mẫu câu hỏi giúp đánh giá đối tượng hữu quan:

1. Những đối tượng hữu quan hiện tại của chúng ta là ai?

2. Ai là các đối tượng hữu quan tiềm năng của chúng ta?

3. Mỗi đối tượng hữu quan tác động đến chúng ta như thế nào?

Tham khảo:   Xung đột (Conflict) là gì? Các bước giải quyết xung đột

4. Chúng ta tác động đến mỗi đối tượng hữu quan như thế nào?

5. Đối với mỗi bộ phận, chức năng hoặc hoạt động kinh doanh, các đối tượng hữu quan là gì?

6. Các giả thiết nào trong chiến lược hiện tại của chúng ta trong quan hệ với mỗi đối tượng hữu quan quan trọng (ở từng cấp độ)?

7. Các “yếu tố môi trường” hiện tại tác động đến chúng ta và các đối tượng hữu quan của chúng ta

8. Chúng ta đo lường mỗi yếu tố môi trường đó, cũng như ảnh hưởng của chúng lên chúng ta và các đối tượng hữu quan của chúng ta như thế nào?

9. Làm thế nào để giữ được điểm với các đối tượng hữu quan của chúng ta?

Các câu hỏi từ 1 đến 5 giúp cho việc bắt đầu phân tích, các câu hỏi từ 6 đến 9 được sử dụng cho các bước sau, khi đánh giá bản chất mối quan tâm và ưu tiên của mỗi đối tượng hữu quan.

Bước 2, xác định các liên kết có thể của các đối tượng hữu quan 

Các liên kết mà các đối tượng hữu quan thiết lập dựa trên các mối quan tâm hoặc lợi ích mà họ có – hoặc tìm kiếm – cùng nhau. Các nhóm lợi ích thường liên kết với nhau để cùng chiến đấu chống lại “cùng một kẻ thù”.

Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể nhóm lại nếu họ thấy được nhiều lợi ích. Việc xác định những liên kết này có thể giúp cho lãnh đạo tiên đoán và thiết kế các phản ứng chiến lược đối với các nhóm này trước hoặc sau khi họ được thành lập.

Bước 3, đánh giá bản chất mối quan tâm hoặc lợi ích của từng đối tượng hữu quan

Kết quả của bước 3 và bước 4 giúp nhà quản trị xác định được bốn nhóm đối tượng hữu quan mà doanh nghiệp phải đối mặt: nhóm hỗ trợ; nhóm không hỗ trợ; nhóm tối thiểu và nhóm hỗn hợp.

Trong đó, nhóm hỗ trợ là hoàn toàn ủng hộ công ty của bạn và nhóm không hỗ trợ là nhóm chống lại công ty của bạn. Với nhóm tối thiểu và nhóm hỗn hợp, bạn không chắc về việc họ có ủng hộ chiến lược của bạn hay không. 

Tham khảo:   Bảo dưỡng cơ hội (Opportunistic maintenance) là gì?

Bước 4, đánh giá bản chất quyền lực của từng đối tượng hữu quan

Có 8 loại quyền lực mà các đối tượng hữu quan khác nhau có thể sử dụng: bỏ phiếu, chính trị, kinh tế, công nghệ, pháp lí, môi trường, văn hóa, quyền lực đối với cá nhân và nhóm.

Bước 5, xây dựng bản đồ nghĩa vụ đạo đức của đối tượng hữu quan

Ma trận ở hình 1 là công cụ giúp nhà quản trị xác định các loại nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần đáp ứng với từng nhóm đối tượng hữu quan.

Ma trận nghĩa vụ đạo đức đối với từng đối tượng hữu quan. Nguồn: Weiss (2009)

Bước 6, xây dựng các chính sách và chiến lược cụ thể

Ma trận ở hình 2 giúp vừa xác định được các đối tượng hữu quan cũng như chiến lược nên áp dụng để quản trị họ. Ma trận gồm hai trục: một trục về tiềm năng hợp tác và một trục về tiềm năng gây trở ngại hoặc tấn công đối với doanh nghiệp. 

Khi tiến hành phân tích đối tượng hữu quan, cần lưu ý rằng các đối tượng hữu quan có thể di chuyển khỏi các hộp của mình sang hộp khác khi tình huống và mối quan tâm của họ thay đổi. 

Bước 7, kiểm soát sự chuyển dịch của các liên kết

Thời gian và các sự kiện có thể làm thay đổi mối quan tâm cũng như đối tượng hữu quan, chiến lược của họ. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải kiểm soát sự phát triển các vấn đề và hành động của các đối tượng hữu quan. Liên tục cập nhật với xu hướng, sự kiện và chiến lược của các đối tượng hữu quan liên quan sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hành động và phản ứng một cách phù hợp. 

Phân tích đối tượng hữu quan có thể thực hiện có sự tham gia của những người bên trong và bên ngoài tổ chức cần nghiên cứu. Phương pháp này có thể cung cấp một nền tảng logic và hệ thống giúp hiểu được các vấn đề và làm thế nào để đưa đạo đức vào thực thi trong doanh nghiệp trong một môi trường với các mối quan hệ phức tạp giữa doanh nghiệp và những bên quan tâm đến doanh nghiệp.

Tham khảo:   Ma trận trách nhiệm (Responsibility Assignment Matrix - RAM) là gì?

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo