22. Quản trị kinh doanh

Phương pháp phản hồi 360 độ (360 Degree Feedback) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: lifegag)

Phương pháp phản hồi 360 độ

Khái niệm

Phương pháp phản hồi 360 độ trong tiếng Anh được gọi là 360 Degree Feedback.

Trong phạm vi doanh nghiệp, cách tiếp cận những người hữu quan cũng được vận dụng như một công cụ quản nhân sự hiện đại với một vài điều chỉnh về đối tượng và được mang tên ―phương pháp phản hồi 360 độ. Có thể mô tả ngắn gọn như sau.

Phương pháp phản hồi 360 độ là phương pháp đánh giá dựa trên ý kiến phản hồi từ nhiều hướng khác nhau, từ các nhân viên thuộc các nhóm khác, sếp trực tiếp, nhân viên thuộc cấp, thành viên ban giám đốc đến khách hàng và nhà cung cấp… 

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để thu thập những thông tin liên quan đến các khía cạnh khó đo lường trong cách thực hiện công việc (cách ứng xử, hành vi lãnh đạo, v.v.). 

Phương pháp này giúp người quản nhận được thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau về các hành vi của một người tại nơi làm việc. 

Các đối tượng hữu quan

Về mặt nguyên tắc, trong phương pháp này những người được hỏi là các ―đối tượng hữu quan của một người. Ý kiến phản hồi của họ là thể hiện những mong muốn/ vọng của những người hữu quan đối với một cá nhân.

Tham khảo:   Vốn ngắn hạn (Short-term capital) là gì? Chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn

Các đối tượng hữu quan trong phương pháp phản hồi 360 độ

Lợi ích

Nếu được thực hiện đúng cách, đúng qui trình, phương pháp phản hồi 360 độ có thể mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp:

– Phản hồi từ đồng nghiệp – Đa số mọi người cho ý kiến nhận xét thường cảm thấy không thoải mái khi phải đưa ra ý kiến nhận xét về một người khác. Họ càng không muốn xúc phạm hay làm buồn lòng đồng nghiệp bằng những nhận xét tiêu cực. 

Phản hồi 360 độ có thể giải quyết những e ngại trên thông qua việc cung cấp một phương thức an toàn với tính chất ẩn danh và bảo mật để mọi người có thể nêu lên ý kiến chân thành của mình về cách thức làm việc của đồng nghiệp.

– Phản hồi từ nhiều nguồn –Phản hồi từ một người, dù người đó là cấp trên, cũng không tránh khỏi tính phiến diện. 

Phản hồi cần phải mang tính toàn diện và đáng tin cậy để có thể giúp người nhận phản hồi vượt qua trở ngại tâm để thay đổi cách cư xử và hành vi theo chiều hướng tích cực hơn nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc và trong giao tiếp với những người xung quanh. 

Tham khảo:   Tổ chức sự kiện (Event management) là gì?

Vì thế, phản hồi thường xuyên và liên tục từ nhiều nguồn khác nhau luôn luôn mang lại hiệu quả cao hơn.

– Thông tin khách quan về các năng mềm – Kết quả khảo sát theo phương pháp phản hồi 360 độ được tổng hợp từ nhiều nguồn ý kiến khác nhau và tập trung vào những khía cạnh chi tiết của hành vi ứng xử nên có thể bảo đảm cung cấp những thông tin về năng, năng lực và thái độ của người được nhận xét liên quan đến công việc.

– Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân – Nguồn thông tin khách quan và phong phú mà phản hồi 360 độ cung cấp có thể giúp các cá nhân thấy rõ những điểm mạnh cũng như điểm cần hoàn thiện của bản thân để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển tương ứng.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo