22. Quản trị kinh doanh

Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 là gì?

Hình minh họa (Nguồn: indiamart)

Tiêu chuẩn ISO 26000:2010

Khái niệm

Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 hay Tiêu chuẩn hướng dẫn về trách nhiệm xã hội có tên tiếng Anh là: ISO 26000:2010 Guidance on social responsibility.

Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 là tiêu chuẩn cung cấp những hướng dẫn thay vì yêu cầu, do đó, tiêu chuẩn này không thể được nhằm mục đích cũng như không thích hợp cho mục đích chứng nhận, điều này không giống như một số tiêu chuẩn ISO nổi tiếng khác. 

Thay vào đó, tiêu chuẩn này giúp làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, giúp các doanh nghiệp và tổ chức chuyển các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên toàn cầu. Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các loại hình tổ chức bất kể hoạt động, qui mô hoặc vị thế.

Tiêu chuẩn được đưa ra vào năm 2010 sau năm năm đàm phán giữa nhiều bên liên quan khác nhau trên toàn thế giới. 

Đại diện của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, ngành công nghiệp, các nhóm người tiêu dùng và các tổ chức lao động trên khắp thế giới đã tham gia vào sự phát triển của tiêu chuẩn này, điều đó thể hiện sự đồng thuận quốc tế.

Tham khảo:   Hợp đồng thuê mua (Hire Purchase Agreement) là gì? Đặc điểm

(Theo International Organization for Standardization)

Tầm quan trọng

Các tổ chức trên toàn thế giới và các bên liên quan ngày càng nhận thức rõ về nhu cầu và lợi ích của hành vi trách nhiệm xã hội. Mục tiêu của trách nhiệm xã hội là đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Hoạt động của tổ chức trong mối quan hệ với xã hội nơi tổ chức hoạt động và tác động của tổ chức tới môi trường đang trở thành một phần quan trọng trong việc đo lường năng lực hoạt động chung và khả năng duy trì hoạt động một cách có hiệu quả của tổ chức đó. 

Điều này phản ánh sự thừa nhận gia tăng về nhu cầu đảm bảo hệ sinh thái lành mạnh, công bằng xã hội và điều hành tổ chức tốt. Về lâu dài, mọi hoạt động của các tổ chức phụ thuộc vào sự lành mạnh của hệ sinh thái thế giới. 

Các tổ chức chịu sự giám sát nhiều hơn của các bên liên quan khác nhau. Nhận thức và thực tiễn hoạt động của một tổ chức về trách nhiệm xã hội, trong số những vấn đề khác, có thể ảnh hưởng đến:

Tham khảo:   Bảo dưỡng hiệu năng (Productive maintenance) là gì?

– lợi thế cạnh tranh của tổ chức;

– danh tiếng của tổ chức;

– khả năng thu hút và giữ chân người lao động hay thành viên, khách hàng hoặc người sử dụng;

– duy trì tinh thần, cam kết và năng suất của người lao động;

– quan điểm của các nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà tài trợ và cộng đồng tài chính; và

– mối quan hệ với các công ty, chính phủ, truyền thông, nhà cung cấp, tổ chức ngang cấp, khách hàng và cộng đồng trong đó tổ chức hoạt động.

(Tài liệu tham khảo: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) về Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo