22. Quản trị kinh doanh

Kĩ năng (Skill) là gì? Phân loại và yêu cầu

Hình minh hoạ (Nguồn: bmi)

Kĩ năng

Khái niệm

Kĩ năng trong tiếng Anh được gọi là Skill.

Kĩ năng là năng lực của con người có thể đưa kiến thức vào thực tế để đạt được kết quả mong muốn với hiệu lực, hiệu quả cao. 

Phân loại

Nhà nghiên cứu của Harvard, Daniel Katz đã phân các kĩ năng cần thiết đối với các nhà quản thành ba nhóm: kĩ năng thuật, kĩ năng con người, và kĩ năng nhận thức.

– Kĩ năng thuật (technical skill)

Kĩ năng thuật là năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn được tiến hành bởi tổ chức với mức độ thành thục nhất định.

– Kĩ năng con người (human skill)

Kĩ năng con người (hay kĩ năng làm việc với con người) là năng lực của một người có thể làm việc trong mối quan hệ hợp tác với những người khác

Nhà quản có kĩ năng làm việc với con người sẽ tham gia tích cực vào công việc của tập thể, tạo ra được một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn, dễ dàng bộc bạch ý kiến và có thể phát huy triệt để tính sáng tạo. 

Họ là những người có ý thức cao về bản thân, có năng lực hiểu và quan tâm đến cảm xúc của những người khác. 

Điều đó liên quan tới khái niệm về trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence – EI), được Daniel Goleman – một học giả và nhà tư vấn định nghĩa như là “năng lực quản bản thân và các mối quan hệ của chúng ta một cách có hiệu lực”.

Tham khảo:   Quyền lực doanh nghiệp (Corporate Power) là gì? Mối liên hệ với quản trị và lãnh đạo

– Kĩ năng nhận thức (conceptual skill)

Kĩ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp.

Tầm quan trọng của các kĩ năng thay đổi theo cấp quản lí

Screen Shot -10-01 at 1

Tầm quan trọng tương đối của các  năng trên có thể thay đổi đối với các cấp khác nhau trong tổ chức. 

Như thể hiện trên hình

– Kĩ năng  thuật có vai trò lớn nhất ở cấp quản cơ sở. Vai trò đó giảm dần đối với cấp quản bậc trung, và có ý nghĩa khá nhỏ đối với cấp cao. 

– Kĩ năng thực hiện các mối quan hệ con người có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cấp quản . Tuy nhiên, đối với nhà quản cấp cơ sở đó là khả năng thiết lập và củng cố mối quan hệ với những người trong phạm vi một nhóm. 

Khi một người đã được đề bạt lên cấp cao hơn trong tổ chức, quan hệ giữa các nhóm trở nên có tầm quan trọng lớn hơn. 

Loại hình quan hệ này không chỉ diễn ra với các bộ phận khác nhau mà còn với các nhóm bên ngoài tổ chức như khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, nhà nước, xã hội… 

– Kĩ năng nhận thức có vai trò nhỏ đối với nhà quản cấp cơ sở; trở nên quan trọng hơn đối với cấp trung; và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cấp cao. 

Nhiều người cho rằng, đối với các tổ chức lớn, các nhà quản cấp cao có thể sử dụng được  năng  thuật của cấp dưới. Ngược lại, ở các tổ chức nhỏ, kinh nghiệm về  thuật có vai trò quan trọng đối với mọi nhà quản , cho dù họ ở cấp cao đi chăng nữa.

Tham khảo:   Mô hình thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action - TRA) là gì?

Yêu cầu

Có thể tổng kết những đòi hỏi về đặc điểm cá nhân đối với các nhà quản bao gồm: 

– Ước muốn làm công việc quản lí: Nhà quản thành đạt có ước muốn mãnh liệt được làm quản lí, có được ảnh hưởng đối với những người khác và thu được kết quả thông qua những cố gắng tập thể của cấp dưới. 

Lòng mong muốn đối với công việc quản lí đòi hỏi sự nỗ lực, thời gian, sức lực và sự kiên nhẫn.

– Nhà quản phải là người có văn hoá: có kiến thức; có thái độ đúng mực đối với những người xung quanh, tạo được ấn tượng tốt, gây được sự chú ý và kính trọng, tỏ ra tự tin trong hành động và lời nói; hành động một cách đúng đắn và có sáng tạo theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

– Có ý chí: chấp nhận rủi ro, có khả năng duy trì công việc trong những điều kiện bất định hoặc không chắc chắn. Chịu được căng thẳng, duy trì được công việc ngay cả khi phải chịu những áp lực nặng nề.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo