22. Quản trị kinh doanh

Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào (Cellular Layout) là gì? Ưu và nhược điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: slideshare)

Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào

Khái niệm

Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào trong tiếng Anh được gọi là cellular layout hay cellular manufacturing.

Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào là các thiết bị và tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều “cell” nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân) được nối kết liền nhau để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một qui trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều “ô” liên tục. 

Theo hình thức bố trí này máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào để có thể sản xuất hoặc chế biến các chi tiết giống nhau hoặc các bộ phận cùng họ có đòi hỏi chế biến tương tự như nhau.

Bố trí theo tế bào bao gồm các yếu tố của cả bố trí theo sản phẩm lẫn bố trí theo quá trình. Bố trí máy móc trong mỗi tế bào sản xuất giống như một dây chuyền lắp ráp nhỏ. Do đó, các thủ tục cân đối dây chuyền có thể được dùng để sắp đặt máy móc trong mỗi ô.

Đặc tính

Bố trí giữa các tế bào sản xuất là bố trí theo quá trình và có các đặc tính sau:

– Qui trình liên tục, dòng di chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang di chuyển đều đặn và hầu như không có sự chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất.

Tham khảo:   Phương pháp tiếp cận quá trình (Process approach) giúp nâng cao năng suất chất lượng là gì?

– Công nhân đa năng, chỉ có một hoặc vài công nhân đứng tại mỗi “ô”, không giống như sản xuất theo lô/mẻ mà trong đó nhiều công nhân cùng làm việc và chịu trách nhiệm trên một công đoạn đơn lẻ, trong mô hình tế bào các công nhân phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một “ô”. 

Vì vậy, mỗi công nhân được huấn luyện thực hiện từng công đoạn trong “ô” đó.

– Các “ô” thường có dạng chữ U, với sản phẩm di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chữ U. Mục đích của cách bố trí này nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đi lại và di chuyển nguyên vật liệu trong một “ô”.

Ưu và nhược điểm

Bố trí theo tế bào có những ưu điểm sau:

– Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên vật liệu giảm

– Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm

– Giảm tồn kho sản phẩm dở dang

– Sử dụng nhân lực tốt hơn

– Dễ kiểm soát

– Dễ tự động hóa

– Tăng cường trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện

– Trách nhiệm về chất lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong một tế bào cụ thể và vì vậy người công nhân không thể đổ lỗi cho các công nhân ở công đoạn trước

Tham khảo:   Chỉ số KPI (Key Performance Indicators) là gì?

Tuy nhiên, bố trí theo hình thức này cũng có nhược điểm, đó là:

– Mức độ sử dụng năng lực sản xuất không cao

– Chi phí đầu tư cho việc chuyển đổi từ các hình thức khác sang bố trí theo tế bào khá lớn

– Chi phí đào tạo công nhân tăng lên

– Vốn đầu tư tăng

Chính vì vậy, nhiều công ty triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn chứ không áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất. 

Ví dụ, các công đoạn sản xuất có qui trình sấy hay nung trong thời gian dài thường không phù hợp cho việc áp dụng mô hình tế bào vì khó liên kết công đoạn này vào qui trình liên tục của dạng tế bào. 

Các nhà máy sản xuất đồ gỗ chủ yếu triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn như cắt xẻ, lắp ráp và hoàn thiện chứ không áp dụng cho công đoạn sấy gỗ hay làm khô sơn.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo