22. Quản trị kinh doanh

Công suất sản xuất (Production capacity) là gì? Phân loại

Hình minh hoạ (Nguồn: smartpm)

Công suất sản xuất

Khái niệm

Công suất sản xuất hay còn gọi là năng lực sản xuất trong tiếng Anh được gọi là production capacity.

Công suất sản xuất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quí, năm…) trong điều kiện xác định.

Công suất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong trường hợp các bộ phận sản xuất sắp xếp theo qui trình công nghệ thì công suất được xác định ở khâu yếu nhất.

Công suất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp , cải tiến quản … thì công suất có thể sẽ thay đổi.

Phân loại

Có nhiều loại công suất khác nhau. Sự phân loại và nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản trị, sử dụng công suất một cách toàn diện và có hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp.

– Công suất thiết kế: là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện đó có thể là:

Tham khảo:   Ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn (Decision Making under Uncertainty) là gì?

+ Máy móc thiết bị hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, không bị hỏng hóc hoặc bị mất điện.

+ Những yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động…

+ Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với chế độ làm việc theo qui định hiện hành.

Đây là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được. Trong thực tế, đôi khi khó có thể đạt được công suất thiết kế. Tuy nhiên, nó có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

– Công suất hiệu quả: là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm/dịch vụ, tuân thủ các các tiêu chuẩn, qui trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng định kì máy móc, thiết bị và cân đối các hoạt động. 

Điều quan trọng là với công suất hiệu quả cho phép doanh nghiệp phấn đấu đạt được mục tiêu chiến lược mong muốn.

Tham khảo:   Thị trường dọc (Vertical Market) là gì? Ưu điểm của thị trường dọc

–  Công suất thực tế: trong thực tế, công suất hiệu quả là công suất mà doanh nghiệp kì vọng đạt được. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc bất thường cho quá trình sản xuất không kiểm soát được, thế là khối lượng sản xuất ra sẽ thấp hơn so với dự kiến mong đợi. 

Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong một ngành thì vấn đề tiêu thụ đầu ra cũng là một nhân tố dẫn đến công suất sản xuất của doanh nghiệp không được như mong muốn… 

Như vậy, khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp đạt được trong thực tế chính là công suất thực tế. Đây là khái niệm được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất trong báo cáo, hạch toán và đánh giá năng lực sản xuất.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo