22. Quản trị kinh doanh

Nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Pngkey)

Nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau

Khái niệm

Nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau trong tiếng Anh tạm dịch là: The one-step-back-one-step-forward traceability principle.

Nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau là cơ sở phải lưu giữ thông tin để đảm bảo khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối đối với một sản phẩm được truy xuất.

Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. (Theo Codex Alimentarius)

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc

Yêu cầu đối với truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản

a) Các cơ sở phải thiêt lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau để đảm bảo khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phôi sản phẩm; 

Tham khảo:   Cơ cấu vốn tối ưu (Optimum capital structure) là gì?

b) Việc truy xuất phải có khả năng thực hiện được thông qua các thông tin đã được lưu giữ, bao gồm cả việc áp dụng hệ thống mã số nhận diện (mã hóa) sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở; 

c) Cơ sở phải lưu giữ và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng xác định: lô hàng sản xuất; lô hàng nhận, cơ sở cung cấp và lô hàng xuất, cơ sở tiếp nhận. 

d) Cơ sở phải có biện pháp phân biệt rõ lô hàng nhận/lô hàng sản xuất/lô hàng xuất để đảm bảo chính xác thông tin cần truy xuất.

Yêu cầu đối với truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản

(Theo Thông tư số 01/VBHN-BNNPTNT Qui định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lí thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn)

1. Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.

Tham khảo:   Quản lí vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management) là gì?

2. Thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở.

3. Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

(Tài liệu tham khảo: Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT Qui định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo