22. Quản trị kinh doanh

Địa vị cá nhân trong nhóm là gì? Cách đạt được địa vị trong nhóm

Hình minh hoạ (Nguồn: dreamstime)

Địa vị cá nhân trong nhóm

Khái niệm

Địa vị cá nhân trong nhóm là sự phân bậc trong phạm vi một nhóm. 

Các cách đạt được địa vị

– Địa vị có thể đạt được một cách chính thức, có nghĩa là, địa vị do tổ chức qui định, thông qua các chức vụ nhất định. Địa vị chính thức thường gắn liền với lợi ích: Lương cao hơn, quyền quyết định nhiều hơn, lịch trình làm việc dễ chịu hơn. Chính điều này tạo ra giá trị của địa vị.

– Ngoài ra địa vị có thể đạt được một cách không chính thức nhờ những đặc điểm cá nhân như trình độ giáo dục, tuổi tác, giới, năng hay kinh nghiệm mà được những người khác trong nhóm đánh giá cao. Địa vị không chính thức cũng quan trọng như địa vị chính thức.

Hiểu biết hành vi

Địa vị là một nhân tố quan trọng trong việc hiểu biết hành vi: Thông thường mọi việc sẽ suôn sẻ hơn nếu như người có địa vị cao hơn giao việc cho người có địa vị thấp hơn. Khi những người có địa vị thấp hơn giao việc cho những người có địa vị cao hơn đã nảy sinh sự xung đột giữa hệ thống địa vị chính thức và địa vị không chính thức. 

Chẳng hạn, khi nhân viên phục vụ bàn chuyển yêu cầu của khách hàng trực tiếp cho người phụ trách bộ phận. Trong trường hợp này người phục vụ địa vị thấp hơn lại đang giao việc cho người có địa vị cao hơn. 

Tham khảo:   Phân tích đối tượng hữu quan (Stakeholder Analysis) là gì?

Chỉ đơn giản làm thêm một cái giá nhôm để móc phiếu ghi yêu cầu vào, người phục vụ bàn sẽ không trực tiếp đưa yêu cầu xuống nữa và người phụ trách quầy sẽ gọi họ khi thấy yêu cầu của khách hàng đã sẵn sàng.

Điều quan trọng là phải làm cho các thành viên nhóm tin rằng thứ bậc địa vị trong nhóm là công bằng để các hành vi được thực hiện theo đúng trật tự qui định. Bất sự bất công nào cũng có thể tạo ra tình trạng mất cân bằng, dẫn đến các loại hành vi không phù hợp. 

Các thành viên trong nhóm luôn mong muốn rằng địa vị mà một cá nhân có được phải tương ứng với những nỗ lực của bản thân người đó. 

Chẳng hạn, Mai và Lan là những người được giới thiệu vào vị trí trưởng phòng của một cơ quan. Nếu như Mai thật sự có khả năng thì đồng nghiệp và bản thân Lan sẽ nhìn nhận việc lựa chọn Mai là công bằng. 

Nhưng nếu Lan được chọn bởi vì cô là con dâu của ông giám đốc chứ không phải vì năng lực vượt trội của bản thân thì đồng nghiệp và Mai sẽ nhận thấy đó là một sự bất công. Sự bất công này có thể dẫn đến các hành vi không tuân thủ yêu cầu của người lãnh đạo mới.

Lợi ích gắn liền với các vị trí chính thức cũng là các nhân tố quan trọng trong việc duy trì sự công bằng. Nếu các thành viên trong nhóm cho rằng có một sự vô giữa vị trí của một cá nhân và lợi ích mà anh ta nhận được thì khi đó đang có sự không tương xứng về địa vị. 

Tham khảo:   Quản lí chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) là gì?

Một số ví dụ về sự không tương xứng là thu nhập của những người lãnh đạo thấp hơn thu nhập của nhân viên. Các nhân viên trông đợi những thứ mà họ nhận được phải xứng với địa vị mà họ đang nắm giữ. Mặc dù thành viên của các nhóm thường nhất trí với nhau về các tiêu chí đánh giá địa vị 

Chẳng hạn các nhà kinh doanh có thể sử dụng thu nhập, tổng giá trị tài sản hay qui mô của các công ty làm nhân tố quyết định địa vị, các quan chức chính phủ lại có thể sử dụng qui mô của cơ quan họ, các nhà nghiên cứu sử dụng số bài viết được xuất bản, công nhân lao động có thể sử dụng số năm công tác, vị trí công việc…

Nhưng xung đột vẫn có thể nảy sinh khi các cá nhân thuyên chuyển giữa các nhóm có các tiêu chí địa vị khác nhau hoặc khi các nhóm được cấu thành bởi các cá nhân có nguồn gốc không đồng nhất.

(Tài liệu tham khảo: Cơ sở của hành vi nhóm, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo