22. Quản trị kinh doanh

Phát triển nguồn nhân lực (Human Resource Development – HRD) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: hcm-jinjer

Phát triển nguồn nhân lực

Khái niệm

Phát triển nguồn nhân lực trong tiếng Anh là Human Resource Development, viết tắt là HRD.

Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có bản chất là nâng cao chất lượng của đội ngũ những người lao động. 

Mục đích của phát triển nguồn nhân lực là làm cho mỗi người lao động trong doanh nghiệp ngày càng tinh thông nghề nghiệp hơn; đảm nhiệm được những công việc hoặc hoạt động ở cương vị cao hơn; đảm nhiệm được những công việc hoặc hoạt động ở cương vị cao hơn, có trọng trách lớn hơn. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực còn phải ngày càng hoàn thiện nhân cách và nâng cao phẩm giá mỗi người lao động hơn. 

Với bản chất đó, phát triển nguồn nhân lực phải bao hàm toàn bộ các hoạt động tạo ra và đảm bảo môi trường làm việc tốt hơn cho mọi người lao động. Đó là hoạt động rất đa dạng song tập trung chủ yếu vào các nội dung sau đây:

– Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động

– Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kĩ năng và khả năng làm việc của từng người lao động

– Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên.

Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động

Đào tạo và đào tạo lại là quá trình tác động có hệ thống nuôi dưỡng và tích lũy kĩ năng lao động nhằm đảm bảo cho người lao động luôn đáp ứng các yêu cầu mới của công việc và của môi trường. 

Ngày nay, khi nền kinh tế hội nhập thế giới biến động rất mạnh thì nhu cầu học tập để cập nhật và nâng cao kiến thức nghề nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy, việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thực hiện rất thường xuyên. 

Tham khảo:   ISO 9000 (International Standardization Organization 9000) là gì? Những triết lí cơ bản

Kĩ năng của người lao động có thể được thể hiện và phát triển qua 4 giai đoạn:

– Người lao động không biết có kĩ năng cụ thể nào đó, đây là giai đoạn mà trình độ kĩ năng của người lao động thấp nhất; lao động được gọi là lao động phổ thông. Tốt nhất và có lợi cho doanh nghiệp nhất nếu không có người lao động nào khi được tuyển dụng còn ở trình độ này. 

– Người lao động không biết có kĩ năng cụ thể nào đó nhưng không thể thực hiện. Ở giai đoạn này, người lao động đã có nhận thức về kĩ năng song chưa biết làm. Thông thường nếu chỉ học xong lí thuyết, có thể người lao động đạt trình độ này. 

– Người lao động biết phải làm gì và khá thuần thục về kĩ năng đó nhưng khó ráp nối. Đây là giai đoạn người lao động đã am hiểu lí thuyết, biết thực hành nhưng chưa thuần thục.

– Giai đoạn kĩ năng tự động, người lao động có thể thao tác rất thuần thục mà không nghĩ đến kĩ năng mà họ đang thể hiện. Đây là giai đoạn cao nhất, người thuần thục công việc. 

Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kĩ năng và khả năng làm việc của từng người lao động

Quan điểm hiện đại phân biệt rõ ràng giữa “thưởng” và phát triển. Người lao động không thể được thưởng bằng vị trí công tác cao hơn. Mỗi người chỉ có thể làm việc phù hợp với năng lực của bản thân họ. 

Theo quan điểm này, việc phát hiện “tiềm năng” phát triển của từng người và nhân cách của họ để chủ động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với vị trí mà họ có thể đảm nhiệm trong tương lai được chú trọng đúng mức. 

Tham khảo:   Mô hình sáng tạo của Osborn (Osborn's creativity model) là gì?

Theo phương pháp hiện đại, chẳng hạn cũng với chức danh giám đốc, dựa vào các báo cáo nhân lực của bộ phận chuyên môn và các kênh thông tin có liên quan, các nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp luôn chú ý tìm kiếm và phát hiện những người có “tố chất” có thể đảm đương cương vị giám đốc trong tương lai, sàng lọc, đánh giá và kiểm tra rất chặt chẽ theo cấc tiêu chuẩn phù hợp với tương lai. 

Sau khi đã tuyển chọn được ứng viên có đủ tư chất làm giám đốc sẽ tổ chức đào tạo ngay từ khi họ còn rất trẻ ở các hình thức thích hợp để họ có đủ kiến thức hiện đại , đón đầu tương lai và bổ nhiệm khi họ có đủ điều kiện cần thiết. Cách này luôn chọn và đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đúng người tài nên đem lại hiệu quả thiết thực, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên

Môi trường làm việc thân thiện là môi trường mà ở đó mọi người lao động đều cảm thấy được thỏa mãn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trước hết phải đảm bảo các điều kiện vật chất – kĩ thuật phù hợp với yêu cầu công việc; các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn,…phải phù hợp với các tiêu chuẩn qui định.

Bên cạnh đó, nhà quản trị nhân lực cần có kiến thức xây dựng môi trường làm việc hợp tác sáng tạo, dân chủ hóa và minh bạch hóa thông tin; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa nhóm mà mỗi người đều sống vì mọi người và mọi người vì một người,…

Tham khảo:   Chia sẻ kì nghỉ (Timeshare) là gì? Các loại hình đầu tư

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo