25. Kế toán - Kiểm toán

Hệ thống chi phí backflush (Backflush Costing) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: Prezi.

Hệ thống chi phí backflush

Khái niệm

Hệ thống chi phí backflush trong tiếng Anh là Backflush Costing.

Hệ thống chi phí backflush là một hệ thống tính giá thành sản phẩm thường được sử dụng trong môi trường tồn kho tức thời (Just-in-time). Nói tóm lại, đây là một phương pháp kế toán ghi lại các chi phí liên quan đến việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ sau khi chúng được sản xuất, hoàn thành hoặc bán.

Chi phí cho việc kết thúc quá trình sản xuất giúp loại bỏ việc theo dõi các chi phí, ví dụ như chi phí nguyên liệu và nhân công, trong suốt quá trình sản xuất, thường vẫn là một tính năng của hệ thống chi phí truyền thống. Hệ thống chi phí backflush cũng thường được gọi là Kế toán backflush.

Đặc điểm Hệ thống chi phí backflush

Tổng chi phí của một hoạt động sản xuất được ghi lại cùng một lúc, vào cuối quá trình. Do đó, các công ty sử dụng hệ thống chi phí backflush sẽ tính toán chi phí của sản phẩm sau khi chúng được bán, hoàn thành hoặc vận chuyển. Để làm điều này, các doanh nghiệp gán phí tiêu chuẩn cho hàng hóa mà họ sản xuất. Đôi khi hai chi phí này sẽ khác nhau, vì vậy cuối cùng các công ty phải ghi nhận sự chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế.

Tham khảo:   Ý kiến kiểm toán ngoại trừ (Qualified opinion) là gì? Đặc trưng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Thông thường, chi phí của sản phẩm được tính trong các giai đoạn khác nhau của chu kì sản xuất. Bằng cách loại bỏ ghi nhận các chi phí trong qui trình sản xuất (Work-in-process), hệ thống chi phí backflush được thiết kế để đơn giản hóa qui trình kế toán và tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp.

Các công ty sử dụng hệ thống chi phí backflush thường đáp ứng 3 điều kiện sau:

– Có chu kì sản xuất ngắn: Công ty không nên sử dụng hệ thống chi phí backflush cho những loại hàng hóa mất nhiều thời gian để sản xuất. Càng mất nhiều thời gian thì việc phân bổ chi phí tiêu chuẩn càng trở nên khó khăn hơn.

– Sản phẩm không được tuỳ chỉnh theo yêu cầu của khách hàng: Hệ thống chi phí backflush không phù hợp với những sản phẩm tuỳ chỉnh vì nó đòi hỏi phải tạo ra một hóa đơn vật liệu duy nhất cho mỗi mặt hàng được sản xuất.

– Mức tồn kho vật liệu thấp hoặc không đổi: Khi hàng tồn kho (hàng hóa thành phẩm do một công ty nắm giữ) ở mức thấp, phần lớn chi phí sản xuất sẽ chảy vào chi phí của hàng hóa bán ra và nó không được ghi nhận như chi phí lưu kho.

Tham khảo:   Chi phí sản xuất kinh doanh (Cost for Production and Business) là gì?

Ưu và nhược điểm của hệ thống chi phí Backflush

Về lí thuyết, hệ thống chi phí Backflush là một phương pháp hợp lí để tránh sự phức tạp liên quan đến việc gán chi phí cho sản phẩm và hàng tồn kho. Không ghi nhận chi phí trong các giai đoạn sản xuất khác nhau cho phép các công ty tiết kiệm thời gian và giảm chi phí của họ.

Tuy nhiên, hệ thống chi phí Backflush cũng khó để thực hiện và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện hệ thống chi phí Backflush thiếu một lộ trình kiểm toán tuần tự và có thể không phải lúc nào cũng tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP).

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo