Quản trị dự án

16 phương pháp quản lý dự án phổ biến

ADAPTIVE PROJECT FRAMEWORK – APF

Chúng ta có thể cải thiện dự án ở bất kỳ giai đoạn nào bằng cách học hỏi kết quả của những giai đoạn trước. Bằng cách xác định mục tiêu dự án và thường xuyên kiểm tra, đánh giá phạm vi dự án, người quản lý dự án đem lại những giá trị cao nhất có thể cho khách hàng của mình.

AGILE

Chúng ta cần thích ứng với sự thay đổi, tận dụng các xu hướng và xây dựng một nhóm năng động thông qua sự cộng tác và linh hoạt trong công việc. Các bên liên quan thường xuyên kiểm tra, đánh giá dự án ở từng giai đoạn để các nhóm có thể thực hiện các điều chỉnh phù hợp, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

BENEFITS REALIZATION

Định nghĩa thành công của dự án là đạt được lợi ích mong muốn. Nếu khách hàng muốn tăng doanh số bán hàng lên 15% và thuê công ty bạn phát triển một phần mềm CRM mới, thì dự án sẽ không hoàn thành cho đến khi doanh số bán hàng tăng lên 15% – ngay cả khi bạn cung cấp sản phẩm/phần mềm mong muốn đúng thời hạn và trong ngân sách.

CRITICAL PATH METHOD – CPM

Phương pháp đường tới hạn – xác định thời gian ngắn nhất để hoàn thành dự án, để bạn có thể điều chỉnh, thay đổi thời hạn. Bằng cách xác định các nhiệm vụ thiết yếu nhất của dự án, bạn có thể ước tính ngày hoàn thành, các yếu tố phụ thuộc, các mốc quan trọng và các sản phẩm sẽ được bàn giao. Đồng thời, so sánh những gì nên xảy ra với những gì đang diễn ra hàng ngày.

CRITICAL CHAIN PROJECT MANAGEMENT – CCPM

Phương pháp chuỗi tới hạn – chúng ta có thể tránh việc trễ tiến độ của dự án bằng cách xác định “chuỗi quan trọng” của các nhiệm vụ, xem xét nguồn lực sẵn có và sự phụ thuộc của chúng theo chuỗi nhiệm vụ. Vì được xây dựng dựa trên sự sẵn có của nguồn lực nên tiến độ dự án có thể dài hơn, tuy nhiên lại giúp chúng ta hạn chế việc trễ một số deadlines quan trọng.

Tham khảo:   Quản lý rủi ro dự án - Project Risk Management

EVENT CHAIN METHODOLOGY – ECM

Phương pháp chuỗi sự kiện – giúp nhận biết và lập kế hoạch cho những rủi ro tiềm ẩn. Phân tích Monte Carlo và Sơ đồ chuỗi sự kiện giúp xác định khả năng xảy ra của một số rủi ro nhất định và tác động tiềm ẩn của chúng. Chúng ta cần hình dung được mối quan hệ giữa các sự kiện bên ngoài và những nhiệm vụ của dự án từ đó giúp tạo ra các kế hoạch thực tế.

EXTREME PROGRAMMING – XP

Xây dựng tính năng với chu kỳ ngắn, phát hành thường xuyên và trao đổi thông tin cởi mở với các bên liên quan. Các nhóm tập trung vào sự cộng tác và tính hiệu quả công việc, viết các đoạn mã đơn giản nhất có thể để xây dựng tính năng mong muốn cho phần mềm, duy trì tốc độ làm việc bền vững (cân bằng) và tránh bàn giao sản phẩm kém chất lượng.

LEAN

Mang lại công việc có giá trị cao, chất lượng cao với ít nhân lực, tiền bạc và thời gian. Lean cắt giảm lãng phí bằng cách loại bỏ các điểm nghẽn khi làm việc, tập trung vào tạo ra giá trị cho khách hàng và liên tục cải tiến các quy trình. Sử dụng Lean để cắt giảm ngân sách, đáp ứng thời hạn nhanh chóng và đạt được kết quả cao với nhóm có quy mô nhỏ.

KANBAN

Nếu dòng chảy công việc liên tục và yêu cầu cho ra dòng sản phẩm chậm nhưng ổn định là ưu tiên chính của dự án, thì Kanban chính là điều bạn cần. Người quản lý dự án thường sử dụng bảng hoặc sticky notes để thể hiện tiến độ, giúp phát hiện ra các vấn đề của quy trình. Bằng cách hiểu được thời gian bị lãng phí ở khâu nào, các nhóm có thể cải thiện năng suất một cách tối ưu nhất.

SIX SIGMA

Cải thiện quy trình và chất lượng sản phẩm bằng cách giảm sai/lỗi xuất hiện trên sản phẩm. “Six sigma” có nghĩa là 99,99966% sản phẩm được tạo ra là không có lỗi. Bằng cách kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất, bạn có thể tìm thấy những cải tiến khả thi ngay cả trước khi xuất hiện các lỗi.

Tham khảo:   Project documents là gì? Danh sách các loại Tài liệu dự án?

LEAN SIX SIGMA

Kết hợp sự hiệu quả của Lean với sự cải tiến quy trình dựa trên số liệu thống kê của Six Sigma. Bằng cách xác định cách thức công việc thực sự được hoàn thành như thế nào, các nhóm loại bỏ được sự lãng phí và tập trung vào việc mang lại giá trị cao nhất có thể cho khách hàng.

PROJECTS INTEGRATING SUSTAINABLE METHODS – PRISM

Kết hợp lập kế hoạch dự án với các cách đo lường mức độ bền vững của môi trường. Muốn dự án đạt chuẩn “xanh”? PRiSM là dành cho bạn. PRiSM điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội, có thể củng cố danh tiếng của công ty, giúp giảm bớt năng lượng tiêu thụ, quản lý lãng phí và chi phí phân phối, tất cả đồng thời làm giảm tác động đến môi trường.

PROJECTS IN CONTROLLED ENVIRONMENTS – PRINCE2

Đảm bảo rằng mọi dự án đều có mục đích rõ ràng và sẽ mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Bắt đầu lập kế hoạch bằng việc xác định rõ ràng nhu cầu, khách hàng mục tiêu, lợi ích thực tế và đánh giá chi phí chính xác.

PROCESS-BASED PROJECT MANAGEMENT

Đảm bảo mọi dự án đều thực hiện vì sứ mệnh của tổ chức. Trước khi bắt đầu, kế hoạch dự án được phân tích để xem liệu nó có phù hợp với sứ mệnh tổ chức hay không; nếu không, tất cả các chiến lược và mục tiêu đều phải được điều chỉnh. Mọi hành động đều giúp nâng cao giá trị cho tầm nhìn chiến lược của tổ chức.

SCRUM

Nhấn mạnh vào năng suất, sự tập trung và cộng tác để các nhóm có thể nhanh chóng xây dựng các sản phẩm chất lượng cao và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi. Các nhóm làm việc trong các Sprint ngắn (1 – 4 tuần) để đạt hiệu quả tối đa, ngoài ra, họ có thể thử nghiệm các lần lặp mới một cách nhanh chóng và sửa lỗi ngay lập tức.

WATERFALL

Chia nhỏ dự án thành một loạt các nhiệm vụ tuần tự. Với các mục tiêu được xác định rõ ràng và kế hoạch đã định, các nhóm thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự, hoàn thành từng nhiệm vụ trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Và kế hoạch chi tiết yêu cầu độ chính xác cao về thời gian và ngân sách của dự án.

Tham khảo:   Quản lý sự thay đổi hiệu quả hơn chỉ với 3 bước

Kiến thức chuyển ngữ bởi Masterskills (PMP, PMI-ATP Instructor)

Tổng hợp bởi Wrike.comReferences: about.com, brighthubpm.com, intaver.com, my-project-management-expert.com, pmkb.com, projectmanagement.com, projectsmart.co.uk, sixsigmaonline.com, tutorialspoint.com, wikipedia.org

 

Bản tuyên ngôn Agile và lịch sử hình thành Agile

12 nguyên tắc của Agile

Trong dự án Agile, công việc ước tính có thật sự cần thiết?

Quản lý dự án với Scrum

Scrum of scrums

User stories – công cụ lên kế hoạch của Agile

Story Points – công cụ ước lượng của Agile

Velocity – công cụ đo lường tốc độ hoàn thành công việc của nhóm Agile

Story Map – Lập kế hoạch tổng quát trong Agile

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo