Kỹ năng giao tiếp & Ứng xử, Kỹ năng lắng nghe & Đặt câu hỏi

9 Bước Để Lắng Nghe Hiệu Quả, Đặc Biệt Là Thấu Hiểu Người Khác – Được Khuyên Bởi Forbes

Trong thế giới công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, giao tiếp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thế nhưng thời gian chúng ta dành ra để lắng nghe người khác lại ngày càng ít đi. Giờ đây sự lắng nghe thật tâm ở mỗi người đã trở thành một món quà quý giá – món quà thời gian.

Nói một cách thực tế thì, kỹ năng lắng nghe có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của bạn, mà bạn không hề hay biết. Chủ đề này sẽ nói về việc nó liên quan như thế nào đến kết quả thi ngoại ngữ của bạn. Trong phòng thi, lắng nghe có thể giúp bạn phạm ít lỗi và ít phí phạm thời gian hơn. Ở nhà, nó giúp việc tự học IELTS của bạn hiệu quả hơn, khiến bạn trở nên khéo léo, tự tin vào bản thân hơn sau một thời gian luyện tập. Mời bạn cùng xem qua 9 bước (P1) để biến kỹ năng lắng nghe trong bài báo này thành khả năng của bạn.

Bước 1: Đối mặt với người nói và duy trì tiếp xúc bằng mắt

Nói chuyện với một người trong khi họ đang đưa mắt nhìn căn phòng, nghiên cứu màn hình vi tính hay mơ màng ngoài cửa sổ cũng giống như cố gắng đánh trúng mục tiêu di động vậy. Bạn lấy được bao nhiêu phần trăm sự chú ý của người đó cơ chứ? Năm mươi phần trăm? Năm phần trăm?

Trong văn hóa các nước phương Tây, tiếp xúc bằng mắt được xem là yếu tố cơ bản để giao tiếp hiệu quả. Khi nói chuyện, chúng ta nhìn vào mắt nhau. Điều này không có nghĩa là bạn không thể thực hiện một cuộc đối thoại từ bên kia căn phòng, hay ở trong phòng khác, nhưng nếu cuộc đối thoại kéo dài, bạn đến một thời điểm nào đó cũng sẽ đứng dậy và di chuyển. Thể hiện được mong muốn giao tiếp bằng cách nghiêng người về phía giám khảo sẽ khiến phần thi của bạn gần như thành một buổi nói chuyện thân mật.

Nhìn vào họ, thậm chí cả khi họ không thèm nhìn bạn. Bỏ qua cho họ đi, tạm thời cái bạn cần tập trung trước là lấy được sự tập trung của họ.

Bước 2: Luôn lưu tâm, nhưng phải thoải mái

Bây giờ bạn đã có thể tiếp xúc bằng mắt được rồi, thư giãn nào. Bạn không phải nhìn chằm chặp vào người khác như vậy đâu. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn chỗ khác và tiếp tục câu chuyện một cách bình thường. Điều quan trọng là phải trở nên chú ý tập trung vào câu chuyện đó. Từ điển có viết rằng “tham gia (attend)” vào cuộc nói chuyện với một người khác nghĩa là:

  • Có mặt
  • Thể hiện sự quan tâm
  • Chú tâm và điều chỉnh bản thân
  • Tập trung chú ý
  • Luôn sẵn sàng phản hồi

Hãy cố gắng đừng để bị phân tâm bởi những thứ như tiếng ồn hay các hoạt động bên ngoài. Ngoài ra, việc bạn chú ý quá nhiều đến giọng nói và cách diễn đạt của người đối diện có thể làm chính bạn mất tập trung vào nội dung cuộc đối thoại. Giữ sự tập trung và một cái đầu mở. Đọc tiếp nào nếu bạn muốn hiểu tại sao.

Bước 3: Hãy để tâm trí rộng mở

Lắng nghe mà không đánh giá hay âm thầm chỉ trích những điều mà người đối diện nói. Nếu những điều họ nói làm bạn hoảng loạn, thì bạn cứ hoảng loạn ra mặt đi, nhất là không vội vàng kết luận. Hãy nhớ rằng người nói đang sử dụng ngôn từ để bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc bên trong họ. Bạn không biết rằng những suy nghĩ và cảm xúc kia là gì và con đường duy nhất để thấu hiểu nó là chỉ lắng nghe thôi.

Tham khảo:   Quy trình và phương pháp giúp bạn lắng nghe hiệu quả

Đừng có giành hết lời của người khác nhé. Phần thi nói là dành cho bạn, nhưng tôi đã nói rồi, Speaking là phần thi về cuộc đối thoại, không phải độc thoại. Cố gắng giữ bình tĩnh khi trình bày ý tưởng của mình, dù bạn biết rằng nó rất sáng tạo và nếu không nói ngay thì bạn có thể sẽ quên ngay sau đó. Điều này thường khiến giám khảo rời xa cuộc đối thoại hơn, vì bạn ta đang theo dòng suy nghĩ của mình mà chẳng cần biết người đối diện đang cố truyền tải điều gì. Đừng để cuộc nói chuyện đi điếm điểm mà người ngồi đối diện phải nói với bạn rằng “Cậu muốn nói chuyện một mình hay tôi nói?”.

Bước 4: Lắng nghe câu chữ và cố gắng mường tượng hình ảnh mà người nói đang đề cập

Cho phép tâm trí của bạn tạo ra hình mẫu thông tin có thể được giao tiếp. Dù là một bức tranh chân thực hay sắp xếp các ý tưởng phôi thai, não của bạn sẽ làm những công việc cần thiết để bản thân tập trung, với các giác quan được nâng cao hết công suất. Khi nghe cái gì đó kéo dài, hãy tập trung và đặc biệt là các từ khóa và các cụm từ.

Việc ngắt lời gửi đi một vài thông điệp với người đối diện. Giống kiểu như thế này:

  • “Tôi quan trọng hơn bạn”
  • “Điều tôi sắp nói tới đây thú vị hơn, chính xác hơn và thích hợp hơn bạn.”
  • “Tôi chẳng quan tâm bạn nói gì đâu.”
  • “Tôi chẳng có thời gian cho ý kiến của bạn.”
  • “Đây không phải là một cuộc đối thoại, mà là một cuộc thi, và tôi sẽ là người giành chiến thắng.”

Cuối cùng, tập trung vào những gì đang được nói, thậm chí nó có vẻ chán đối với bạn. Nếu suy nghĩ của bạn bắt đầu lang thang đi đâu đó thì ngay lập tức phải buộc nó trở về vị trí cũ ngay.

Khi lắng nghe một ai đó nói về một vấn đề, hãy kiềm chế bản thân trong việc đưa ra các giải pháp. Dù sao hầu hết chúng tôi cũng chẳng cần giải pháp của bạn đâu. Nếu cần, chúng tôi sẽ hỏi thôi. Mọi người hầu như thích tự tìm kiếm giải pháp cho bản thân hơn. Nhưng họ lại cần bạn lắng nghe và chỉ cần cảm thấy được lắng nghe. Ở đâu đó bên trong bạn, nếu thực sự rất muốn tuôn ra hàng đống ý tưởng xuất sắc, thì ít nhất bạn hãy hỏi ý kiến người nói đã. Hãy hỏi “Bạn có muốn nghe ý kiến của tôi không?” trước khi bắt đầu trình bày ý tưởng của mình.

Bước 5: Chờ đến khi giám khảo dừng lại trước khi bắt đầu nói

Khi bạn không hiểu gì đó, đương nhiên bạn sẽ cần hỏi người nói giải thích lại. Nhưng thay vì làm gián đoạn mạch nói của họ, hãy chờ đến khi họ dừng lại. Sau đó nói gì đó kiểu như, “Về ý lúc nãy, tôi không hiểu ý anh/chị cho lắm…”, hoặc bạn có thể bảo rằng là” Vậy ý của anh/chị là phải … phải không? Nếu bạn lặp lại sai hoặc thiếu ý gì đó, giám khảo sẽ chỉnh cho bạn.

Tham khảo:   22 Mẹo tâm lý cực hay giúp bạn trở thành người giỏi giao tiếp, cuộc sống thành công viên mãn

Đây cũng là một cách để gây ấn tượng với họ, rằng bạn là một người cẩn thận và rõ ràng trong cách trình bày ý tưởng.

Bước 6: Tránh chuyển trọng tâm câu chuyện bằng các câu hỏi lệch chủ đề

Vào bữa trưa, một đồng nghiệp đang rất hào hứng kể cho bạn nghe về chuyến đi chơi tới Vermont của cô ấy và tất cả những điều tuyệt vời mà cô ấy làm và thấy. Trong cái lịch trình dài dằng dặc ấy, cô ấy có nói mình đã đi thăm một người bạn chung của cả hai người. Sau đó bạn nhảy bổ vào hỏi “Ồ, tôi đã lâu lắm rồi chưa nghe về Alice. Cô ấy thế nào?” và cứ thế, cuộc bàn luận về chuyến đi chơi chuyển sang Alice và cuộc ly hôn của cô ấy, rồi đến lũ trẻ tội nghiệp làm câu chuyện lan man qua luật chăm sóc trẻ em, và trước khi bạn nhận ra thì một tiếng đồng hồ đã trôi qua và Vermont đã trở thành dĩ vãng.

Sự xúc phạm khi đối thoại này lúc nào cũng xảy ra. Câu hỏi của chúng ta dẫn người ta theo hướng chẳng liên quan gì đến chuyện họ nghĩ là sẽ nói cả. Thỉnh thoảng chúng ta có thể lội ngược về câu chuyện kia, nhưng thường là chẳng làm được.

Khi bạn để ý rằng câu hỏi của bạn đã đưa người ta đi “trật đường ray”, hãy chịu trách nhiệm đưa cuộc trò chuyện trở về đúng đường đi của nó bằng cách nói gì đó đại loại như, “Thật tuyệt khi nghe tin về Alice, nhưng hãy kể tôi nghe thêm về chuyến phiêu lưu của chị ở Vermont đi.”

Bước 7: Cố gắng cảm nhận cảm xúc của người trong cuộc trò chuyện với bạn

Nếu bạn thấy buồn khi người bạn đang nói chuyện cùng bộc lộ sự buồn bã, hay vui vẻ, sợ hãi – và chuyển tải những cảm xúc của bạn bằng biểu cảm gương mặt hay từ ngữ – thì có thể tin chắc rằng bạn là người lắng nghe tuyệt vời. Sự thấu cảm là trái tim và tâm hồn của việc lắng nghe câu chuyện của người khác.

Đây không phải là một chuyện dễ dàng. Nó tốn rất nhiều năng lượng và sự tập trung. Nhưng đây là một hành động rất hữu ích làm cuộc đối thoại trở nên trơn tru theo cách mà bạn không thể ngờ được.

Bước 8: Phản hồi với người nói

Thể hiện rằng bạn hiểu câu chuyện của người nói bằng cách đáp lại câu chuyện của họ. Nếu cảm xúc người nói đang được che giấu hay không rõ ràng, thỉnh thoảng bạn nên diễn giải đồng nghĩa với nội dung thông điệp. Hay chỉ cần gật đầu và thể hiện sự thấu hiểu thông qua biểu cảm gương mặt phù hợp và “hmmm” hay “uh huh” những khi thích hợp.

Ý tưởng đưa ra ở đây là cho người nói thấy là bạn vẫn đang nghe, và rằng bạn vẫn đang theo kịp suy nghĩ của họ – chứ không đắm chìm trong thế giới riêng của mình khi họ thì đang nói. Khi bạn thực hiện nhiệm vụ của mình, dù là ở nhà hay nới làm việc, luôn xác nhận lại hướng dẫn và yêu cầu để chắc rằng bạn hiểu đúng.

Tham khảo:   Những sai lầm trong giao tiếp

Bước 9: Chú ý đến những tín hiệu phi ngôn ngữ

Ngoại trừ email ra thì, đa phần các loại hình giao tiếp trực tiếp có lẽ đều không cần lời nói. Chúng ta lượm lặt một lượng lớn thông tin từ người khác mà không nói lời nào cả. Thậm chí qua điệm thoại, bạn có thể biết được gần như tất cả về một người qua âm sắc và nhịp điệp trong giọng nói của họ hơn là từ những gì họ nói.

Nói chuyện mặt đối mặt với giám khảo, bạn có thể phát hiện rất nhanh sự vui thú, chán chường, hay bực bội biểu hiện ở xung quanh đôi mắt, khuôn miệng, hay độ nghiêng của vai. Đó là những đầu mối mà bạn không thể bỏ qua, chú ý đến những chi tiết này giúp bạn xác định được câu chuyện của bạn đang ở đau trong đầu giám khảo, từ đó điều chỉnh xúc tiến câu chuyện theo hướng phù hợp.

Bài tập cho kỹ năng lắng nghe: tổng kết, tổng kết và tổng kết!

Thử tập luyện theo tôi nói nhé! Trong vòng ít nhất 1 tuần, vào mỗi cuối cuộc trò chuyện mà bạn chuyển tải xong thông điệp của hai bên, hãy kết thúc bằng một câu nói tổng kết vấn đề. Trong các cuộc đối thoại dẫn đến sự thỏa hiệp những giao ước trong tương lai hay các hoạt động, câu tổng kết sẽ không chỉ xác nhận lại thông tin đó, mà còn khiến cuộc nói chuyện rất tự nhiên nữa. Trong các cuộc đối thoại mà không bao gồm sự thỏa hiệp, nếu cảm thấy tổng kết lại thật kỳ cục thì bạn chỉ cần giải thích là bạn chỉ đang tập luyện mà thôi.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo