Kỹ năng giao tiếp & Ứng xử, Kỹ năng lắng nghe & Đặt câu hỏi

Bí quyết để trở thành người “biết lắng nghe”

Còn gì vui hơn khi bạn luôn tạo được một cuộc trò chuyện thành công bất kể với bất cứ ai, bạn bè, người thân, đối tác, thậm chí là sếp của bạn? Có nhiều yếu tố để làm nên một cuộc đối thoại hiệu quả, và một trong những điều quan trọng nhất đó chính là “sự lắng nghe”.

Một bài báo gần đây trên Harvard Business Review chứng tỏ rằng, những người lắng nghe tốt thường có khả năng biểu cảm sự quan tâm chú ý trên khuôn mặt. Họ kiệm lời nhưng biết nói khi nào cần thiết. Hãy cùng xem bí quyết để trở thành người biết lắng nghe là gì ngay sau đây và học hỏi nhé:

1. Không làm gián đoạn liên tục trong cuộc nói chuyện

Ngắt lời người khác, phá hỏng dòng suy nghĩ của người đối diện thường khiến họ cảm thấy chúng ta thiếu tôn trọng. Nếu như bạn có ý định ngắt lời người đối diện, hãy tự hỏi xem liệu mình có phải đang làm gián đoạn một cách tích cực, như động viên, diễn đạt ý người đối thoại rõ ràng hơn, tạo ra sự tương tác hiệu quả không? Nếu như những gián đoạn bạn gây ra khiến cho người nói phân tâm, tạo không khí cạnh tranh, căng thẳng thì hoàn toàn không nên.

Đừng ngắt lời người khác nhiều lần trong một cuộc hội thoại/ Stock Photo

2. Hội thoại như một bản nhạc

Đó là một sự so sánh dễ chịu khi nói về các cuộc hội thoại. Bạn là nhạc công và người giao tiếp với bạn cũng đang dùng nhạc cụ của riêng mình. Bản nhạc mà hai bạn tạo ra có hài hòa không? Hay chỉ có âm thanh của riêng mình bạn? Bản nhạc giao hưởng sẽ không hay khi cả dàn nhạc chỉ có một nhạc công. Hãy học cách nhường lời cho người khác.

Tham khảo:   22 Mẹo tâm lý cực hay giúp bạn trở thành người giỏi giao tiếp, cuộc sống thành công viên mãn

3. Làm rõ mục đích của cuộc trò chuyện

Một cuộc trò chuyện có thể nhằm tìm kiếm lời khuyên, hoặc trò chuyện để phân tích tình huống, bày tỏ quan điểm. Nếu như muốn trở thành người biết lắng nghe, chúng ta cần học cách hiểu được mục đích nói của người đối diện. Hãy tìm kiếm những dấu hiệu và chỉ dẫn về những gì người khác muốn nói. Và thay vì tập trung vào những yếu tố lan man, dài dòng của câu chuyện, hãy luôn tập trung nghe những vấn đề chính để cuộc hội thoại diễn ra hiệu quả.

4. Luôn đồng cảm với người nói

Đồng cảm với ai đó không chỉ đơn thuần là nói với họ rằng “Tôi biết bạn cảm thấy gì”. Đi guốc trong bụng người khác cũng không phải là đồng cảm. Đồng cảm là luôn chú ý đến cảm xúc của người nói, truyền tải những kinh nghiệm của bản thân trong trạng thái cảm xúc tương tự. Càng đồng cảm, chúng ta càng lắng nghe hiệu quả hơn, bởi lúc này, không phải là 2 người đang nói chuyện với nhau mà là như đã hòa chung suy nghĩ thành một.

5. Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi không chỉ khiến cho người nói dễ dàng bày tỏ quan điểm, cảm xúc hơn mà còn khiến họ cảm thấy được quan tâm. Những câu hỏi mang tính gợi mở như “Vậy khi đó bạn cảm thấy như thế nào?”, “Bạn định làm gì tiếp theo”, … khiến cho mạch trò chuyện trở nên rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn.

Khi một người A nào đó nói về chuyến nghỉ mát của mình với một người B ích kỷ và không biết lắng nghe, người B sẽ nhanh chóng cướp lời để khoe khoang về chuyến đi của chính mình. Trong khi đó, một người C biết lắng nghe sẽ khuyến khích người A bằng những câu hỏi cung cấp thêm thông tin chi tiết của chuyến đi – Ai, khi nào, ở đâu…

Tham khảo:   13 Ngôn ngữ cơ thể bạn cần hiểu rõ khi giao tiếp

Những câu hỏi được đưa ra đúng lúc đúng chỗ sẽ là công cụ hiệu quả để thể hiện rằng chúng ta đang lắng nghe và quan tâm tới người đối thoại.

6. Duy trì giao tiếp bằng mắt

Không còn gì tệ hơn khi đang nói chuyện với một người mà người đó cứ nhìn xung quanh hoặc quan sát một người khác.

Một người từng có vinh dự trò chuyện với tổng thống Bill Clinton đã kể lại rằng, khi ông đang nói chuyện với cựu tổng thống, tỷ phú Bill Gates đã xuất hiện và tiến lại đứng cạnh ông Clinton. Tuy nhiên, Bill Clinton đã không rời ánh mắt khỏi người đang trò chuyện với mình, chỉ đợi tới khi đã kết thúc hội thoại, ánh mắt ông mới hướng về Bill Gates.

Nhu cầu cơ bản của chúng ta đó là được nói, được chia sẻ, cảm thấy được lắng nghe và hiểu bởi một người khác, điều đó làm cho chúng ta cảm thấy mình quan trọng và có giá trị. Giống như bác sỹ Sheldon Cooper trong bộ phim The Big Bang Theory đã nói: “Nếu như bạn không phiền, thì tôi đang rất muốn nói thay vì cứ phải nghe bạn nói như thế này”.

Hãy cho người khác cơ hội được nói về mình, đó là sự tôn trọng/ Stock Photo

Chính vì thế, ngay cả khi đang gặp bất cứ phiền muộn gì như rắc rối với cấp trên, bất mãn với đồng nghiệp, lo lắng vì deadline đang cận kề v.v.., thì bạn cũng hãy bỏ qua tất cả để tập trung vào cuộc trò chuyện. Sự chân thành, tôn trọng người khác chính là chìa khóa giúp bạn trở thành một người “biết lắng nghe” và thay đổi cách bạn tương tác với mọi người.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc