37. Kinh nghiệm việc làm

Những việc cần làm khi bước chân vào năm nhất đại học

Trên thực tế cho thất, nhiều bạn sinh viên khi lần đầu nhập học, xa gia đình, không được bố mẹ chăm sóc, thường cảm thấy rất cô đơn và tủi thân trong khoảng những năm đầu tiên. Tuy nhiên, nếu biết sắp xếp thời gian biểu để học tập và tham gia những hoạt động ngoại khóa thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được an ủi phần nào, ngoài ra khi tham gia những hoạt động này, còn giúp rèn luyện khả năng tự tin, năng động rất cần thiết cho cuộc sống sau này.

1. Tự giải quyết rắc rối

Tự giải quyết rắc rối

Trong lần nhập học đầu tiên chắc chắn bạn không thể tránh được những rắc rối như chuyện học tập, chuyện bạn bè, rồi thì nhà trọ… những chuyện này khiến bạn rơi vào tâm lý hoang mang và sợ hãi, không biết xoay sở như thế nào, lúc này là lúc cuộc sống tự lập của bạn chính thức bắt đầu. Những vấn đề này thường xảy ra với hầu hết sinh viên năm nhất, vậy nên bạn cũng không phải quá lo lắng về điều này, hãy bình tĩnh tháo gỡ khó khăn, và có thể tham khảo ý kiến những người xung quanh hoặc các anh chị khóa trên. Tự mình giải quyết vấn đề bạn sẽ dần trở nên tự tin và trưởng thành hơn đấy!

2. Sử dụng các dịch vụ sinh viên

Tự giải quyết rắc rối

Hiện nay, hầu hết các trường đại học đều trang bị cho sinh viên những dịch vụ miễn phí như thư viện, phòng Internet… để phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập. Ngoài ra ở một số trường còn có dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, dịch vụ tư vấn tâm lý và dịch vụ y tế. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua những dịch vụ miễn phí này, bởi đây là nơi sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình học cũng như những tư vấn bổ ích cho bạn trong quãng đời sinh viên sắp tới.

Tham khảo:   Những mẫu đơn xin việc viết tay hay

3. Chi tiêu hợp lý

Tự giải quyết rắc rối

Đi xa nhà, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự lập tất cả, tự làm chủ cuộc sống của mình, tự chi tiêu. Thế nhưng, có một vấn đề mà hầu hết các bạn sinh viên cũng như tân sinh viên đều gặp phải, đó là chưa biết cách tự làm chủ tài chính của mình, chưa biết cách chi tiêu hợp lý, dẫn đến tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền. Đặc biệt là các bạn gái thường bị hấp dẫn bởi quần áo, phụ kiện… Vậy nên, hằng ngày hãy dành chút ít thời gian để hoạch định lại chi tiêu của mình. Nếu bạn muốn tăng thêm thu nhập thì có thể kiếm một công việc làm thêm khi rảnh.

 

4. Thường xuyên điện thoại về nhà

Tự giải quyết rắc rối

Hầu hết các bậc phụ huynh thường cảm thấy lo lắng khi con cái lần đầu đi học xa. Vậy nên, đừng ham chơi mà quên gọi điện về cho bố mẹ, chắc chắn bố mẹ nào cũng mong muốn nhận được những cuộc điện thoại từ con để phần nào giúp họ an tâm hơn, nó cho họ biết bạn vẫn ổn. Nếu bạn là sinh viên năm 2, 4 mọi thứ sẽ khác, nhưng vì đây là năm đầu tiên bạn bắt đầu một cuộc sống xa nhà nên cha mẹ thật sự rất lo lắng. Họ không biết bạn ăn uống, học hành ra sao… Vậy nên, hãy thường xuyên liên lạc với gia đình nhé các tân sinh viên!

Tham khảo:   Trắc nghiệm hiểu biết chung về văn hóa xã hội P5

5. Cho bạn cùng phòng biết về tiền sử bệnh tật

Nếu bạn ở trong ký túc xá cùng bạn bè, thì hãy kể cho họ biết về tiểu sử bệnh tình mà bạn đang mắc phải – đây là một điều rất cần thiết. Bởi trong một số trường hợp khẩn cấp họ còn biết bạn bị sao để giúp bạn thoát qua cơn nguy hiểm đấy.

6. Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Tự giải quyết rắc rối

Nhiều bạn có thể dễ hòa đồng cùng bạn bè mới, cuộc sống mới, thế nhưng lại có nhiều bạn lại gặp khó khăn trong vấn đề này. Chình vì thế, nhiều bạn sẽ cảm thấy cô đơn trong năm học đầu tiên. Vậy nên, nếu sắp xếp được thời gian hãy cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc này sẽ giúp bạn tự tin hơn, năng động hơn, giúp bạn có thêm những kĩ năng mềm cần thiết. Đồng thời những hoạt động ngoại khóa giúp bạn kết giao thêm nhiều bạn bè mới, tạo mối quan hệ và thể hiện bản thân mình với mọi người. Hãy để cuộc sống sinh viên của bạn trở nên ý nghĩa hơn bằng cách tham gia những hoạt động tập thể cùng bạn bè nhé!

 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo