37. Kinh nghiệm việc làm

Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này!

Khẩu nghiệp là một trong những cái nghiệp nặng nhất của mỗi con người. Hậu quả của khẩu nghiệp thì vô cùng khủng khiếp. Không dương thì âm, sớm hay muộn đều cũng sẽ gặp báo ứng. Chính vì vậy hạn chế tối đa cái nghiệp này, mỗi người chúng ta hãy học cách tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người.

Con người sinh ra ai cũng có một cái miệng, cái miệng này dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người. Thế nhưng, cũng chính cái miệng này, nhiều người lại dùng để nói ra những lời không hay, tạo khẩu nghiệp cho chính mình mà không hề hay biết. Chính vì vậy để tạo phúc cho mình và trừ nghiệp, hãy bắt đầu loại bỏ những khẩu nghiệp sau đây:

1. Ăn không nói có, chuyện có nói không

Ăn không nói có, chuyện có nói không

Ở đời, những kẻ chuyên ăn không nói có, đặt điều dựng chuyện cho người khác thường được xem là hiện thân của ma quỷ, khi chết đi sẽ không được lên thiên đường mà sẽ bị đầy xuống 18 tầng địa ngục. Những người này chính là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn, thị phi trong cuộc sống này.

Bởi vậy mới có câu: “sự thông minh sáng suốt nhất đó chính là sự thật”. Dù bạn có cho rằng lời nói dối vô thưởng vô phạt của mình cũng không hề làm hại đến ai thì sự thật vẫn chỉ có một, chỉ có bạn mới hiểu được rằng bản thân mình vừa nói/làm một điều sai trái với lẽ tự nhiên.

Tham khảo:   10 điều mà chỉ có NỖI ĐAU mới có thể dạy cho bạn

2. Lời nói hung ác

Ăn không nói có, chuyện có nói không

“Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được”. Chính vì vậy, trong từng lời ăn, tiếng nói của mình bạn hãy cẩn trọng để không làm một ai bị đau khổ và mình tránh được cái nghiệp nặng nề.

3. Lời nói đôi chiều

Ăn không nói có, chuyện có nói không

 

Với những người không có chính kiến cá nhân, ăn nói hai lời, gió chiều nào che chiều ấy sẽ là những kẻ chuyên làm mâu thuẫn nội bộ, lợi dụng để vun vén lợi ích cho bản thân. Chính vì vậy, khi gặp những kẻ này, tốt nhất không nên giao lưu, kết bạn để tránh gặp họa cho thân.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần học cho mình khả năng quyết đoán. Biết tự chịu tránh nhiệm về những lời nói cũng như hành động của mình để người người tôn kính.

4. Lời nói thêu dệt

Cổ nhân có câu “một nửa sự thật không phải là sự thật”. Bạn cho rằng mình vẫn nói đúng những gì đã có và chỉ “thêm thắt” một vài tình huống hài hước hay ly kỳ hơn để phiếm chuyện thì cũng đừng nên làm vậy.

Lời nói ra chỉ nên vừa đủ nghe, vừa đủ hiểu và vừa đủ chân thành, chỉ cần truyền đến người sau câu chuyện sẽ trở thành thứ khác. “Tam sao thất bản” cũng là một trong những lỗi lầm mà con người thường vô tình mắc phải.

5. Ăn uống cầu kỳ

Ăn không nói có, chuyện có nói không

Nghe có vẻ lạ, thế nhưng ăn uống cầu kỳ, hoang phí, tiêu tốn tiền bạc và hao tốn công sức cũng chính là một một khẩu nghiệp của con người ở cuộc sống hiện đại. Vậy nên để giữ khẩu nghiệp, chúng ta nên ăn uống tiết kiệm, không nên để thừa và sử dụng những thực phẩm chế biến có lợi, đơn giản.

Tham khảo:   5 lỗi sai cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc và cách sửa

6. Phê bình, khen chê người khác

Từ nhỏ tới lớn, hầu hết chúng ta đều sống trong môi trường phân bua, so sánh và đánh giá của mọi người xung quanh. Khi bé thường so đo với bạn về điểm số, về gia đình, điều kiện sống. Rồi khi lớn lên, đi làm lại so đo với mọi người về mức lương, địa vị… Chính những điều này đã hình thành trong con người chúng ta tâm lý so đo, tính toán cũng như lòng đố kỵ, lâu dần những tính cách này biến thành thói tham lam, mâu thuẫn gây ra những xung đột không đáng có trong cuộc sống này. Muốn tránh được điều này, tốt nhất mỗi người nên tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để cuộc đời được thảnh thơi.

7. Rêu rao tứ chúng

Ăn không nói có, chuyện có nói không

 

Đây có thể được hiểu như là những kẻ nhiều chuyện chuyên đi nói xấu sau lưng người. Con người chúng ta, không ai là hoàn hảo, vậy nên hãy hiểu cho họ, đừng mang những điểm yếu của họ đi phê bình, rêu rao để lấy câu chuyện làm vui cho mình mà những người xung quanh. Nếu thấy họ làm sai, thay vì rêu rao bạn có thể khuyên bảo và nhắc nhở để họ thay đổi. Như vậy bạn đã tránh được khẩu nghiệp rồi đấy.

Bên cạnh 7 khẩu nghiệp trên thì trong kinh, Đức Phật dạy, có 4 hạng người chúng ta cũng nên tránh:

Hãy ghi nhớ rằng, của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại. Người nói lời cao đẹp, yêu thương thì trong tâm luôn cảm thấy thanh thản, bình an và ngược lại.

Tham khảo:   Thủ thuật chọn nền tảng phát triển cho ứng dụng - Application Development Platform
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo