37. Kinh nghiệm việc làm

Cổ nhân đã dạy sáu điều nên tránh, nếu ai làm được ắt sẽ thành công

Từ xa xưa đến nay, những lời cổ nhân dạy chưa bao giờ là sai, nó hoàn toàn đúng với cuộc sống của mỗi chúng ta.

Một ví dụ điển hình đó là thời Bắc Tống có tể tướng Khấu Chuẩn, ông đã làm một bài thơ “Lục Hối” nghĩa là 6 điều hối hận trọng cuộc sống để làm bài học dạy cho con người chúng ta, cách sống và những điều nên tránh để không phải hối hận sau này. Chỉ với 6 câu thơ ngắn ngủi, nhưng nó lại ẩn chứa sâu xa trong đó rất nhiều hàm ý và ý nghĩa sâu thẳm, giúp con người mỗi chúng ta sớm được giác ngộ trí tuệ mà sống lại cuộc sống cho đúng đạo lý làm người. Những đạo lý trong từng câu thơ thật đáng để chúng ta học hỏi sau này.

Lục hối minh

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc
Giàu không cần kiệm, nghèo mới xót xa
Trẻ không hiếu học, già hối đã muộn
Thấy việc không học, cần không có, hối hận khôn nguôi
Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối muộn màng
An không điều dưỡng, đổ bệnh trách ai.

1. “Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc”

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc

Trong văn hóa truyền thống thì quan lại chính là người chăm nom đời sống cho nhân dân, là người phân xử sự việc đúng sai, có chức có quyền, đi đâu cũng được nể trọng chính vì vậy người làm quan phải là người đôn hậu. Để phân biệt cấp tước của người làm quan, người xưa từng có câu “nhìn ăn mặc khắc biết chức quan cao”, quả thực không sai, nhưng dù bất kể là quan cao như thế nào thì “Trên đầu ba thước có thần linh”. Đã làm quan cần phải công tâm, chính trực, lấy dân làm gốc, đừng vì tư lợi cá nhân che mắt mà làm liều, nóng giận vui buồn nhất thời mà bao che sai phạm, nhận hối lộ, xử oan, giết người vô lý, đến khi sự việc bại lộ thì hối tiếc cũng muộn màng.

Tham khảo:   8 điều bạn cần làm trước khi nghỉ việc

2. “Giàu không cần kiệm, nghèo mới xót xa”

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc

Nếu không biết chi tiêu thì cho dù bạn có kiếm được bao nhiêu cũng sẽ xài hết, “miệng ăn núi lở” là câu nói người xưa vẫn dạy. Nếu biết cách thu vén, đầu tư thì từ một số tiền nhỏ bạn sẽ gây dựng được cơ ngơi lớn. Còn nếu chỉ biết sống hưởng thụ và tiêu pha lãng phí xa hoa thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ trở thành kẻ trắng tay. Con người chúng ta, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống từ nghèo khó thành giàu có và ngược lại, thì con người ta có thể suy sụp hoàn toàn. Những người có thói quen sống và tiêu sài hoang phí, xa xỉ thì có muốn tiết kiệm cũng khó mà làm được. Khi đã quá quen với cuộc sống súng túc, đầy đủ, tiêu tiền như nước và giải quyết mọi công việc thì đều dùng tiền. Đến khi gặp khó khăn, thì hầu như tất cả sẽ quay lưng với bạn. Lúc giàu trăm người nâng niu, nhà nhà tôn kính, nay lòng người thay đổi, nhân tình nguội lạnh, chợt nhớ lại những ngày tháng huy hoàng trước kia, hối hận thì cũng đã muộn rồi!

 

3. “Trẻ không hiếu học, già hối đã muộn”

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc

Khi còn trẻ, còn khỏe đầu óc còn nhạy bén, nhanh nhậy, dễ tiếp thu những điều mới để có thể gây dựng tri thức cho cả đời người. Nhưng do lười biếng, ham chơi đến khi tóc đã điểm bạc thì lúc đó hối tiếc cũng đã muộn màng, thời gian không thể nào quay trở lại. Hiện nay rất nhiều bạn trẻ có lối suy nghĩ rằng “Trẻ không chơi, già hối tiếc”, các bạn nghĩ rằng còn trẻ, còn nhiều thời gian nên hãy hưởng thụ cuộc sống trước mắt đã, sau này hãy tính. Các bạn không biết được thời gian không chờ đợi một ai, bạn cứ phung phí thời gian tuổi trẻ rất đáng trân quý, trẻ không cố gắng, già sẽ bi thương.

Tham khảo:   24 bức tranh chứa bài học cuộc sống có thể khiến người người tỉnh ngộ ngay khi xem

4. “Thấy việc không học, cần không có, hối hận khôn nguôi”

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc

Mỗi khi trải qua một chuyện, người ta sẽ khôn ngoan hơn, biết nhìn xa trông rộng, tích lũy thêm được kiến thức. Vì thế trong cuộc sống thực tiễn, hãy luôn giữ tinh thần ham học hỏi, gặp chuyện thì lưu tâm, không hiểu hãy thỉnh giáo các chuyên gia nhân sĩ, bất cứ lúc nào cũng có thể học. Tích lũy kinh nghiệm thực tế, sẽ giúp ta ngày càng thành thục. Con người chỉ có không học hỏi mới là già cỗi.

5. “Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối muộn màng”

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc

 

Sau khi men rượu ngấm vào người, chúng ta thường có biểu hiện nói nhiều, lảm nhảm, không kiểm soát được hành vi của bản thân, trở thành một con người khác hoàn toàn. Bình thường thì là người ít nói, lúc có rượu vào lại trở thành kẻ lắm lời; bình thường thì thương vợ, yêu con khi say thì đánh đập vũ phu… Vì thế mà tai họa từ rượu vô kể, khi tỉnh lại thì đã quá muộn màng, hối tiếc không kịp.

6. “An không điều dưỡng, đổ bệnh trách ai”

Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc

Khi con người ta còn khỏe mạnh chỉ biết lao vào làm việc mà không biết chăm sóc cho bản thân, đến khi bị bệnh thường suy nghĩ lại những chuyện đã qua, rồi lại hối tiếc quãng thời gian khi còn khỏe. Chủ quan, xem thường sức khỏe là một trong những điều mà hầu hết mọi người chúng ta đều làm khiến cho cơ thể dần suy kiệt, rồi đến khi bệnh tật kéo đến chúng ta có cố gắng, ham sống thì cũng đã muộn màng.

Tham khảo:   9 cách để lướt web như 1 hacker
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo