37. Kinh nghiệm việc làm

Chiến tranh và 10 câu chuyện truyền cảm hứng sống

Để bắt đầu, xin trích dẫn lời của một bài hát nổi tiếng về chiến tranh “What is it good for? – Absolutely nothing!” (Chiến tranh có mang lại điều gì tốt đẹp không? – Hoàn toàn không có gì cả!) – War, Edwin Starr. Và bản thân chúng ta, đa phần cũng sẽ đồng ý với điều đó. Chiến tranh mang đến đau thương và sự tàn phá, mang đến điều tệ hại nhất cho nhân loại.

Tuy nhiên trong cảnh mưa bom bão đạn ấy, nhiều câu chuyện đầy ý nghĩa đã xuất hiện không những khích lệ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ trên chiến trường mà còn truyền cảm hứng sống cho cả hậu phương nữa. Đó chính là những câu chuyện truyền cảm hứng nhất từ trước đến nay, là lòng tự nguyện hy sinh, sự can đảm hay những câu chuyện ít được biết đến. Chúng cũng chính là những bài học quý giá nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống không hề vô vọng như chúng ta thường nghĩ.

1. Nhật Bản đã bảo vệ hàng ngàn người Do Thái

Nhật Bản có mối quan tâm đặc biệt đối với quyền lợi của người Do Thái. Những bài diễn văn đả kích chống người Do Thái mà họ nghe thấy ở châu Âu đã khiến người Nhật có ấn tượng rằng người Do Thái sở hữu bí quyết để thống trị chính trị và nền kinh tế. Với hy vọng khai thác sự tinh thông này để họ cũng có thể kiểm soát thế giới, người Nhật tạo điều kiện cho người Do Thái chạy trốn khỏi nơi trú ẩn ở Thượng Hải và vùng lãnh thổ khác mà họ kiểm soát.

Sống đẹp

Hàng ngàn người Do Thái đã chạy trốn khỏi châu Âu ở các khu vực được bảo vệ bởi người Nhật bất chấp phản đối của Đức Quốc Xã. Mặc dù Đức cuối cùng đã thuyết phục Nhật Bản thiết lập một khu người Do Thái ở Thượng Hải, tuy nhiên không hề có sự đói khát hay bị ngược đãi diễn ra ở đó, trái hẳn với những những khu Do Thái ở Châu Âu. Hầu hết những người Do Thái sống trong khu vực mà Nhật Bản kiểm soát đều có một cuộc sống bình yên hơn.

2. Judy – “Tù binh” là động vật duy nhất trong Thế chiến thứ Hai

Một con chó săn thuần chủng của Anh và là linh vật của hải quân hoàng gia – Judy đã cứu nguy rất nhiều tính mạng trong thời gian nó sống tại một trại tù. Tại trại Medan ở Bắc Sumatra, Judy đã đi săn để kiếm thêm thực phẩm cho các tù nhân và thường xuyên ngăn chặn những tên cai ngục trước việc đánh đập họ.

Cũng chính tại trại này, Judy may mắn gặp được người bạn tri kỉ của mình – phi công Frank Williams. Để ngăn các cai ngục trước việc giết chết Judy, Williams cùng một trong những con chó của mình đã bày cách để sở hữu cô chó Judy như một tù binh chiến tranh sau khi mua chuộc các chỉ huy trại bằng cách chuốc rượu no say bọn họ.

Sống đẹp

“Cặp đôi tri kỷ” này bị tách ra một thời gian ngắn vào tháng sáu năm 1944, sau khi một chiếc tàu chở họ tới một trại ở Singapore bị trúng ngư lôi. Judy đã giúp tù nhân sống sót bằng cách mang họ bơi về phía mảnh vỡ trôi nổi. Williams ban đầu chán nản khi nghĩ Judy đã ra đi, tuy nhiên Williams đã gặp lại Judy trong một cuộc hội ngộ xúc động ba ngày sau đó trong một trại tù.

 

Sau chiến tranh, Judy nhận được huy chương anh hùng của quốc gia và sống phần đời còn lại ở bên cạnh Williams.

3. Những “thiên thần” trong trại tập trung Kaufering

Chúng ta biết đến các trại tập trung như là những nơi gắn liền với rất nhiều sự chết chóc và đau đớn mà hầu như không thể tìm được điều gì tốt đẹp ở đó cả. Mặc dù đối mặt với vô vàn bất lợi nhưng bảy đứa trẻ sinh ra trong một trại tập trung đã vượt qua gian khổ một cách khỏe mạnh và bình yên vô sự.

Sống đẹp

Các bà mẹ của chúng đều là phụ nữ Do Thái gốc Hungary bị giam giữ trong một trại phụ trợ ở Kaufering. Họ đã kìm nén nỗi đau để che dấu quá trình mang thai của mình trước sự giám sát của Đức Quốc Xã nhằm tránh bị giết hoặc bị chuyển sang các trại khét tiếng hơn tại Dachau.

Tham khảo:   Top 10 công việc phù hợp nhất với những người nói nhiều

Những đứa trẻ sơ sinh đã được giấu đi một cách cẩn thận và được chăm sóc bởi các tù nhân khác khi mẹ của chúng bị giải đi lao động. Một người phụ nữ Do Thái là người giám sát trại của Đức quốc xã thậm chí còn bị đánh đập dã man sau khi cô mang đến một bếp lò cho khu tập thể của các bà mẹ để giúp họ sống sót qua mùa đông. Đối với những người lính Mỹ sau khi họ giải phóng trại tập trung – đó là một hình ảnh về sức mạnh của sự sống và tình mẫu tử thiêng liêng vượt lên trên những hình ảnh của các tù nhân đã chết hay tiều tụy.

4. Đại úy thủy quân Đức đề nghị trao giải thưởng cho kẻ thù của mình

Đại úy thủy quân người Đức – Helmuth Haye đã nghiêm túc đề nghị trao giải thưởng Victoria Cross (tương đương với Huy chương Danh dự) cho người đồng nhiệm Anh Quốc của mình, thuyền trưởng Gerard Roope.

Sống đẹp

 

Trong suốt giai đoạn mở màn của chiến dịch Na Uy vào tháng 4/1940, thuyền trưởng Haye của Đức cùng con tàu tuần tiêu lớp Admiral Hipper nặng 10.000 tấn của mình đã tình cờ phát hiện ra một tàu khu trục lớp Glowworm của Anh đang giao chiến với hai tàu khu trục của Đức. Chỉ trong vòng vài phút, chiếc tàu tuần dương bắn phá tới tấp vào con tàu khu trục của Anh và khiến nó bốc cháy. Nhận thấy đã đi vào đường cùng, thuyền trưởng Roope của tàu Glowworm đã chuyển hướng và đâm thẳng vào tàu Admiral Hipper.

Hậu quả là tàu khu trục bị chìm và tàu Hipper mất hơn 100 trong số 140 thủy thủ đoàn, trong đó có Roope. Đức khen ngợi người Anh vì “một cuộc chiến đầy dũng cảm”. Helmuth sau đó gửi một bức thư cho người Anh thông qua Hội Chữ thập đỏ, giới thiệu trao tặng giải thưởng Victoria Cross cho Roop. Nước Anh đồng ý và đã trao cho Roope giải thưởng sau khi ông qua đời lúc hòa bình được lập lại.

5. Phi công người Nhật Bản được vinh danh bởi thành phố mà ông ném bom

Là người duy nhất ném bom thành công nước Mỹ trong Thế chiến thứ Hai, phi công Nhật Bản Nobuo Fujita tin rằng người dân ở Brookings tại Oregon sẽ rất căm thù mình. Ông đã thả nhiều tấn bom để đốt cháy rừng của họ trong hai nhiệm vụ riêng biệt để gây chiến với Mỹ vào năm 1942.

Sống đẹp

Khi thành phố mời ông tới thăm 20 năm sau đó, Fujita mang thanh gươm 400 năm tuổi của gia đình ông để có thể tự kết liễu mình nếu người dân ở đó mong muốn như vậy. Tuy nhiên, Fujita không bao giờ phải mổ bụng tự sát (như tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật) – họ đã tỏ ra có thiện chí với ông ấy khi ông vừa hạ cánh xuống sân bay. Vì ấn tượng sâu sắc với sự hiếu khách của người dân nơi đây, Fujita đã đưa thanh kiếm ra xem như một biểu tượng của sự hòa giải.

Fujita đã trở thành một người ủng hộ suốt đời cho tình hữu nghị giữa Mỹ và Nhật Bản, mua sách cho các thư viện địa phương và trả tiền cho chuyến đi đến quê hương của mình. Thành phố bày tỏ tình cảm của mình cho Fujita một lần nữa vào năm 1997, khi họ đã cho phép ông ấy trở thành một công dân danh dự không lâu sau đó trước khi ông qua đời.

6. Bầy chim cánh cụt được an toàn trên bãi đất đầy bom mìn

Không phải tất cả nạn nhân của chiến tranh đều là con người. Dù là một cuộc tấn công quân sự trực diện hay chỉ đơn thuần là kế dương đông kích tây, động vật cũng nằm trong số những nạn nhân của chiến tranh. Nếu có loài sinh vật nào đã từng là nạn nhân của chiến tranh, thì đó chính là những con chim cánh cụt sống ở quần đảo Falkland.

Tham khảo:   Duy trì 6 thói quen này để sống khỏe và ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Sống đẹp

 

Trong cuộc chiến tranh Falklands, những người Argentina đã cho gài rất nhiều mìn ở các đảo để chống lại một cuộc xâm lược của quân đội Anh. Sau chiến tranh, chim cánh cụt xuất hiện rất nhiều tại các bãi mìn và thật bất ngờ khi các bãi mìn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mật độ chim cánh cụt tại nơi cư trú không chính thống như thế này. Đồng thời, các hàng rào ngăn cách bãi mìn cho phép các loài động thực vật hoang dã khác được phục hồi lại từ những tác động của con người như định cư hay chăn thả da súc quá mức trong chăn nuôi.

Mặc dù chính phủ Argentina đã đề nghị gỡ bỏ các bãi mình nhưng các quan chức và người dân của quần đảo đều phản đối, họ tin rằng “Tốt hơn hết là không đùa giỡn với khu bãi mìn”.

7. Phi công xuất sắc Nhật Bản tấn công một máy bay dân sự

Với chiến thuật tấn công thầm lặng tại Trân Châu Cảng thì điều này không hề dễ với các phi công Nhật Bản. Tuy nhiên, phi công xuất sắc Saburo Sakai đã chứng minh điều ngược lại khi ông quyết định kìm bắn một chiếc máy bay dân sự trong một lần xuất kích của mình vào năm 1942 trên đảo Java.

Sống đẹp

Với 64 người đồng đội bị chết, Sakai có thể dễ dàng thổi bay chiếc máy bay đó trên bầu trời (trên thực tế đó là chủ ý ban đầu của ông). Tuy nhiên, khi ông tiến sát để có một cái nhìn gần hơn, ông thấy máy bay có phụ nữ và trẻ em. Ông phát hiện một người phụ nữ giống như một trong những giáo viên của mình ở trường trung học, một người Mỹ và tên bà là Martin.

Thay vì bắn chiếc máy bay, ông ra hiệu cho phi công bay nhanh về phía trước và sau đó nói dối với chỉ huy của mình rằng mục tiêu đã trốn thoát. Khi chiến tranh kết thúc, Sakai tìm kiếm, gặp gỡ những hành khách trên chuyến bay dân sự mà ông đã miễn cho cái chết và ông kết bạn với các phi công Mỹ mà ông đã từng chiến đấu.

8. Hoàn trả lại đồ dùng cá nhân cho vợ sắp cưới của kẻ thù

Không giống như nhiều đồng đội của mình, Erwin Rommel – một trong những chiến thuật gia vĩ đại nhất phục vụ đất nước của ông với sự chuyên nghiệp và lòng nhân hậu đã khắc họa rõ nét người đàn ông trong tác phẩm “Afrikakorps”.

Sống đẹp

Năm 1946, một trong những kỹ sư của ông đã viết một lá thư cảm động gửi đến vị hôn phu của một phi công người Anh để tiết lộ rằng người yêu dấu của cô đã hy sinh một cách vinh quang trên tay của họ trong một trận đánh năm 1941. Người kỹ sư Gernot Knopp, đã viết thư cho Dorothy Bird kể về hoàn cảnh mà vị hôn phu William Ross của cô đã dũng cảm lái máy bay xông vào những khẩu pháo bắn máy bay hạng nặng của địch trong một cuộc công kích vào tàu tiếp nhiên liệu của ông ở miền Đông Libya.
Mặc dù Ross đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ nhưng người Đức luôn ngưỡng mộ lòng dũng cảm của anh và chôn cất anh với nghi thức trọng thể dành cho quân nhân. Knopp không chỉ gửi thư mà còn gửi cả những vật dụng cá nhân của Ross và một bức ảnh về nơi an nghỉ cuối cùng của anh.

Mặc dù Bird đã biết về cái chết của Ross nhưng những chi tiết về khoảnh khắc cuối cùng của vị hôn phu đã khiến cô bớt đau đớn đi hơn rất nhiều lần.

9. Cuộc chiến với những quả bóng tuyết tại trại Confederates

Những xe tải chở đầy tuyết có thể biến hầu hết các cựu chiến binh thiện chiến trở thành những cậu bé ham chơi 10 tuổi. Tận dụng hai đợt tuyết rơi dày, trại Confederates tại Học viện Rappahannock ở ngoại ô Fredericksburg, Virginia đã tổ chức một cuộc chiến bằng tuyết giữa những cựu chiến binh vào tháng Hai năm 1863.

 

Sống đẹp

Cuộc chiến bắt đầu khi Bắc Carolina dưới quyền chỉ huy của tướng Hoke nằm bên cạnh trại vùng Georgian bắn loạn xạ bóng tuyết vào đối thủ. Tại thời điểm này, hầu như mọi người lính tại trại Confederate (10.000 người) tham gia chiến đấu với niềm vui, nỗ lực đánh trả Georgians và buộc những kẻ tấn công phải rút lui.

Tham khảo:   7 lý do vì sao không bao giờ mắc sai lầm chính là sai lầm lớn nhất

Sau đó, những người lính Georgians dưới quyền Đại tá Stiles buộc phải hành quân vào trại Bắc Carolina để chuẩn bị một cuộc phản công. Thật không may cho họ, miền Bắc Carolina đã chuẩn bị rất nhiều bóng tuyết và trút xuống như mưa một cách không hề thương tiếc vào đối thủ của mình. Cuối cùng, Bắc Carolina thắng trận nhưng cho phép tàn quân Georgians quay trở lại trại với lòng khoan dung.

10. Người tù binh đã tha thứ cho kẻ dùng cực hình với mình

Chẳng có gì ngạc nhiên nếu Eric Lomax căm hận Takashi Nagase suốt đời. Sĩ quan người Anh này đã bị bắt tại Singapore vào năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ II, sau đó được gửi đi đày và làm việc ở Miến Điện – đường sắt Siam hẻo lánh. Trong quãng thời gian sống như một tù binh chiến tranh, Lomax phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo của những kẻ cai ngục người Nhật Bản, đặc biệt là khi họ bắt được anh ta cùng với một đài phát thanh tạm thời và một bản đồ.

Sống đẹp

Nagase luôn sống trong tâm trí của Lomax – mặc dù các thông dịch viên chưa bao giờ đọc được điều đó, nỗi sợ hãi về cái chết trong buổi tra tấn ám ảnh ông trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh. Trong thực tế, Lomax đã lên kế hoạch giết Nagase khi hai người gặp lại nhau tại Thái Lan vào năm 1989. Nhưng không, một khoảnh khắc thật sự xúc động đã diễn ra, Lomax tha thứ cho sự ân hận của Nagase và bỗng nhận ra, cũng giống như anh – người đàn ông đó đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ trong chiến tranh.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Nagase trở thành một Phật tử, hỗ trợ Đồng minh trong việc tìm kiếm hài cốt người đã hy sinh và làm bất cứ điều gì để ông có thể chuộc lại tội ác của mình. Ông cũng xây dựng những ngôi chùa Phật giáo, tài trợ cho các trường học ở Thái Lan và trở thành một nhà phê bình gay gắt của quân đội Nhật Bản và gia đình hoàng gia.

Đối với Eric Lomax, tha thứ cho người tra tấn mình khiến ông nhẹ nhõm đi rất nhiều. Như ông đã chia sẻ “Đôi khi, phải ném đi sự căm hận và không cho nó tồn tại nữa”.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo