37. Kinh nghiệm việc làm

Trước khi thuyết trình, hãy dành ra 15 phút để làm những điều này

Trước khi thuyết trình cần làm gì? Bài viết cho bạn biết tất cả những việc cần chuẩn bị trước khi thuyết trình.

Tim đập nhanh, miệng khô, tay ướt mồ hôi, … và bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, bồn chồn, tâm trạng bất an. Đó là những tâm lý chung mà bất kỳ ai cũng gặp phải trước khi thực hiện một buổi thuyết trình nào đó trước đám đông.

Và nếu như sắp có một buổi thuyết trình quan trọng nào đó trước đám đông, hãy dành ra 15 phút để thực hiện những điều này trước khi đứng lên sân khấu thuyết trình, đảm bảo rằng bạn sẽ có một buổi thuyết trình cực kỳ thành công.

thuyết trình

1. Giải quyết các nhu cầu cá nhân

Trước khi bước vào buổi thuyết trình, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn và rất có thể sẽ có cảm giác “muốn đi”. Vì vậy, trước khi chuẩn bị “làm chủ” sân khấu, việc đầu tiên bạn cần làm là giải quyết các nhu cầu cá nhân của mình trước. Chẳng một ai muốn buổi thuyết trình của mình bị gián đoạn bởi những lí do không đâu phải không nào.

2. Đứng trước gương

thuyết trình

“Run” là tâm lý chung của rất nhiều người trước khi đứng thuyết trình trước đám đông. Do đó bạn hãy chuyển đổi và khắc phục tâm lý này bằng cách đứng trước gương vài phút và “nở một nụ cười” trước khi bước vào thuyết trình.

Đồng thời khi đứng trước gương bạn còn có thể kiểm tra và chỉnh sửa được trang phục của mình cũng như xem lại đầu tóc đã gọn gàng hay chưa, … giúp bạn có thêm tự tin về ngoại hình, diện mạo của mình. Trang phục, ngoại hình cũng là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho một buổi thuyết trình.

3. Kiểm tra phòng họp và các thiết bị nghe nhìn

thuyết trình

Trước mỗi buổi thuyết trình, bạn sẽ phải là người đến sớm đầu tiên để bao quát và kiểm tra lại toàn bộ phòng họp cũng như các thiết bị nghe nhìn, các thiết bị hỗ trợ bạn trong buổi thuyết trình, các văn bản, giấy tờ quan trọng … xem còn thiếu gì không và có thiết bị nào bị hỏng hóc hay không.

 

4. Hãy hít thở thật sâu

Việc hít thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại thằng bằng, tăng cường lượng oxy để giúp bạn tỉnh táo hơn. Đồng thời cũng cải thiện tâm trạng bạn tốt hơn để sẵn sàng bước vào buổi thuyết trình.

Tham khảo:   Học được gì từ quy trình A/B Testing của Netflix?

5. Tập trung suy nghĩ tích cực và những điều tốt đẹp

thuyết trình

Trước mỗi buổi thuyết trình, bạn thường có tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Đó là tâm lý chung mà bất kỳ ai cũng hay mắc phải. Do đó lời khuyên cho bạn là nên tập trung suy nghĩ về những hình ảnh đẹp và suy nghĩ một cách tích cực để cải thiện cũng như kiểm soát tâm trạng của mình thoải mái nhất trước khi bước vào buổi thuyết trình.

6. Vận động nhẹ nhàng

thuyết trình

Để cơ thể bớt mệt mỏi cũng như để tăng cường oxy cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp tỉnh táo hơn, cách tốt nhất là bạn nên vận động cơ thể bằng một số động tác nhẹ nhàng để giãn cơ hoặc dành ra vài phút đi bộ nhanh trước khi bước vào thuyết trình.

7. Đứng lên 5 phút trước khi bắt đầu thuyết trình

Thay vì ngồi một chỗ sẽ khiến bạn bị thụ động, không có sự chủ động và nhiệt huyết. Vậy tại sao bạn lại không lựa chọn giải pháp là đứng lên 5 phút trước khi bắt đầu thuyết trình, điều này sẽ khiến bạn chủ động và tự tin hơn rất nhiều.

Tham khảo:   Tâm sự của một Coder: Tìm bug phải dựa vào cả linh cảm lẫn quy tắc

8. Tránh xa điện thoại di động

Việc sử dụng điện thoại sẽ khiến bạn bị phân tâm, mất tập trung và không thể suy nghĩ về nội dung bài thuyết trình mà bạn sẽ trình bày. Do đó hãy tránh xa điện thoại để đầu óc của bạn thật thoải mái và tập trung cao độ cho bài thuyết trình của mình.

9. Tập trung vào việc giúp đỡ

“Khi là một diễn giả, hãy nghĩ rằng bài thuyết trình của bạn là một món quà dành cho các khán giả”, Price – chủ tịch tập đoàn Well Said, Inc và cũng là tác giả của cuốn “Well Said! Presentations and Conversations That Get Results” nói .

 

Lời khuyên cuối cùng cho bạn là hãy duy trì cho mình một thái độ tích cực và đặt trọng tâm vào việc “giúp đỡ”, hỗ trợ người khác.

10. Gặp gỡ và chào khán giả trước khi thuyết trình

Bắt tay và trò chuyện với nhiều người có thể trước khi bắt đầu diễn thuyết là việc nên làm bởi điều này cho họ thấy bạn là người duyên dáng và dễ gần.

Thậm chí bạn có thể tranh thủ cơ hội ghi nhớ một vài cái tên, vấn đề và câu chuyện có thể đưa vào bài diễn thuyết. Thêm vào đó, trò chuyện với người nghe trước khi thuyết trình trước đám đông còn giúp bạn giảm căng thẳng, luyện nói tự nhiên hơn.

11. Luyện tập phút đầu tiên trong tâm trí

Bất cứ điều gì bạn dự định nói cho phần mở đầu hấp dẫn như một câu trích dẫn dí dỏm, câu chuyện cá nhân hoặc số liệu thống kê gây sửng sốt – hãy luyện tập vài câu đầu tiên nhiều lần trong đầu. Biết chính xác cách bạn sẽ bắt đầu sẽ mang lại sự tự tin, cho phép bạn nhìn thẳng vào mắt khán giả khi bắt đầu (không cần phải nhìn vào ghi chú hoặc trang trình bày). Điều đó sẽ tạo nên ấn tượng ban đầu mạnh mẽ.

Tham khảo:   Các nghiên cứu đã chứng minh tiền có thể mua được hạnh phúc

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo