37. Kinh nghiệm việc làm

Bí quyết giúp bạn đạt được thứ bạn muốn mà không tốn thời gian

Nghiên cứu cho thấy xác định rõ ràng các mục tiêu là điều kiện cần thiết để tạo động lực đạt được chúng.

Nếu không rõ ràng về việc sẽ phải làm gì thì thật khó để có động lực thực hiện. Đây cũng chính là lý do tại sao những công việc có vẻ đơn giản như gửi fax lại có thể mất đến mấy tháng trời mới hoàn thành được. Thiếu phương pháp cụ thể sẽ dẫn tới một hệ quả là bạn sẽ không làm cho tới khi được yêu cầu làm hoặc không có thời gian để trì hoãn nữa.

Bạn đã từng rơi vào những hoàn cảnh đó?

Không may, thiếu sự rõ ràng là lý do tại sao quá nhiều người lựa chọn làm/có những thứ kém hơn so với ước mơ của họ. Theo Robert Brault, tác giả của cuốn Round Up the Usual Subjects, “chúng ta bị ngăn cản đạt được mục tiêu không phải bởi các chướng ngại vật mà là bởi có một con đường rõ ràng hơn đã được hình thành dẫn chúng ta đạt được một mục tiêu thấp kém hơn so với những gì mình muốn”.

Bạn muốn sự rõ ràng tới mức mà sẵn sàng chấp nhận việc có được những thứ không tương xứng với mình, sẵn sàng hạ thấp mục tiêu, chịu thiệt thòi, đơn giản bởi vì con đường dẫn tới mục tiêu thật sự của bạn quá tăm tối.

Khi cố gắng hoàn thành một thứ gì đó lớn hơn, bạn trả lời được câu hỏi tại sao (why) nhưng lại không biết làm thế nào (how). Bạn cảm thấy mông lung vì không biết hướng đi nào sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.

Bạn không có một ý niệm gì về cách thực hiện những gì mình muốn.

Theo một vài học giả, nỗi sợ thứ chưa biết (unknown fear) đó có thể là nền tảng của tất cả những nỗi sợ khác. Để có thể tránh rơi vào tình trạng vô hướng này, đa phần mọi người đều từ bỏ giấc mơ của họ.

Hãy nắm lấy thứ bạn chưa biết

Học tập

Nghe có vẻ mâu thuẫn khi nói rằng hãy “nắm lấy” thứ mà bạn “chưa hề biết đó là gì”.

Đó là một việc làm nguy hiểm, Frodo, hãy bước ra khỏi cửa nhà. Khi bước đi trên đường, nếu không để ý dưới chân thì cháu sẽ không biết mình có thể bị rơi vào chỗ nào đâu – J.R.R. Tolkein, Chúa tể của những chiếc nhẫn.

Khi phải đối mặt với thứ gì đó mà bạn chưa hết biết, cảm xúc của bạn là gì?

Đa phần mọi người đều thừa nhận thứ chưa hề biết đó là một mối đe dọa, báo hiệu rằng bạn sẽ không thể nào chịu đựng được rắc rối ấy quá lâu. Tuy nhiên, một số người lại tỏ ra cởi mở và sẵn sàng đón nhận phiền toái.

Một số nhà nghiên cứu đã có một phát hiện hết sức thú vị: trẻ con nói chung có khả năng chịu đựng sự không rõ ràng tốt hơn người trưởng thành. Chúng cũng sẵn sàng chấp nhận các hoàn cảnh tối tăm – các tình huống mà khả năng thất bại hoặc chiến thắng không thể xác định được. Tuy nhiên, khi lớn lên, mong muốn được an toàn và chắc chắn của chúng sẽ giữ chúng yên ổn trong vùng thoải mái (comfort zone) của mình.

Nghiên cứu cũng nhận thấy bạn càng cảm thấy hài lòng với công việc thì bạn càng có sức chịu đựng những thứ không rõ ràng càng cao. Hay nói cách khác, nếu tận hưởng và tin tưởng vào những gì đang làm thì bạn sẽ kiểm soát được cảm giác không thoải mái về những thứ chưa biết đó. Giống như Bill Walsh – cựu huấn luyện viên của đội bóng bầu dục 49ers đã từng nói: “nếu lý do (why) của bạn đủ mạnh thì bạn sẽ tìm ra được cách làm thế nào (how)”.

 

Hãy tìm kiếm sự rõ ràng (clarity) nhanh nhất có thể

Bạn chấp nhận sự thấp kém. Lúc này, nếu muốn đạt được những thứ lớn hơn thì con đường của bạn sẽ trở nên không rõ ràng và tăm tối. Nhu cầu về mặt cảm xúc của sự rõ ràng và nỗi sợ thứ chưa biết khiến cho mọi người từ bỏ giấc mơ của mình để theo đuổi những thứ đơn giản hơn.

Làm rõ mục tiêu là điều cần thiết để có động lực làm việc. Bởi vậy, để có được động lực đạt được những ước mơ lớn của mình, bạn cần phải rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải có tất cả mọi thứ để đạt được chúng. Đúng hơn là, bạn phải nắm được bước thứ nhất, thứ hai… phải làm gì.

Nếu đã chạy được 1 dặm và ước mơ của bạn là chạy đến dặm thứ 50 thì bạn chỉ cần có đủ thông tin và sự hỗ trợ để chạy được dặm thứ 3 hoặc 4. Một khi đã tới đó, bạn sẽ cần thêm những trợ giúp mới. Tuy nhiên, bạn không hề biết chúng sẽ là gì bởi vì hiện tại bạn chẳng biết gì cả. Khi tới bước tiếp theo, bạn sẽ có những câu hỏi lớn hơn. Bạn sẽ có những đánh giá tốt hơn về việc ai có thể giúp bạn đạt được tới dặm thứ 5, 6, 7 hoặc 8.

Tham khảo:   3 cách giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong các cuộc trò chuyện căng thẳng

Bạn là một gã thợ săn kho báu và bạn phải tìm các gợi ý cũng như hướng dẫn để tìm ra đường đi của mình. Đó chính là một quá trình và trải nghiệm cảm xúc để theo đuổi những giấc mơ lớn.

Đây là điều bạn cần để tiến về phía trước ngay bây giờ:

Nếu có 4 thứ này, bạn sẽ có đủ sự rõ ràng và do đó đủ động lực để tiến về phía trước. Bạn sẽ vươn xa, phát triển và dịch chuyển trong khi phần lớn những người khác bị bỏ xa ở đâu đó trên quãng đường từ dặm thứ 1 đến dặm thứ 50. Trong khi họ nhìn thấy cánh rừng từ xa thì bạn đang luồn lách qua những bụi cây. Và sớm thôi, bạn sẽ đi tới được phía bên kia của cánh rừng đó.

Học tập

Với nền tảng này, đây chính là cách hiệu quả nhất mà tôi phát hiện được để có được sự rõ ràng đủ để tiếp tục tiến về phía trước.

 

Học tập có mục đích

Where is the wisdom we have lost in knowledge? Where is the knowledge we have lost in information? –  T.S. Eliot.

Đâu là trí khôn chúng ta đánh mất trong kiến thức? Đâu là kiến thức chúng ta đánh mất trong thông tin?

Khi bạn tìm kiếm sự học hỏi thì nó nên có mục đích.

Là huấn luyện viên cho các giám đốc và các nhà quản lý, tôi rất ngạc nhiên khi có nhiều người đi tìm lời khuyên mà chẳng hề biết họ muốn gì cả. Tôi không thể ra quyết định thay họ và cũng không ai có thể ra quyết định thay tôi.

Tuy nhiên, khi mọi người sử dụng dịch vụ của tôi với một lý do cụ thể thì rõ ràng, tôi là người phù hợp để đưa họ đi từ điểm A đến điểm B và mọi thứ sẽ diễn ra rất tuyệt vời.

Khi biết điều bạn muốn học thì khi đó, bạn sẽ quyết định được ai có thể giúp bạn đạt được điều đó. “Đừng bao giờ yêu cầu ai đó cho bạn lời khuyên khi mà bạn chẳng hề muốn nói ra mục đích của bạn”.

Học tập dựa trên ngữ cảnh (Context-based Learning)

Một trung tâm đào tạo những người truyền giáo có tên là Missionary Training Center (MTC) đã từng áp dụng một hệ thống các phương pháp mà có thể giúp cho các học viên lĩnh hội được khối kiến thức khá lớn chỉ trong vòng vài tuần mà một học sinh bình thường phải mất 3 hoặc 4 năm mới học hết được. Nhận thấy được hiệu quả của hệ thống này, khá nhiều trường đại học và tổ chức quân đội cũng áp dụng thử và kết quả họ nhận được rất đáng kinh ngạc.

Về cơ bản, MTC sử dụng một phương pháp gọi là “Context-based learning”, hiểu nôm nay là học tập dựa trên ngữ cảnh phù hợp. Theo đó, học sinh sẽ bắt đầu nói ra một cụm từ, học phát âm và một khi đã nắm được ý nghĩa của từ đó thì các giáo viên sẽ phân chia chúng thành các nhóm. Những nhóm này sẽ được tham gia diễn kịch với các tình huống có thật xoay quanh việc sử dụng từ học được trong các ngữ cảnh khác nhau.

Theo tính toán, các trò chơi nhập vai chiếm khoảng 70% thời lượng học của các khóa học tại MTC. Học sinh sẽ được vừa học vừa chơi và luôn có một giáo viên đứng cạnh mỗi học sinh để hỗ trợ chúng khi cần thiết.

Hệ thống này khá đơn giản:

Học tập là một sự thay đổi mang tính chất lâu dài về nhận thức và hành vi. Hay nói cách khác, học tập thực sự liên quan đến sự thay đổi mang tính chất liên tục, thường xuyên về cách chúng ta nhìn nhận và hành động đối với thế giới. Việc tích lũy thông tin đơn thuần không phải là học tập.

Nếu muốn học thứ gì đó thật nhanh thì bạn cần “chìm đắm” trong thứ đó và ngay lập tức ứng dụng thứ mà bạn đã học được.

Chẳng hạn, cách tốt nhất để học tiếng Tây Ban Nha là đắm chìm trong văn hóa Tây Ban Nha (chuyển đến quốc gia này sống hoặc thường xuyên lui tới những khu vực có người Tây Ban Nha sinh sống và nói chuyện với họ). Mỗi ngày dành 15 phút để học bằng flashcard cũng giúp bạn cải thiện khả năng ngôn ngữ nhưng để thực sự hiệu quả thì không có gì tuyệt vời hơn là “ngâm mình” trong nền văn hóa của nước đó.

Tham khảo:   Tâm sự của một Coder: Tìm bug phải dựa vào cả linh cảm lẫn quy tắc

1. Nhờ sự hỗ trợ của người khác

Khi học sinh sẵn sàng, giáo viên sẽ xuất hiện. Khi học sinh thực sự sẵn sàng, giáo viên sẽ biến mất – Lão Tử

Khi thực sự cam kết đạt được thứ gì đó, bạn sẽ học rất nhanh và lúc này, bạn cần một “người thầy” để hỗ trợ mình.

“Người thầy” này không hẳn phải là một con người cụ thể, mà đó có thể là một cuốn sách hay một khóa học trực tuyến. Tuy nhiên, nếu là người thật thì sẽ có những thuận lợi rõ rệt hơn như bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho họ và nhận được các phản hồi một cách chi tiết.

 

Gần đây, tôi đã thuê một gia sư về dạy tôi sử dụng một số phần mềm để kinh doanh trực tuyến. Vì khoảng cách rất xa nên tôi đã quyết định đến nhà anh ta 2 ngày và ở lại đó để thuận tiện cho việc học.

Trong 2 ngày đó, tôi đã học được rất nhiều thứ mà có thể tôi sẽ phải mất 6 tháng nếu tự học. Nhờ sự giúp đỡ của người hướng dẫn, tôi học nhanh hơn, biết sử dụng máy tính thành thạo và bất cứ thắc mắc nào, anh ấy cũng giải thích cho tôi rất chi tiết.

2. Lặp lại cho tới khi kỹ năng của bạn trở thành hành động “vô thức”

Trong quá trình áp dụng những gì đã học được vào thực tế, tôi cũng nhận được sự trợ giúp từ xa của anh ấy. Mỗi khi gặp khó khăn trong việc gợi nhớ lại những gì đã được học, anh giúp tôi nhớ lại.

Khi mới bắt đầu thực hành, tôi gặp khá nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Do vậy, tôi làm đi làm lại nhiều lần cho tới khi trở nên nhuần nhuyễn. Theo thời gian, tôi thành thạo hơn và cũng tự tin hơn với khả năng của mình.

Học một thứ mới mẻ tất cả đều liên quan đến việc ghi nhớ và cách mà bạn sử dụng nó. Ban đầu, vùng não trước trán (prefrontal cortex) – nơi lưu trữ trí nhớ ngắn hạn của bạn – thực sự sẽ rất “bận rộn” trong việc tìm mọi cách để công việc được hoàn hành.

Tuy nhiên, khi đã quen dần thì mọi thứ sẽ trở nên rất đơn giản và bạn thành thạo kỹ năng đó tới mức mà có thể làm nó một cách tự động chứ không cần tập trung chú ý quá nhiều nữa. Lúc này, bộ não của bạn có thể dồn sự chú ý vào những thứ khác.

Quá trình để biến một kỹ năng trở thành thói quen tự động sẽ bao gồm 4 bước hoặc 4 giai đoạn:

1. Chia nhỏ kỹ năng thành các phần để luyện và học đi học lại từng phần cho tới khi đạt đến độ thành thạo. Chẳng hạn, nếu chơi bóng rổ, hãy tập đẩy bóng vào lưới. Thêm nữa, điều quan trọng là bạn phải nhuần nhuyễn bước đầu tiên trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.

2. Hãy khiến kỹ năng trở nên khó chinh phục cho tới khi cảm thấy quá khó để có thể thực hiện. Lúc này, việc giảm dần độ khó sẽ giúp bạn xác định được gần như chính xác giới hạn cao nhất trong khả năng hiện tại của mình.

3. Thiết lập các giới hạn về thời gian. Chẳng hạn, các giáo viên dạy toán thường yêu cầu học sinh tìm ra đáp án của một phương trình chỉ trong một thời gian ngắn. Việc thêm vào chướng ngại vật này sẽ tạo ra hai lợi ích. Thứ nhất, nó buộc bạn phải làm việc thật nhanh và thứ hai, nó khiến cho một phần trí nhớ ngắn hạn (working memory) của bạn được khai thác triệt để bằng cách buộc nó phải duy trì ý thức về tiếng “tích tắc” của đồng hồ.

4. Thực hành với việc tăng dần tải trọng bộ nhớ (memory load), cụ thể, hãy rèn luyện các hoạt động “tập thể dục” cho não bộ như chơi game trí tuệ, nghe nhạc…

Muốn hiểu được một thứ gì đó thật sâu và áp dụng những gì đã học được trong từng hoàn cảnh cũng như với từng mục đích khác nhau thì trước hết, bạn phải nắm được chúng một cách thật tường tận, chi tiết.

3. Thiết lập các mục tiêu cụ thể với thời hạn hoàn thành nghiêm ngặt

Tư duy chắc chắn xảy ra là suy nghĩ và hành động như thể thứ bạn đang làm là một kết quả đã được biết trước bởi vì bạn đã thiết lập sẵn các điều kiện để cho nó có thể xảy ra – Eban Pagan.

Học tập

Một khi quá trình “đào tạo” đã hoàn thành thì bạn cần ứng dụng những gì đã tiếp thu được vào trong thực tế. Bạn sẽ thực thi bằng cách đặt ra những mục tiêu lớn mà yêu cầu bạn phải sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội được.

Tham khảo:   18 câu hỏi tuyển dụng "cực kỳ khó" của Apple

Tuy nhiên, có hai điều cần nhớ ở đây là hãy chia nhỏ mục tiêu của bạn và xác định thời gian hoàn thành thật cụ thể cho từng mục tiêu đó. Sau mỗi lần kết thúc một nhiệm vụ, hãy rà soát lại tiến trình, yêu cầu các phản hồi, tư vấn và tiếp tục thực hiện mục tiêu tiếp theo.

4. Theo dõi và báo cáo

Khi hiệu suất đã được đo lường, nó sẽ được cải thiện. Khi hiệu suất đã được đo lường và báo cáo thì tốc độ tiến bộ sẽ tăng lên – Thomas S. Monson.

 

Làm được 3 điều này thì bạn sẽ có sự tiến bộ nhanh chóng.

Nếu không theo dõi các hành vi hàng ngày thì không có gì lạ khi bạn sẽ tệ hơn so với những gì bạn nghĩ. Chẳng hạn, nhiều người không hề hiểu tại sao tiền của họ “không cánh mà bay” bởi vì họ không theo dõi chi phí.

Theo một nghiên cứu, self-regulation (tự điều chỉnh) là một quá trình tâm lý nhằm tìm ra sự không nhất quán giữa mục tiêu và các hành vi. Nó sẽ là mồi lửa giúp bạn có thêm động lực để đạt được thứ bạn muốn.

Cụ thể, self-regulation diễn ra theo 3 cách:

Thông qua việc theo dõi, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy hành động giải trình trách nhiệm sẽ góp phần cải thiện hiệu suất. Khi báo cáo kết quả làm việc cho một ai đó, đặc biệt là người mà bạn tôn trọng thì nó sẽ là nguồn động lực từ bên ngoài và rất gần gũi giúp bạn thành công.

Trong quá trình giải trình, bạn cũng sẽ nhận đưowjc các phản hồi và hướng dẫn cụ thể về những gì cần cải thiện.

Kết

Nỗ lực để hoàn thành được những mục tiêu lớn không phải là điều dễ dàng. Đa phần, mọi người sẽ từ bỏ giấc mơ của họ để chọn những con đường rõ ràng hơn với thứ đạt được sẽ có giá trị thấp hơn mục tiêu đã đặt ra ban đầu.

Nếu muốn nhanh chóng đi đến mục tiêu, bạn cần phải thành thục trong việc làm rõ những bước tiếp theo cần phải đi trên hành trình của mình và cách tuyệt vời nhất để làm được điều này đó là thông qua việc rèn luyện dựa trên những tình huống thực tế và đắm chìm trong nó.

Sự rõ ràng càng cụ thể, sâu sắc và chi tiết thì mục tiêu càng trở nên lớn hơn. Để đảm bảo đạt được chúng, bạn cũng cần theo dõi các hoạt động hàng ngày và đảm bảo có người theo dõi sự tiến bộ của bạn.

Khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết thì thành công là điều chắc chắn đạt được.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo