37. Kinh nghiệm việc làm

6 chiến lược xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp cần biết

Kỷ nguyên số đang nổi lên như là điềm báo cho một sự thay đổi vô cùng lớn trong các hoạt động kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi liên tục để thích nghi và duy trì sự phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty, tập đoàn lớn cần có sự điều chỉnh về nhận dạng thương hiệu để tránh bị “lạc hậu” và thụt lùi so với đối thủ của mình. Thực tế, một vài thương hiệu đã thay đổi rất thành công, tuy nhiên, nhiều trong số đó lại thất bại thảm hại, chẳng hạn như chiến lược làm mới thương hiệu của Yahoo vào năm 2013.

Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong vai trò là chuyên viên thiết kế đồ họa, Phil Rodriques trong một bài viết đăng trên website Virgin đã khẳng định xây dựng thương hiệu chỉ thành công khi thiết kế logo có sự đầu tư kỹ lưỡng. Muốn tạo được một thương hiệu và nhận dạng thương hiệu thành công đòi hỏi phải có một quá trình lập kế hoạch và thực thi công phu chứ không phải tiến hành một cách sơ sài. Tất cả những gì mà một công ty cần không phải là một logo mới mà là một sự thay đổi trong trải nghiệm khách hàng (Consumer Experience) – quảng cáo thông minh và slogan có sự cải tiến.

Lợi nhuận và sự tăng trưởng của một công ty trong thời đại hiện nay bị tác động mạnh mẽ bởi các chiến lược marketing kỹ thuật số và trực tuyến. Không chỉ kinh doanh hiện đại, kinh doanh truyền thống cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro do chưa hiểu đúng thị hiếu của khách hàng. Một vài thương hiệu đến nay vẫn chưa nắm được ý tưởng chủ đạo của việc làm thế nào để cạnh tranh và tồn tại trong kỷ nguyên số.

Dưới đây là 6 lời khuyên giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, thiết kế logo, dịch vụ thanh toán, giải thưởng, khuyến mãi, thiết kế trải nghiệm người dùng và đặc tính thương hiệu.

1. Thay đổi thương hiệu và sự nhận dạng sẽ phản ánh sự phát triển và tương lai của doanh nghiệp

MasterCard

MasterCard là một trong những thương hiệu dễ nhận dạng nhất, hiện đã có mặt gần như khắp mợi nơi trên toàn thế giới với hơn 74 tỷ giao dịch mỗi năm giữa người bán và người mua qua hệ thống thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Gần đây, MasterCard đã khởi động một sự cải tiến về nhận dạng thương hiệu với hệ thống thiết kế và dấu hiệu (Brand Mark – biểu tượng, mẫu vẽ đặc trưng cho một hãng/sản phẩm) mới để “hiện đại hóa và nâng tầm” thương hiệu của họ. Raja Rajamannar – Trưởng phòng Marketing và Truyền thông của công ty đa quốc gia này khẳng định đây là thời điểm thương hiệu cần thay đổi để minh chứng cho sự phát triển không ngừng của MasterCard.

Tham khảo:   Bạn muốn thành công? Hãy ngưng làm 13 điều sau đây

2. Lấy cảm hứng từ thiết kế logo gốc và giữ vững tính dễ ghi nhớ

MasterCard

 

Guinness là một thương hiệu toàn cầu khác đã tiết lộ một sự thay đổi trong logo vào tháng 5 vừa qua. Hãng bia này ra đời vào năm 1759 tại Dublin, Ireland bởi Arthur Guiness và vẫn trung thành với một thiết kế logo trong hàng chục năm liền. Khi hầu hết các công ty đều lựa chọn đi theo xu hướng “less is more” với phong cách thiết kế tối giản hóa (phẳng và đơn giản) thì Guiness lại chọn hình ảnh chiếc đàn hạc với thiết kế hết sức tinh vi để duy trì thanh thần của những logo trước đó qua hơn 257 năm phát triển.

Rõ ràng, Guiness luôn trung thành với “cội nguồn” của mình và mọi cảm hứng đều được thừa kế từ những thứ đã thuộc về đặc trưng của họ.

3. Tận dụng Social Media đi kèm với chiến lược lan tỏa nội dung do chính người dùng sáng tạo

MasterCard

GoPro đã đánh cược những chiếc máy quanh hành động (Action Camera) vào một cộng đồng khổng lồ bằng chiến lược User Generated Content (nội dung do người dùng sáng tạo). Hiện tại, GoPro đã có hơn 24 triệu follower trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instgram và Youtube (6.000 video được tải lên mỗi ngày).

Bằng cách chia sẻ các ảnh chụp và video hành động kịch tính chất lượng cao của người dùng qua các kênh này, GoPro đã đạt được thế win-win (tư duy cùng thắng). Người dùng trả tiền, tài trợ hoặc lan tỏa các nội dung do chính họ tạo, còn GoPro sẽ thu về hàng triệu USD nhờ chiến lược Marketing Viral và Marketing du kích, đồng thời dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng thông qua cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có.

Tham khảo:   3 bài học kinh doanh giá trị từ Mark Zuckerberg

4. Đơn giản hóa quá trình thanh toán và ưu đãi cho khách hàng trung thành

MasterCard

 

Thương hiệu café nổi tiếng thế giới Starbucks luôn rõ ràng trong việc cải thiện thương hiệu của mình trong 45 năm qua và chính tư duy này đã giúp họ xây dựng được hơn 23.700 tiệm café đang hoạt động trên khắp thế giới.

Cách tiếp cận xây dựng thương hiệu chuyển đổi từ logo có tính phân biệt và cách bài trí đặc trưng bên trong cửa hàng sang việc trở thành “người tiên phong” và hoàn thiện hệ thống thanh toán qua di động. Đồng thời, thông qua chương trình giải thưởng, khách hàng nhận được điểm (Dưới dạng ngôi sao) cho một lần mua hàng tại các cửa hàng của Starbucks và cửa hàng tạp hóa. Vào năm 2015, Starbuck đã có tới khoảng 8 triệu lượt giao dịch qua di động mỗi tuần. Với những thành công đó, CEO Howard Schultz đã được xem như là “người dẫn đầu không thể chối cãi trong lĩnh vực thương mại di động”.

5. Sử dụng cách tiếp cận có tính hợp tác để tạo ra trải nghiệm người dùng (UX) tốt nhất cho khách hàng

MasterCard

Google làm mới thương hiệu vào tháng 8 năm 2015 – một sự chuyển đổi báo hiệu cho đợt tái cơ cấu mạnh mẽ và thành lập công ty mẹ Alphebet. Những nhà thiết kế của hãng công nghệ khổng lồ này đã dành hàng trăm giờ trong việc nghiên cứu nhận dạng mới, cân nhắc người dùng sẽ tương tác và giao tiếp với thương hiệu đa màu sắc trên nhiều thiết bị như thế nào. Google cũng đã yêu cầu các nhóm nghiên cứu, kỹ thuật, sản phẩm và marketing tiến hành test các kết quả. Đồng thời, “gã” tìm kiếm cũng tập trung mạnh vào việc tạo ra UX và UI tốt nhất để gây ấn tượng với người dùng. Kết quả, cuối năm tài chính 2015, Google đã thu về 74,54 tỷ USD doanh thu, đa phần đều xuất phát từ quảng cáo trực tuyến (chiếm 90,4%).

6. Xây dựng văn hóa thương hiệu để thúc đẩy hoạt động bán hàng

MasterCard

Red Bull – hãng đồ uống chuyên cung cấp nước tăng lực đã biến loại sản phẩm này trở thành mảng kinh doanh mới trên thị trường F&B toàn cầu. Sau hơn 10 năm tồn tại trên thị trường, từ năm 1996 đến năm 2006, Red Bull đã tăng số lượng từ 6 lên 300 triệu lon. Kết quả này xuất phát từ văn hóa tự do thoải mái được tạo ra năm 1987 qua sự liên kết thương hiệu với các chiến dịch Viral trong nhiều lĩnh vực như phiêu lưu, nghệ thuật, âm nhạc hay thể thao mạo hiểm.

Tham khảo:   Những điều bạn cần chú ý với máy tính tại văn phòng

Nhà sáng lập Dietrich Mateschitz là một minh chứng điển hình. Ông đã học cách lái những chiếc máy bay cổ điển và khuyến khích nhân viên (10.997 nhân viên) cũng làm như vậy. Kết quả, năm 2015, số lượng bán ra đã tăng lên 5.957 tỷ lon trên 169 nước.

 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo