37. Kinh nghiệm việc làm

Tại sao nhân viên lại thích nhảy việc?

Tôi tưởng tượng bạn đang nhìn vào chiếc điện thoại được công ty phát và bỗng nhiên nhận được một email từ LinkedIn(mạng xã hội nghề nghiệp): “Các công ty đang tìm kiếm một ứng viên như bạn!”. Về cơ bản, bạn đã có một công việc và không có ý định tìm việc mới nhưng bạn luôn cởi mở với các cơ hội. Thế nên, vì tò mò, bạn nhấp chuột vào đường link trong email. Chỉ vài phút sau, sếp xuất hiện trước mặt bạn. “Tôi để ý thấy gần đây cậu dành quá nhiều thời gian trên LinkedIn nên tôi muốn nói chuyện với cậu về công việc và xem thử liệu cậu có hài lòng khi làm việc ở đây hay không?”

Đây là một tình huống khó xử và khó kiểm soát – và nó không hẳn là có thật. Tình trạng nghỉ việc luôn là điều rất tốn kém đối với các công ty nhưng trong nhiều lĩnh vực, chi phí mất các nhân viên giỏi đang ngày càng tăng lên vì thị trường lao động thắt chặt và bản chất có sự liên kết giữa các nghề nghiệp ngày càng thể hiện rõ (khi công việc ngày càng tập trung vào làm việc theo nhóm thì việc kết nối những người mới càng trở nên thử thách hơn). Do đó, các công ty tăng cường nỗ lực để dự đoán những nhân viên nào có rủi ro cao sẽ nghỉ việc. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể có các giải pháp nhằm ngăn chặn họ với một loạt các chiến thuật được áp dụng từ việc sử dụng các thiết bị theo dõi từ xa phổ biến cho tới các quá trình phân tích đầy tinh vi về “cuộc sống” trên mạng xã hội của họ.

Nghỉ việc

Một vài quá trình phân tích đã mang đến những góc nhìn mới mẻ về thứ thúc ép người lao động bỏ việc. Nói chung, mọi người có xu hướng nghỉ việc bởi vì họ không thích sếp, không nhìn thấy cơ hội được thăng tiến hay tăng trưởng hoặc nhận được một lời đề nghị làm việc tốt hơn (và thường là được trả lương cao hơn) từ các công ty khác. Những lý do này, trên thực tế, đã tồn tại trong nhiều năm liền.

Tham khảo:   5 việc vợ chồng nên làm cùng nhau trong ngày đầu năm mới để cả năm thuận hòa

CEB – một công ty công nghệ và phân tích Insight về hành vi tốt nhất có trụ sở tại Washington đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm hiểu lý do và thời điểm nhân viên nghỉ việc. Kết quả, Brian Kropp – trưởng phòng nhân sự CEB nói rằng: “Chúng tôi nhận ra điều thực sự tác động tới người lao động đó là cảm giác của họ về cách họ làm so với những người khác trong cùng một nhóm hoặc với vị trí mà họ nghĩ rằng họ sẽ đạt được trong tương lai. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành tập trung vào những thời điểm mà khiến họ có những sự so sánh đó”.

Một vài phát hiện trong số đó không có gì bất ngờ. Những ngày kỷ niệm thời điểm bắt đầu công việc (cho dù đó là bắt đầu vào làm tại một công ty hay được chuyển sang vị trí hiện tại) là những thời điểm tự nhiên cho việc phản chiếu, nhìn nhận lại và nỗ lực “săn” việc cũng tăng lên tương ứng khoảng 6% và 9%. Tuy nhiên, các dữ liệu khác lại hé lộ các nhân tố không hề liên quan trực tiếp gì đến công việc.

Nghỉ việc

 

Chẳng hạn, vào ngày sinh nhật – đặc biệt là các cột mốc giữa cuộc đời như là bước sang tuổi 40 hay 50 – có thể thúc đẩy mọi người đánh giá lại sự nghiệp của họ và hành động nếu họ không cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại (săn việc tăng 12% trước ngày sinh nhật). Các hình thức tụ tập mang tính chất xã hội trên quy mô lớn như là họp lớp có thể trở thành những chất xúc tác – chúng là các dịp tự nhiên cho mọi người để đánh giá lại sự phát triển của họ so với bạn bè (săn việc tăng 16% sau các buổi tụ tập). Kropp nói: “Sự nhận thức rõ ràng và lớn nhất đó là điều này không chỉ xảy ra tại nơi làm việc mà nó còn xảy ra trong cuộc sống cá nhân của những người mà đã xác định thời điểm sẽ tìm kiếm một công việc mới”.

Công nghệ cũng cung cấp những đầu mối quan trọng về những nhân viên xuất sắc nào có lẽ đang tìm cơ hội để tự “giải thoát”. Các công ty sẽ tiến hành kiểm tra những người được cấp máy tính hoặc điện thoại riêng có đang dành thời gian (hoặc đơn giản chỉ là mở các email bất ngờ được gửi đến) cho các website tìm việc làm và nghiên cứu cho thấy rằng nhiều hãng đang dành sự quan tâm nhiều hơn vào các hoạt động này.

Tham khảo:   Nếu chỉ có đam mê, đừng vội nghĩ đến khởi nghiệp

Các công ty cũng bắt đầu theo dõi việc quẹt thẻ của nhân viên (sử dụng ID để đi vào và ra tòa nhà hoặc đỗ xe) để nhận dạng những khuôn mẫu mà cho thấy có thể là họ đang chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc nào đó.

Một số công ty thi thoảng cũng thuê các hãng bên ngoài như Joberate để quản lý các hoạt động của nhân viên trên mạng xã hội vì hành vi này cho thấy rằng mọi người đang tìm kiếm những lựa chọn mới (đặc biệt là theo dõi bạn bè mà họ thường liên lạc).

Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng việc có những hành động can thiệp trước rất hữu ích để kiểm soát các hoạt động khác của nhân viên tại văn phòng, đồng thời dễ dàng nắm được khi nào thì họ bắt đầu có ý định tìm kiếm công việc mới.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo