37. Kinh nghiệm việc làm

Tư duy thiết kế giúp bạn giải quyết vấn đề như CEO

Trong thời đại hiện nay, khi Internet và công nghệ lên ngôi thì thiết kế là từ quá phổ biến. Xuất hiện trong vô số thứ mà chúng ta sử dụng và nhìn thấy hàng ngày như các tạp chí, báo, sách vở, quảng cáo, trang phục, thương hiệu hay các loại hình sản phẩm – dịch vụ khác, thiết kế đang dần trở thành lĩnh vực vô cùng “hot”.

Tuy nhiên, trong thiết kế có một thuật ngữ mà không phải ai cũng biết đó chính là “tư duy thiết kế” (Design thingking) hay còn gọi nôm na là “tư duy sáng tạo” hoặc “nghĩ ra ngoài chiếc hộp” (think out of the box). Về cơ bản, tư duy thiết kế là một quá trình giải quyết thực tế sáng tạo của các vấn đề để tìm kiếm một kết quả trong tương lai được cải thiện. Đó là khả năng cần thiết để kết hợp sự đồng cảm, sáng tạo và tính hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng và kinh doanh thành công.

Hiện nay, tư duy thiết kế không đơn thuần chỉ xuất hiện trong lĩnh vực thiết kế nữa.

Quan niệm sai lầm

Quan điểm truyền thống cho rằng tư duy thiết kế cần thiết hoặc chỉ được áp dụng với những nhà thiết kế, hữu ích cho công việc của họ, chẳng hạn như thiết kế sản phẩm, máy móc hay đồ họa. Còn các lĩnh vực khác, những người làm các ngành nghề khác thì hoàn toàn không cần đến phương pháp tư duy này.

Tuy nhiên, nếu bạn nghiên cứu sâu hơn thì sẽ nhận rất, rất nhiều tài liệu, sách, hoạt động kinh doanh và các khóa học được tạo ra dựa trên tư duy thiết kế.

Tất cả mọi người, từ doanh nhân, kỹ sư cho tới người nông dân hay bất cứ ai khác đều đã và đang sử dụng quá trình tư duy thiết kế để tạo những thói quen lành mạnh, đạt được mục tiêu cá nhân và giải quyết những tình huống tiến thoái lưỡng nan trong cuộc sống. Và bây giờ, bạn cũng có thể làm được như vậy.

Tư duy thiết kế trông như thế nào?

Gần đây, tờ New York Times đã phân tách quá trình tư duy thiết kế thành 5 bước cơ bản:

Quá trình tư duy thiết kế

Bây giờ, hãy cùng xem thử những nguyên tắc này có thể được áp dụng như thế nào trong công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn nhé.

Đấu tranh với sự trì hoãn: Hãy áp dụng các mẫu thử

Nhiều người cho rằng các nhà thiết kế rất sáng tạo. Đây chắc chắn là sự thật nhưng đối với các nghệ sĩ vĩ đại thì sáng tạo chưa hẳn là động lực mang tính chất thúc đẩy, quyết định.

Tham khảo:   Trắc nghiệm hiểu biết chung về văn hóa xã hội P8

Tư duy thiết kế liên quan đến việc vượt qua nỗi sợ thất bại. Các nhà thiết kế thường phải tạo ra nhều mẫu thử nghiệm bằng cách sử dụng các nguyên liệu rẻ hơn so với sản phẩm cuối cùng để có thể tiết kiệm tiền, thời gian và đưa dự án đi vào thực tế. Ngay cả khi một vài mẫu thử đầu tiên không thể được sử dụng hoặc phải loại bỏ thì họ coi đó là các bài học kinh nghiệm cho những mô hình mới.

Đây là kiểu tư duy được áp dụng để giúp chúng ta xóa bỏ hoàn toàn sự trì hoãn. Trong một bài viết đăng trên tờ Psychology Today, Joseph Ferrari – giáo sư tâm lý học tại Đại học De Paul ở Chiago nói rằng có 3 kiểu trì hoãn:

 

Nhiều người không hề nhận ra rằng họ thường tránh né các bài kiểm tra, báo cáo công việc hàng quý hay mua một món quà cho người thân chỉ vì sợ những người đó sẽ không hài lòng hoặc những món quà đó không thực sự hoàn hảo.

Thay vị bị nỗi sợ hãi lấn át, hãy suy nghĩ như một nhà thiết kế. Bất kể vấn đề hay nhiệm vụ bạn đang trì hoãn là gì đi nữa thì cũng hãy tạo ra một mẫu thử bằng cách phân chia công việc thành các phần nhỏ và giải quyết từng cái một. Khi đã thành công và hồi tưởng lại chúng, bạn sẽ thấy rằng một khởi đầu nhỏ có thể kéo theo sự tự tin vô cùng lớn giúp bạn hoàn thành các phần việc còn lại.

Kiểm soát tốt các chỉ trích: Hãy thu thập các phản hồi

Các nhà thiết kế đều phải thu thập và áp dụng thông tin phản hồi cho mỗi dự án. Điều quan trọng ở đây là họ phải xây dựng một môi trường hợp tác tích cực với các khách hàng. Thay vì sợ hãi nó, hãy mong đợi nó, cảm thấy lạc lõng nếu thiếu nó. Việc kiểm soát tốt các chỉ trích, đánh giá, cho dù mang tính xây dựng, quá vội vàng hay hiểu nhầm thì đó cũng là lợi thế lớn cho cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng của bạn.

Quá trình tư duy thiết kế

Theo Douglas Stone – giảng viên tại Đại học Luật Harvard và là đồng tác giả của cuốn sách sách “Thanks for the Feedbacks” (tạm dịch: Cảm ơn các phản hồi), có 3 lý do khiến chúng ta không thể kiểm soát tốt các chỉ trích:

Các nhà thiết kế thường nhận được các phản hồi và chỉ trích ít mang tính chất cá nhân bởi vì 3 điều kiện trên không xảy ra. Trong vai trò là một người thiết kế, nếu cảm thấy không tôn trọng khách hàng hoặc mất tự tin sau khi nhận được phản hồi, họ cũng sẽ không đi quá giới hạn. Quan trọng hơn, chỉ trích có thể sai lầm hoặc không công bằng bởi vì khách hàng (client) đang cố gắng làm hài lòng người nghe (audience) mà họ hiểu rõ hơn so với nhà thiết kế chứ không phải nhằm mục đích tấn công bạn.

 

Hãy áp dụng các nguyên tắc này khi nhận được những lời chỉ trích. Liệu rằng lời phản hồi không tốt đó đến từ ai? Nên làm gì để họ hài lòng hơn? Nếu vẫn còn sự hiểu nhầm thì hãy áp dụng các bước cần thiết thật phù hợp. Đừng quên rằng ai cũng cố gắng làm hài lòng những người xung quanh hơn chính họ.

Tham khảo:   Thay đổi tư thế làm việc giúp cải thiện hiệu quả công việc

Hãy trở thành một người bán hàng tốt hơn: Hình ảnh hóa bằng các câu chuyện

Kỹ năng bán hàng có lợi trong hầu hết các lĩnh vực. Mọi người cần trở thành những người bán hàng và là một người bán hàng trong một vài tình huống nhất định trong cuộc sống. Từ phỏng vấn xin việc, các mối quan hệ lãng mạn hay công việc hoặc chỉ để tự tin vào bản thân hơn và có giá trị hơn thì: lắng nghe, kết nối, giải thích giá trịcác kỹ năng bán hàng khác là tất cả những gì bạn cần để tiến gần hơn với kết quả mà bạn khao khát đạt được.

Quá trình tư duy thiết kế

Và nghĩ về kết quả cuối cùng chính là điểm mà tư duy thiết kế và bán hàng gặp nhau. Sự kết hợp giữa hai điều này sẽ tạo ra những lợi thế tuyệt vời cho người biết cách sử dụng chúng.

Các nhà thiết kế ngoài việc giải thích các chi tiết thì còn phải xác định được liệu rằng mục tiêu của toàn dự án sẽ đạt được như thế nào. Một thiết kế tốt, bán hànggiải quyết vấn đề được kết hợp với nhau là cách mà Samsung đã làm với nhiều sản phẩm của họ như TV hay the Serif.

Nhiều năm trước, những chiếc TV màn hình cong đã “hút hồn” hàng triệu người dùng nhờ thiết kế mới mẻ nhưng trong , chúng được dự đoán là sẽ “hạ nhiệt” bởi vì một vài hạn chế như các góc quan sát bị giới hạn hay mức độ phản chiếu vượt quá tiêu chuẩn hiện đại. Tuy nhiên, Samsung đã nhanh chóng khắc phục các vấn đề này bằng cách hợp tác với một nhóm các nhà thiết kế có tên Ronan & Erwan Bouroullec đến từ Pháp để chắc chắn rằng họ đã hình thành được cảm nhận “mới mẻ” cho dòng sản phẩm này của mình. Sau đó, hãng cũng thiết kế một video giới thiệu hết sức ấn tượng và chiến dịch PR hoành tráng song song với quá trình bán sản phẩm. Tạp chí Fast Company gọi đó là một “tuyệt tác về thiết kế”.

Tham khảo:   7 cách luyện tập yêu thương vô điều kiện bạn cần biết

Samsung đã sử dụng tư duy thiết kế để hình ảnh hóa toàn bộ quá trình của dự án này và thử nghiệm liệu các mục tiêu sẽ đạt được như thế nào – tương tự như cách mà các chuyên gia bán hàng hình ảnh hóa các kết quả cuối cùng để tăng sự tập trung và tạo động lực. Đây là chìa khóa mà có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực.

Hãy nghĩ như một nhà thiết kế bằng cách tập trung vào kết quả cuối cùng để hàn thiện các kỹ năng bán hàng. Hiểu rằng bất kể tình huống có khó khăn hay phức tạp đến mức nào thì cũng không có gì có thể đánh bại được đam mê của bạn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo