37. Kinh nghiệm việc làm

4 quy tắc để làm ít mà vẫn thu được nhiều, thậm chí còn nhiều hơn

Nghe có vẻ là điều không thể? Để nhận được nhiều hơn, bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Làm việc 10h/ngày sẽ giúp bạn hoàn thành nhiều việc hơn so với một đồng nghiệp chỉ làm 7 tiếng. Học 3h/ngày cũng sẽ giúp bạn có điểm cao hơn so với một anh chàng chỉ lướt qua vài trang sách trước khi giờ kiểm tra bắt đầu. Làm việc nhiều hơn đồng nghĩa với kết quả thu được cũng sẽ nhiều hơn.

Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, ít nhất là trong xã hội hiện đại. Làm việc thông minh, khoa học hoàn toàn có thể mang đến hiệu quả cao hơn rất nhiều lần so với làm việc chăm chỉ. Trong một vài trường hợp, làm nhiều việc cùng lúc hoặc liên tục không nghỉ trong nhiều giờ còn khiến bạn bị giảm hứng thú, mất động lực và kết quả cuối cùng sẽ không được như ý muốn.

Muốn làm ít hơn mà vẫn nhận được nhiều hơn quả là điều không hề dễ dàng. Bởi lẽ, bạn sẽ phải suy nghĩ một cách sáng tạo để tìm ra những cách hiệu quả hơn khi làm việc. Nếu hiện tại vẫn chưa có được một phương pháp phù hợp thì dưới đây là một vài hướng dẫn để bạn bắt đầu.

Năng suất làm việc

1. Quy tắc 80/20

“Không phải mỗi ngày một tăng thêm mà chính là mỗi ngày một giảm bớt bằng cách đẽo gọt những thứ vô bổ”. – Bruce Lee

Về cơ bản, quy tắc 80/20 đề nghị rằng một số lượng nhỏ các đầu vào đóng vai trò quyết định một lượng lớn các kết quả đầu ra (80% kết quả bạn thu được chỉ xuất phát từ 20% những gì bạn bỏ ra). Điều này có nghĩa, khi áp dụng quy tắc này bạn sẽ giảm thiểu việc tập trung vào 80% những hoạt động không tạo ra hiệu quả cao nhất.

Tham khảo:   10 lời khuyên hữu ích để có được cuộc trò chuyện thú vị hơn

Bạn không thể đơn giản là loại bỏ tất cả những thứ mà không đóng góp vào kết quả cuối cùng. Ở một mức độ nào đó, bạn cũng cần phải hoàn thành chúng. Tuy nhiên, mục đích của quy tắc 80/20 đó là buộc bạn phải nghiêm túc hơn trong việc cắt giảm thời gian dành cho những phần việc không quan trọng, chẳng hạn như tối thiểu hóa việc đọc email để đầu tư nhiều hơn cho các dự án, nói không với những người không nỗ lực hết sức mình vào công việc và dành nhiều thời gian nghiên cứu các thuật ngữ và khái niệm cốt lõi thay vì chú trọng vào các tiểu tiết không cần thiết.

Năng suất làm việc

2. Định luật Parkinson

Định luật Parkinson nói rằng “Công việc luôn chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó”. Chẳng hạn, được cho 5 giờ để hoàn thành dự án thì bạn sẽ làm xong nó sau 5 giờ. Tuy nhiên, với cùng một công việc đó, nếu ép bản thân hoàn thành trong 3 tiếng thì bạn sẽ phải tạm ngừng tất cả những mối quan tâm khác để tập trung vào nó. Do vậy, bạn có thể làm xong sớm hơn so với trước. Ngược lại, nếu deadline từ 5 giờ chuyển thành 7 giờ thì chắc chắn rằng bạn sẽ tìm cách “kiếm” thêm việc để làm trong thời gian đó, thậm chí, còn vượt quá thời gian yêu cầu và nộp chậm.

 

Do vậy, chiến lược ở đây là hãy đặt ra một khoảng thời gian nghiêm ngặt và tập trung toàn bộ công sức vào một công việc để hoàn thành nó, chứ đừng kiểm tra những phần việc đã làm trên danh sách công việc (to-do list). Hãy tuân thủ một cách nghiêm túc thời hạn cuối cùng và trau dồi khả năng hoàn thành trước thời hạn để tận dụng thời gian của bạn một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo:   Người mua hàng đang bị Wi-Fi theo dõi như thế nào?

Một vài ứng dụng để bạn tham khảo:

3. Quản lý năng lượng

Quản lý năng lượng trái ngược hẳn với quản lý thời gian, buộc bạn phải nghĩ đến kết quả như là một chức năng của năng lượng (chức năng của năng lượng là tạo ra kết quả), chứ không phài là đầu tư thời gian (đầu tư thời gian để có kết quả). Làm việc một cách hăng say trong thời gian ngắn còn hiệu quả hơn rất nhiều so với làm việc cả ngày, vừa mất tập trung lại vừa mệt mỏi.

Năng suất làm việc

Thêm nữa, làm việc với năng lượng thấp cũng sẽ làm giảm năng suất làm việc của bạn. Thay vì như vậy, hãy nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục trước khi bắt đầu dự án mới.

4. Làm việc thông minh

Có một câu chuyện cũ kể về hai tiều phu trong một cuộc thi chặt cây. Tiều phu thứ nhất chọn một chiếc rìu bị gỉ và ngay lập tức chạy vào rừng để bắt đầu nhiệm vụ. Tiêu phu thứ hai dành một khoảng thời gian để mài chiếc rìu thật sắc và khi gần hết cuộc thi, ông mới chạy vào rừng chọn cây lớn nhất để chặt. Hiển nhiên, ông chỉ mất rất ít thời gian để đốn hạ cây lớn trong khi tiều phu thứ nhất mãi vẫn không chặt được một cây nhỏ.

 

Bài học ở đây là đừng mất thời gian cho những công việc mà bạn không thể hoàn thành chúng một cách xuất sắc. Hãy chuyển chúng cho những người có chuyên môn hay giỏi về lĩnh vực đó hơn bạn. Đồng thời, với những vấn đề bạn muốn thật sự tinh thông thì hãy ưu tiên trau dồi khả năng để vượt mức yêu cầu đặt ra trước khi bắt đầu làm. Phương pháp này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất hiệu quả.

Tham khảo:   Làm gì để sống sót khi thang máy bất ngờ rơi?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo