15. Quản Trị Digital Marketing

Ngân sách tiếp thị là gì? Các loại ngân sách tiếp thị

Theo Insider Intelligence, vào năm , dự kiến các nhà tiếp thị sẽ chi tiêu hơn 52 tỷ USD cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị. Dự đoán tiếp theo vào năm 2024,  mức ngân sách tiếp thị này sẽ tăng lên khoảng 65 tỷ USD. Theo số liệu  từ cuộc khảo sát khác của Economic Sector dành cho các Giám đốc Marketing (CMO) vào tháng 8 năm , cho thấy các doanh nghiệp đang dành khoảng 12.1% trên tổng số ngân sách hoặc 6.1% doanh thu của họ cho các hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Điều này thể hiện rõ mối quan tâm của các doanh nghiệp vào việc đầu tư và quản lý ngân sách hiệu quả trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị.

Ngân sách tiếp thị là gì?

Ngân sách tiếp thị là một khoản kinh phí dự kiến cần thiết để chi trả cho toàn bộ quá trình thực hiện các hoạt động tiếp thị, thường tính theo tháng, quý hoặc năm. Theo đó, ngân sách tiếp thị có thể bao gồm: chi phí quảng cáo, chi phí cho các chương trình marketing như khuyến mãi, tri ân khách hàng, tổ chức sự kiện, chi phí thuê nhân viên tiếp thị và tất cả các khoản phí khác liên quan đến hoạt động marketing.

Ngân sách tiếp thị là gì?

Ngân sách tiếp thị là gì?

Tại sao doanh nghiệp cần lập ngân sách tiếp thị

Ngân sách tiếp thị đóng một vai trò quan trọng trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo/ tiếp thị, bởi các lợi ích sau đây:

Quản lý tài chính: Xác định ngân sách tiếp thị giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng quản lý tài chính hiệu quả, kiểm soát mức kinh phí có sẵn để thực hiện chiến dịch mà không gây thiếu hụt tài chính hoặc lãng phí nguồn lực doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu suất chiến dịch: Khi xác định ngân sách tiếp thị cụ thể, doanh nghiệp có thể đánh giá lại hiệu suất chiến dịch dựa trên các mục tiêu tài chính, đảm bảo rằng ngân sách được chi tiêu vào những hoạt động có hiệu quả cao nhất. Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chiến dịch để đảm bảo lợi nhuận được tối đa.

Dự đoán khả năng cạnh tranh: Dựa vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, bạn có thể xác định khả năng cạnh tranh của mình trước đối thủ để phân bổ ngân sách hợp lý nhất.

Kế hoạch dài hạn: Việc xác định ngân sách trước cũng giúp bạn lập kế hoạch dài hạn cho chiến dịch tiếp thị. Bằng cách biết được nguồn tài chính có sẵn, bạn có thể xây dựng một chiến dịch mang tính ổn định và có hiệu quả cao theo thời gian.

Tầm quan trọng của ngân sách tiếp thị

Tầm quan trọng của ngân sách tiếp thị

Các loại chi phí tiếp thị

Dưới đây là các loại chi phí có thể sẽ cần phải chi tiêu khi thực hiện chiến dịch tiếp thị:

Tham khảo:   Metaverse là gì? Tiềm năng ứng dụng metaverse trong marketing

Chi phí quảng cáo

Một trong những loại chi phí quan trọng nhất của chiến lược marketing đó là chi phí quảng cáo. Các chi phí này sẽ bao gồm:

  • Chi phí trên các nền tảng quảng cáo, như công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Microsoft…), mạng xã hội (như Facebook, YouTube, Instagram…), sàn thương mại điện tử (như Shopee và TikTok)…
  • Chi phí hỗ trợ cho chương trình quảng cáo, bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến nhân sự thực hiện, máy móc, công cụ hỗ trợ… 

Chi phí khuyến mãi, sự kiện

Việc phân bổ ngân sách cho các sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi thường đòi hỏi một khoản ngân sách đáng kể. Vì vậy, các khoản chi phí này có thể là:

  • Chi phí trưng bày, chi phí đăng ký, chi phí vận chuyển, chi phí máy móc và vật tư (máy ảnh, laptop, bàn ghế, banner, logo, standee,….)
  • Chi phí dùng thử sản phẩm, chi phí ra mắt sản phẩm, chi phí chi cho việc giảm giá sản phẩm,…..

Chi phí sử dụng phần mềm, công nghệ hỗ trợ

Một chiến lược tiếp thị hiệu quả không thể được phát triển nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ công nghệ, phần mềm. Các chi phí này có thể bao gồm: chi phí sử dụng các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh và sản xuất nội dung/ video; chi phí phần mềm hỗ trợ bán hàng (chatbot, tổng đài)…

Chi phí nhân lực

Nhân sự là một trong những yếu tố không thể thiếu khi thực hiện chiến dịch marketing, các chi phí này có thể bao gồm: chi phí nhân sự marketing của công ty, chi phí thuê nhân lực bên ngoài (ví dụ như đội ngũ quay video, chụp ảnh, makeup…), chi trả cho các bên được thuê để tạo sản phẩm, dịch vụ (ví dụ như các bên thiết kế sự kiện…), chi phí trả cho các bên đối tác như influencers, KOC,…

Trên đây là một số loại chi phí marketing phổ biến cần cân nhắc khi lập ngân sách tiếp thị. Tùy theo chiến lược marketing mà doanh nghiệp có thể xem xét và sử dụng các loại chi phí khác nhau để xây dựng ngân sách marketing phù hợp.

Cách xác định ngân sách tiếp thị hiệu quả

Một số doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ ngân sách tiếp thị ngay từ đầu năm, sau đó điều chỉnh và triển khai chiến dịch tiếp thị trong suốt cả năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác sẽ xây dựng kế hoạch ngân sách tiếp thị theo từng giai đoạn và sau đó mới tiến hành xin nguồn tài chính. Do đó trước khi triển khai bất kỳ chiến dịch quảng cáo, tiếp thị nào thì việc lập kế hoạch chi tiêu ngân sách cụ thể vẫn là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là các bước gợi ý giúp bạn xác định ngân sách tiếp thị một cách hiệu quả hơn:

Tham khảo:   Tiếp thị bằng biểu tượng cảm xúc

Xác định chiến lược kinh doanh và mục tiêu tiếp thị 

Theo Kazim: Bạn sẽ không thể lập ngân sách tiếp thị nếu bạn không biết công việc kinh doanh của mình đi đến đâu. Do đó, bước đầu tiên quan trọng khi xây dựng ngân sách tiếp thị là xác định mục tiêu kinh doanh và tiếp thị. Điều này chẳng những là cơ sở quan trọng để ước tính ngân sách tiếp thị mà còn giúp doanh nghiệp dự kiến cách thức phân bổ doanh thu vào các hoạt động tiếp thị một cách có hệ thống và hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc xác định mục tiêu kinh doanh và tiếp thị còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân chia nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện của chiến dịch. 

Xác định mục tiêu cho ngân sách tiếp thị

Xác định mục tiêu cho ngân sách tiếp thị

Ước tính ngân sách tiếp thị 

Tiếp theo, bạn cần ước tính ngân sách tiếp thị mà bạn sẽ phải chi tiêu. Có nhiều cách và phương pháp để ước tính ngân sách tiếp thị:

  • Dựa vào mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho chiến dịch tiếp thị và dựa vào mục tiêu đó để xác định ngân sách.
  • Dựa vào tính chất cạnh tranh của ngành và xu hướng tiếp thị kỹ thuật số: Hiểu rõ xu hướng trong ngành và cách mà các công ty khác đang chi tiêu cho tiếp thị và quảng cáo có thể giúp bạn ước tính chi phí marketing.
  • Dựa vào quy mô công ty: Nếu bạn là một công ty mới, có thể cần phân bổ ít nhất từ 12-20% tổng doanh thu cho tiếp thị. Đối với công ty đã hoạt động lâu năm, có thể dành ít nhất từ 6-12% tổng doanh thu cho tiếp thị (theo BrandsVietnam)
  • Dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí khi triển khai sự kiện bằng cách tận dụng các tài nguyên có sẵn từ doanh nghiệp (nhân sự, máy móc và thiết bị,..).

Ngoài ra, theo Mallika Kazim, việc xem xét việc sử dụng phương pháp định hướng chiến dịch tiếp thị theo tỷ lệ 70-20-10 cũng là một phương án khả thi:

  • 70% ngân sách sẽ dành cho các hoạt động đã chứng minh được hiệu quả trong quá trình tiếp thị, quảng cáo. 
  • 20% ngân sách dành cho những nỗ lực có tiềm năng mới, mặc dù không đảm bảo thành công (ví dụ: các hoạt động dùng thử, trải nghiệm sản phẩm,..)
  • 10% ngân sách cuối cùng sẽ dành cho các hoạt động mới, chưa được thử nghiệm trước đó.
Tham khảo:   Khái niệm Word of Mouth Marketing (WOMM)

Đo lường hiệu quả chi tiêu

Sau khi đã xác định được khoản ngân sách dự kiến chi tiêu cho chiến dịch, bước tiếp theo là tạo một bảng kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục ngân sách. Cố gắng tiến hành đo lường hiệu quả chi tiêu song song với quá trình thực hiện chiến dịch. 

Đo lường hiệu quả chi tiêu ngân sách tiếp thị

Đo lường hiệu quả chi tiêu ngân sách tiếp thị

Điều chỉnh và bổ sung ngân sách tiếp thị 

Nếu có sự thay đổi trong tình hình thị trường, phản hồi của khách hàng, hoặc hiệu suất của chiến dịch không đạt được như dự kiến, bạn cần có khả năng điều chỉnh ngân sách tiếp thị một cách linh hoạt. Điều này có thể bao gồm tăng cường các hoạt động có hiệu quả hoặc cắt giảm chi tiêu đối với những khía cạnh không cần thiết.

Điều quan trọng là bạn phải quản lý ngân sách tiếp thị một cách linh hoạt và phù hợp, đảm bảo rằng mọi điều chỉnh trong ngân sách sẽ vẫn tuân theo kế hoạch và mục tiêu tiếp thị ban đầu.

Việc thiết lập ngân sách tiếp thị sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chi tiêu, cải thiện doanh thu, tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch, và tập trung đầu tư vào các hoạt động mang lại hiệu quả cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Phân bổ ngân sách quảng cáo dựa trên mục tiêu tiếp thị

Các bước hiệu quả để xây dựng thương hiệu với ngân sách hợp lý

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo