15. Quản Trị Digital Marketing

Mô hình marketing là gì ? Top 5 loại mô hình marketing phổ biến

Trong hoạt động kinh doanh, việc ứng dụng các mô hình marketing hiệu quả là vô cùng cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh cũng như chiếm lĩnh được thị trường vững chắc. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình marketing phổ biến với vai trò hỗ trợ quá trình marketing đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là top 5 mô hình marketing phổ biến nhất được các doanh nghiệp ứng dụng.

Mô hình marketing - công cụ hỗ trợ đắc lực của các nhà tiếp thị

Mô hình marketing – công cụ hỗ trợ đắc lực của các nhà tiếp thị

Mô hình Marketing là gì?

Mô hình marketing là các công cụ được doanh nghiệp và các nhà tiếp thị sử dụng để nghiên cứu tổng quan và xác định được các yếu tố bên trong như điểm yếu, điểm mạnh về sản phẩm, dịch vụ, địa lý, tôt chức, nhân sự,… và yếu tố bên ngoài như thị trường, đối thủ cạnh tranh, cơ hội, thách thức, chính trị, luật pháp,…

mô hình marketing là gì ?

mô hình marketing là gì ?

Mô hình Marketing giống như 1 sơ đồ mà khi doanh nghiệp xây dựng sơ đồ đúng thì sẽ dễ tìm ra nhiều hướng đi, tìm thấy hướng đi nào nhanh, ít trắc trở nhất…

Vai trò của các mô hình marketing là giúp nhà tiếp thị xác định chiến lược marketing của họ, quyết định các phân khúc thị trường mà họ sẽ chú trọng, dự đoán sự ảnh hưởng của các hành động marketing đối với người tiêu dùng và đề xuất các dự đoán về doanh thu trong các kỳ tới. 

Top 5 loại mô hình marketing phổ biến

Mô hình marketing là một trong những công cụ quan trọng góp phần hỗ trợ các nhà tiếp thị trong nhiều quy trình. Mỗi mô hình marketing đều có những giá trị riêng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp; lên kế hoạch marketing,…. Phần lớn các mô hình marketing phổ biến dùng để nghiên cứu và mô tả môi trường bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp, cụ thể:

Top 5 loại mô hình marketing phổ biến

Top 5 loại mô hình marketing phổ biến

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng, yếu tố, điều kiện ràng buộc bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng tới sự phát triển, vận hành và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố của môi trường bên ngoài và doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhận biết và khai thác nguồn lực một cách hiệu quả hơn

Môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu và khảo sát các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Nhằm mục đích xác lập được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để triển khai quy trình xây dựng ma trận nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận tổng quan về các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp.

Mô hình Marketing 4P

Mô hình 4P trong tiếp thị là mô hình nghiên cứu thị trường truyền thống cổ điển quen thuộc hơn với các nhà tiếp thị. Gồm 4 thành phần chính:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price ( Giá cả)
  • Place (Phân phối)
  • Promotion (Xúc tiến)
Mô hình 4P - một mô hình nghiên cứu thị trường truyền thống và đem lại hiệu quả

Mô hình 4P – một mô hình nghiên cứu thị trường truyền thống và đem lại hiệu quả

Product: Sản phẩm 

Sản phẩm là một trong những phần quan trọng của mô hình 4P. Sản phẩm ở đây không chỉ là một thực thể vật chất đơn thuần mà nó còn là hàng loạt những phương tiện hữu hình và vô hình như : đặc điểm, dịch vụ, tổ chức, triển khai và sáng tạo.

Một sản phẩm được cho là lý tưởng khi nó đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hoặc hấp dẫn đến mức người tiêu dùng nhất định phải mua nó. Để thành công, các nhà tiếp thị cần hiểu rõ về vòng đời sản phẩm và các nhà quản lý cần lập kế hoạch quản lý sản phẩm qua từng giai đoạn của vòng đời. 

Ví dụ điển hình như, nhà Apple đã đạt được thành công lớn trong việc tạo ra chiếc điện thoại thông minh đầu tiên và được người tiêu dùng đón nhận bởi sự độc đáo và phù hợp với nhu cầu khách hàng:

  • Sự độc đáo: điện thoại di động có màn hình cảm ứng, khác với màn hình bấm phím thời bấy giờ. Đáp ứng được nhu cầu khách hàng về sự tiện lợi, sang trọng và thu hút hơn.
  • Chức năng hiện đại, linh hoạt : có kết nối internet, khả năng nghe nhạc trên điện thoại mà không cần thông qua đài radio hay thiết bị chuyên nghe nhạc.

Mặc dù đã ngừng cung cấp số liệu bán hàng công khai kể từ , nhưng tổng doanh số mà iPhone công bố ở mức 2,2 tỷ USD với hàng tỷ chiếc được bán ra.

Sản phẩm sẽ dựa vào nhiều yếu tố như :

  • Thiết kế.
  • Chức năng
  • Đặc trưng.
  • Tên thương hiệu.
  • Sản phẩm nhiều loại.
  • Chất lượng.
  • Dịch vụ.
  • Đóng gói, trả hàng, v.v.

Price: Giá 

Chiến lược giá rất quan trọng trong mô hình marketing mix. Đó cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày nay. 

Khi bắt đầu quá trình tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ, điều quan trọng là chọn được một mức giá phù hợp. Mức giá này phải đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp và có thể tiếp cận với thị trường, khách hàng mục tiêu. Giá cả có thể có tác động rất lớn đến sự thành công chung của một sản phẩm trên thị trường.

Chiến lược giá là một thách thức đối với các doanh nghiệp vì phải đưa ra 1 mức giá đồng thời đáp ứng nhiều điều kiện:

  • Hấp dẫn khách hàng: phải để khách hàng cảm nhận sản phẩm xứng đáng với giá đó hoặc mua được sản phẩm với giá đó là khách hàng có lời
  • Có thể cạnh tranh với đối thủ
  • Mang lại lợi nhuận doanh nghiệp mong muốn
  • Định vị phân khúc thương hiệu: giá rẻ, tầm trung, cao cấp…
Tham khảo:   Hướng dẫn để có lời chứng thực hoạt động hiệu quả

Place: Địa điểm

Place chính là địa điểm mà khách hàng sẽ tới mua sản phẩm hoặc kênh phân phối hàng hóa. Hiện nay địa điểm được chia thành hai loại hình thức. Cụ thể là online hoặc offline:

  • Hình thức Online : Các doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm trên mạng xã hội, website riêng, email hoặc sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, việc bán hàng có thể thông qua account cá nhân hay trong các hội nhóm…
  • Hình thức Offline: Việc các doanh nghiệp chọn địa điểm cực kỳ quan trọng. Điển hình các thương hiệu lớn thường chấp nhận bỏ mức chi phí khổng lồ để thuê mặt đường, với mục đích thể hiện đẳng cấp, địa vị và mức độ tiếp cận khách hàng cao.

Ví dụ điển hình đối với ngành F&B. Khi so sánh giữa 2 quán cung cấp sản phẩm thức ăn : với 1 quán được mở ở Hồ Tây và với 1 quán được mở ở mặt đường ngõ, ngách. 

  • Quán được mở ở Hồ Tây : định vị của quán trong tâm trí khách hàng sẽ là phân khúc cao cấp, sang trọng so với quán thuê mặt đường ở khu khác. Bởi dựa vào địa điểm khách hàng cũng sẽ phần nào đoán được phân khúc, giá cả, chất lượng phục vụ, quán đến từ tập đoàn có quy mô như thế nào…. 
  • Quán được mở ở mặt đường ngõ, ngách : định vị của quán trong tâm trí khách hàng sẽ là bình dân, học sinh, sinh viên. Việc thuê mặt bằng trong ngõ ngách ít người qua lại thì quán cần phải đẩy mạnh marketing online hơn như quảng cáo, khuyến mại, thuê review… nhằm thu hút khách hàng.

Promotion: Khuyến mãi

Đây là chữ P khá quan trọng trong mô hình marketing 4P. Xúc tiến hỗn hợp là làm thế nào để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng? Làm thế nào để họ biết về sự tồn tại và lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ giữa hàng trăm nghìn sản phẩm tương tự trên thị trường. Làm thế nào để sản phẩm của bạn nổi bật và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng? 

Có rất nhiều chiến lược có thể sử dụng để quảng bá, khuyến mãi sản phẩm tới khách hàng, ngày nay được thực hiện một cách phổ biến với 4 loại hình chính:

  • Quảng cáo: các kênh quảng cáo truyền thống như truyền hình, đài phát thanh, PR trên báo in hay tạp chí,… và quảng cáo thông qua Internet, mạng xã hội hay quảng cáo trực tuyến khác,… 
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích thích mua hàng 
  • PR / Quan hệ công chúng, thực hiện các chương trình tài trợ hoặc tham gia triển lãm/hội chợ và sự kiện. 
  • Bán hàng trực tiếp, quảng bá sản phẩm tận nhà, tiếp thị trực tiếp qua điện thoại (Telemarketing), catalog quảng cáo, in tờ rơi.

Mô hình Marketing SWOT 

Mô hình SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh bao gồm : Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích, xây dựng, đánh giá các chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả và phù hợp nhất.

SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh bao gồm : Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats

SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh bao gồm : Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats

Strengths (Điểm mạnh) và Weaknesses (Điểm yếu)

Trong 4 yếu tố cơ bản của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố được sử dụng để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với hai yếu tố này, các doanh nghiệp có thể xác định, kiểm soát và sửa đổi được. Những yếu tố này thường sẽ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài sản hữu hình, phát triển sản phẩm,…

Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)

Ngoài ra, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính chất vĩ mô. Các doanh nghiệp có thể không kiểm soát được hai yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng cần nghiên cứu và cân nhắc những thách thức bên ngoài có thể nảy sinh bất cứ lúc nào.

Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ thấy rõ mục tiêu cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mục tiêu doanh nghiệp đề ra, từ đó đưa ra chiến lược bán sản phẩm phù hợp với mục tiêu tăng doanh thu.

Mô hình PESTEL

Mô hình PESTEL là một công cụ chiến lược cực kỳ hữu ích giúp chúng ta hiểu được sự tăng trưởng hay suy giảm của thị trường, cũng như giúp chúng ta hiểu được vị thế kinh doanh, cơ hội và hướng hoạt động của doanh nghiệp. 

Mô hình PESTEL là một công cụ chiến lược cực kỳ hữu ích

Mô hình PESTEL là một công cụ chiến lược cực kỳ hữu ích

Mô hình này là một loại hình phân tích nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường và thường tập trung vào 6 yếu tố chính có liên quan mật thiết đến doanh nghiệp.

  • Political (Chính trị)
  • Economic (Kinh tế)
  • Sociocultural (Văn hóa xã hội)
  • Technological (Công nghệ)
  • Environmental (Môi trường)
  • Legal (Pháp lý)

Chính trị (Political factors)

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh trong một khu vực. Các yếu tố thể chế và luật pháp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực nào. Khi kinh doanh trong một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc tuân thủ các yếu tố pháp lý thể chế của khu vực này. Yếu tố này thường phân tích các khía cạnh như chính trị, sự bình ổn và chính sách thuế.

Tham khảo:   Tối ưu hóa chiến dịch email marketing với 3 nguyên tắc “bất di bất dịch”

Ví dụ: Đối với đất nước có nhiều cuộc khủng bố, chiến tranh nội bộ (điển hình Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS với các cuộc chiến nội bộ xâu xé lẫn nhau) thì sẽ khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào các nước này.

Kinh tế (Economic factors)

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến cả yếu tố kinh tế ngắn hạn cũng như dài hạn và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp dựa vào việc phân tích các yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành và lãnh thổ. 

Tình trạng của nền kinh tế: Mọi nền kinh tế đều có chu kỳ. Trong một khoảng thời gian nhất định của chu kỳ kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ tự đưa ra quyết định phù hợp. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát,…

Ví dụ, với tình hình kinh tế đang phát triển, Việt Nam là một trong những đất nước thu hút nhiều nguồn lực từ các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê của báo tài nguyên và môi trường, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/ đạt 28,5 tỷ USD. 

Xã hội (Social factors)

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và yếu tố xã hội riêng. Và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng ở những khu vực này. Giá trị văn hóa là những giá trị tạo nên một xã hội, có thể thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của xã hội này. Vì vậy, các yếu tố văn hóa thường được bảo vệ cực kì quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là văn hóa tinh thần.

Ta có ví dụ điển hình về chiến lược thâm nhập thị trường của McDonald’s tại Ấn Độ. Ấn Độ là một quốc gia mà tại đây bò là một loài động vật biểu tượng cho sự thiêng liêng theo tín ngưỡng, vì thế việc ăn thịt loài vật này được coi là điều cấm kỵ nhất. Chính vì thế khi đến với thị trường Ấn Độ, Mc Donald’s đã phải bỏ đi các công thức có liên quan đến Bò, chẳng hạn như Hamburger Bò Bít Tết. 

Công nghệ (Technological factors)

Công nghệ thường được xác định ở đây là một yếu tố quan trọng của tổ chức. Nó là một công cụ quan trọng giúp bạn giành được nhiều lợi thế trên thị trường ngày nay. Công nghệ có thể tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cũng cung cấp đầu vào có giá trị cho các ngành sản xuất và dịch vụ.

Các doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích qua việc có hệ thống ứng dụng công nghệ cao. Bởi khi khách hàng có phản ứng tốt sẽ chia sẻ rộng rãi thông qua các trang mạng xã hội hoặc các ứng dụng công nghệ. Từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Những yếu tố này là cả bên ngoài và bên trong. Một số luật  ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ở một quốc gia nhất định, trong khi một số chính sách chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp. Phân tích pháp lý có tính đến cả hai quan điểm này và sau đó phác thảo các chiến lược theo các quy định này. Ví dụ, luật tiêu dùng, tiêu chuẩn an toàn, luật lao động,…

Ví dụ, ở 1 số nước trên thế giới việc mua bán và quảng cáo rượu, thuốc lá là việc khá bình thường, nhưng ở Việt Nam, vẫn cho phép việc mua bán nhưng không cho các sản phẩm về bia rượu hay thuốc lá truyền thông trên TV, bảng biểu hay bất kỳ hình thức quảng cáo rộng rãi nào khác. Bên cạnh đó, khi có các luật ban hành như vậy cũng buộc các doanh nghiệp về bia, rượu, thuốc lá phải có cách marketing khác điển hình như đội ngũ tiếp thị đi chào hàng ở các quán tạp hóa, khu chợ,… Vì thế các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và tuân thủ pháp luật để không bị xử phạt. 

Môi trường (Environmental) 

Những yếu tố này bao gồm tất cả những yếu tố ảnh hưởng hoặc được xác định bởi môi trường xung quanh. Khía cạnh này của PESTEL rất quan trọng đối với một số ngành bao gồm du lịch, nông nghiệp, kinh doanh,… Khi vận hành hoạt động, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường tại thời điểm đó để tránh những hệ lụy sau khi hoạt động lâu dài.

Ví dụ : Khí hậu nhiệt đới gió mùa là một thách thức lớn đối với trang trại bò sữa. Bởi bò sẽ cho sữa nhiều nhất khi sinh sống tại nơi có nhiệt độ khoảng 5-21 độ C. Chính vì vậy, Khi vận hành hoạt động, các doanh nghiệp có các sản phẩm liên quan đến sữa cần nghiên cứu, tìm cách giải quyết để tránh những hậu quả không lường trước được.

Mô hình SMART

Mô hình SMART là mô hình dùng để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp, từ hoạt động kinh doanh, quản lý bán hàng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, mô hình này cũng có thể được sử dụng cho những nhà tiếp thị muốn vạch ra lộ trình phát triển rõ ràng nhất. Mô hình SMART được xây dựng trên một bộ tiêu chí cụ thể để đảm bảo rằng các mục tiêu có thể đạt được trong một khung thời gian nhất định.

Mô hình SMART là mô hình dùng để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp

Mô hình SMART là mô hình dùng để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp

SMART là viết tắt của ‘Specific’, ‘Measurable’, ‘Achievable’, ‘Relevant’ và ‘Time-bound’ – mỗi từ đại diện cho một tiêu chí mà các doanh nghiệp phải thiết lập:

Tham khảo:   Những điều cần tránh khi quản lý chiến dịch Influencer Marketing

“Specific” (Cụ thể)

Một mục tiêu thông minh không thể mơ hồ hoặc chung chung. Nó phải toàn diện, chi tiết, đo lường được và có thể đạt được. Thay vì nói: “Năm nay, chúng tôi sẽ cải thiện hoạt động tiếp thị trực tuyến của mình”, hãy nói: “Vào cuối quý 1 , chúng tôi sẽ tăng lưu lượng truy cập vào trang web của mình lên 25%”.

“Measurable” (Có thể đo lường)

Khi đặt mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn biết bạn sẽ sử dụng số liệu nào để đánh giá xem bạn có đạt được mục tiêu hay không và khi nào bạn sẽ đạt được mục tiêu đó.

Ví dụ: Tháng này tôi phải bán được 300 sản phẩm. Vì vậy, trung bình tôi cần bán 10 sản phẩm mỗi ngày để đạt được mục tiêu của mình vào cuối tháng.

“Achievable” (Tính khả thi)

Trong mô hình SMART, tính khả thi là yếu tố chính ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh. Điều đầu tiên cần quan tâm là mục tiêu đó có phù hợp với khả năng, tiềm năng của bạn hay không?

Để đánh giá tính khả thi của một mục tiêu, hãy tự hỏi liệu bạn có thể đạt được mục tiêu đó với thời gian và nguồn lực hiện có hay không.

“Relevant” (Tính liên quan)

Để có hiệu quả, các mục tiêu SMART phải phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Một mục tiêu sẽ không liên quan nếu nó tập trung vào một kết quả mà tổ chức không thể đạt được. Ví dụ: nếu trang web hiện tại của bạn không thể xử lý nhiều lưu lượng truy cập như vậy, thì bạn nên xem xét lại mục tiêu tăng lưu lượng truy cập web lên 25%.

“Time-Bound” (Thời hạn hoàn thành mục tiêu)

Một phần quan trọng của bất kỳ mục tiêu SMART nào là nêu rõ khi nào bạn sẽ đạt được mục tiêu, lịch trình cụ thể của bạn sẽ như thế nào, khi nào làm những gì và cuối cùng sẽ hoàn thành những gì. Đặt thời hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp bạn, nhưng đừng trì hoãn. Với khả năng của doanh nghiệp thì phải mất bao lâu? Nó “nên” mất bao lâu không quan trọng. Hãy thực tế về việc sẽ mất bao lâu. Và hãy nhớ rằng mọi mục tiêu nên có một khởi đầu và kết thúc rõ ràng.

Mô hình phễu marketing

Phễu marketing là một mô hình tiếp thị lấy khách hàng và người tiêu dùng làm trung tâm. Nói một cách đơn giản hơn, quá trình này sẽ lọc các nhóm đối tượng tiềm năng, thúc đẩy sự quan tâm và chuyển đổi ban đầu khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Do đó, ở mỗi cấp phễu khác nhau sẽ có những khách hàng bỏ rơi và chuyển dần sang giai đoạn tiếp theo. Về mặt lý thuyết, con số có thể được cố định. Tuy nhiên, nó rất hiếm. Trong hầu hết các giai đoạn sau, tỷ lệ sẽ giảm dần. 

Các mô hình theo tầng này được gọi là phễu marketing.

Các mô hình theo tầng này được gọi là phễu marketing.

Gọi là phễu Marketing vì quy trình chuyển đổi khách hàng hoạt động giống như một cái phễu. Đây là những phân đoạn chuyển đổi từ hành trình của khách hàng đến quyết định cuối cùng. 

  • Nhận biết
  • Xem xét
  • Thích
  • Mua
  • Trung thành
  • Truyền bá, chia sẻ

Đầu tiên, một người biết đến sản phẩm/dịch vụ thông qua truyền thông quảng cáo hoặc bất kỳ phương tiện nào khác. Sau đó, họ tự hỏi liệu họ có nên mua hay không. Bước tiếp theo là quyết định mua của hãng nào, nhãn hiệu nào. Và sau đó họ hành động và sẵn sàng trả tiền cho nó. Nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ mà họ đã trả tiền, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, thậm chí quảng bá doanh nghiệp trên mạng xã hội hoặc truyền miệng

Các mô hình marketing là một trong những công cụ hữu ích trong hoạt động kinh doanh, việc ứng dụng một cách hiệu quả các mô hình này sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình marketing phổ biến, chính vì thế, các nhà tiếp thị cần tìm hiểu rõ về từng mô hình và chọn cho mình một mô hình phù hợp để phát triển doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo