15. Quản Trị Digital Marketing

Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong marketing và xây dựng thương hiệu

Chúng ta đang sống trong một thế giới phủ đầy màu sắc rực rỡ, bao trọn từ thế giới thực đến thế giới ảo. Màu sắc gắn liền với nhận thức, tư duy con người và có tác động mạnh mẽ tới cảm xúc chúng ta. Tận dụng được khả năng này, màu sắc được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nếu trong nghệ thuật, màu sắc được dùng để truyền tải cảm xúc của người nghệ sĩ trong tác phẩm thì trong tiếp thị, nó được dùng để định hướng nhận thức của khách hàng về một sản phẩm/ dịch vụ hoặc một thương hiệu nào đó. Trước tiên, hãy tìm hiểu thêm về tâm lý học màu sắc, khám phá nghiên cứu làm nổi bật tác động của nhận thức màu sắc đối với việc ra quyết định và nhận về thương hiệu của bạn.

Tâm lý học màu sắc là gì?

Tâm lý học màu sắc cho thấy cách mà màu sắc ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người. Đặc biệt trong tiếp thị và xây dựng thương hiệu, các marketer sẽ sử dụng tâm lý này để tạo  ấn tượng và thuyết phục người tiêu dùng xem xét hoặc chú ý đến thương hiệu.

Điều đó được thể hiện thông qua số liệu thống kê sau: 90% các đánh giá nhanh và quyết định mua hàng của người tiêu dùng chỉ bằng cách nhìn vào màu sắc của chúng. Tuy nhiên, tâm lý con người có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ và điều này không hoàn toàn đơn giản như việc bạn nhìn thấy màu đỏ sẽ tức giận, màu vàng sẽ hạnh phúc hay màu xanh lam sẽ thoải mái. Do đó mà nghiên cứu này có thể được xem là cơ sở, tiền đề cho những ứng dụng thực tế khác nhau, từ đó đưa ra được kết luận cuối cùng cho việc lựa chọn màu sắc nào sẽ phù hợp với thương hiệu hay sản phẩm trong tương lai. Đồng thời, đây cũng chính là vũ khí lợi hại hỗ trợ việc truyền tải thông điệp và sứ mệnh của thương hiệu.

Tâm lý học màu sắc là gì?

Tâm lý học màu sắc là gì?

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Marketing Theory cũng cho thấy tầm quan trọng của tâm lý học màu sắc trong tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Theo đó, khi người tiêu dùng nhận thấy màu sắc này không phù hợp với một thương hiệu, họ có thể sẽ có những phản hồi không tích cực mấy như khi họ phản ứng với màu sắc được cho là sẽ phù hợp với thương hiệu hơn. Trên thực tế, nếu bạn có thể ứng dụng hiệu quả tâm lý học màu sắc, bạn có thể đạt được những lợi ích sau:

  • Tăng khả năng, mức độ nhận diện thương hiệu: việc ứng dụng tâm lý học màu sắc hiệu quả giúp người dùng dễ nhớ và nhận diện màu sắc đặc trưng của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
  • Gia tăng trải nghiệm, tạo cảm xúc tích cực: mỗi một màu sắc khác nhau sẽ mang đến cho người dùng những cảm giác khác nhau (có thể là cảm giác khó chịu, hạnh phúc, vui vẻ, bồi hồi và kích thích,..). Do đó, việc ứng dụng hiệu ứng tâm lý học màu sắc kết hợp với các nguyên tắc thiết kế khác giúp điều hướng mắt nhìn người dùng theo cách bạn muốn, gia tăng trải nghiệm tốt hơn đồng thời việc truyền tải thông điệp cũng như sứ mệnh thương hiệu được cụ thể hóa và dễ dàng hơn nhiều.
  • Tạo độ tin cậy, uy tín và chuyên nghiệp: màu sắc được phối hợp hài hòa và cân đối giúp người dùng có ấn tượng tốt hơn về thương hiệu, bên cạnh điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong mắt họ.
Tham khảo:   7 kỹ thuật tối ưu SEO on page cho kết quả ấn tượng

Các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể rất tuyệt vời, nhưng chúng sẽ có ích gì nếu không thu hút được khách hàng mục tiêu. Do đó mà việc chọn lựa màu sắc phù hợp có tác động đến cả thương hiệu lẫn khách hàng. Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu ý nghĩa của các màu sắc khác nhau sẽ tác động đến tâm lý khách hàng như thế nào?

Tâm lý học màu sắc trong marketing và xây dựng thương hiệu

Tâm lý học màu sắc trong marketing và xây dựng thương hiệu

Xem thêm: Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến hành vi mua hàng

Tâm lý học màu sắc: màu đỏ

Trong tâm lý học màu sắc, tình yêu, sức mạnh, niềm đam mê và năng lượng là những gì mà màu đỏ thể hiện. Đây là màu sắc thể hiện tinh thần, nhiệt huyết, sự tự tin nên vì thế có thể thúc đẩy cảm xúc và năng lượng dồi dào bên trong người tiêu dùng khiến họ có những trải nghiệm kích thích và phấn khởi hơn. Do đó mà màu đỏ thường được sử dụng cho những thương hiệu thể thao như: Puma, Manchester United, Ducati, New Balance,… Màu đỏ thể hiện được hình ảnh mà các thương hiệu này muốn xây dựng: cá tính mạnh mẽ, tinh thần nhiệt huyết và đam mê cháy bỏng.

Ngoài ra, màu đỏ thúc đẩy cảm giác ngon miệng nên cũng được các thương hiệu nổi tiếng về thức ăn và đồ uống sử dụng như: Coca-Cola, KFC, McDonald’s, RedBull, Circle K, Nestle, Lotteria, Jollibee,..

Tuy nhiên, màu đỏ có thể gây hại cho công việc kinh doanh nếu bạn sử dụng không đúng cách. Màu đỏ còn thể hiện sự tức giận, nguy hiểm, sợ hãi, lo lắng và quyền lực. Ngoài ra, đây cũng chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp và loạn nhịp tim.

Ví dụ: màu đỏ được sử dụng trong giao thông, khi nhìn thấy đèn đỏ buộc người lái xe phải dừng lại hay các biển cảnh báo nguy hiểm, biển báo cấm gây cảm giác lo lắng và bất an đối với người tham gia giao thông. Do đó, trong tiếp thị và xây dựng thương hiệu, màu đỏ cần được cân nhắc và sử dụng phù hợp, đúng ngữ cảnh.

Tâm lý học màu sắc: màu đỏ

Tâm lý học màu sắc: màu đỏ

Tâm lý học màu sắc: màu vàng

Màu vàng là một màu sắc của nắng, của ánh mặt trời – nguồn năng lượng, sự tích cực, vui tươi, hạnh phúc và là biểu tượng của một khởi đầu mới. Do đó mà màu vàng luôn được nhìn nhận theo một cách lạc quan và tích cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, khiến người khác có thể tự tin tỏa sáng theo cách riêng. 

Ngoài ra, màu vàng cũng là màu của rau củ nên thường được sử dụng cho các sản phẩm từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, màu vàng cũng là màu tượng trưng cho mùa hè, sự năng động và dễ thương vì thế mà các doanh nghiệp cũng thường sử dụng trong các sản phẩm về bánh kẹo, snack,..

Ví dụ: một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu vàng như: Lays, Chupa Chups, Cheerios, Nesquik, Lipton,…

Tâm lý học màu sắc: màu vàng

Tâm lý học màu sắc: màu vàng

Tâm lý học màu sắc: đen

Màu đen – tông màu thể hiện sự giàu có, đẳng cấp và tinh tế, pha thêm một chút cái gọi là huyền bí và quyền lực. Đặc biệt, trong tiếp thị và sử dụng thương hiệu, người ta sử dụng màu đen nhằm tạo cảm giác sang trọng, thanh lịch và quý phái khi một ai đó sở hữu một món đồ đắt tiền, xa xỉ. Một số thương hiệu cao cấp như Chanel, Gucci, Prada, Apple, Volvo, Mercedes, Tesla, Lexus,… rất ưa chuộng sử dụng tông màu này như một cách thể hiện định vị thương hiệu của mình. 

Tham khảo:   Kết nối với khách hàng trên Social Media và Website

Màu đen được sử dụng nhiều trong ngành thời trang tuy nhiên trong các trang phục ngành y tế, màu đen hạn chế sử dụng vì nó tượng trưng cho sự đau buồn, tang thương và cái chết. Hơn nữa, việc lạm dụng tông màu này quá mức cũng gây nên cảm giác ảm đạm, nhạt nhẽo khiến thương hiệu trở nên nhàm chán và không thu hút.

Tâm lý học màu sắc: màu đen

Tâm lý học màu sắc: màu đen

Tâm lý học màu sắc: hồng

Bản chất màu hồng là màu đỏ nhưng lại mang đến cho người dùng một cảm giác hoàn toàn khác biệt. Nếu màu đỏ thể hiện tình yêu mãnh liệt thì màu hồng lại tượng trưng cho một tình yêu nhẹ nhàng, dễ thương. Hiểu rõ được tâm lý học màu sắc này, các thương hiệu nổi tiếng tập trung vào người tiêu dùng nữ như Victoria’s Secret, Priceline, The Woman’s … đã lựa chọn màu hồng làm tông màu chủ đạo cho thương hiệu.

Ngoài ra, đây cũng là màu yêu thích của trẻ em, do đó mà các thương hiệu lớn về đồ chơi, bánh kẹo cho con nít như Baskin Robbins, Barbie, Donut King,…

Tâm lý học màu sắc: màu hồng

Tâm lý học màu sắc: màu hồng

Tâm lý học màu sắc: cam 

Màu cam chính là màu sắc được pha trộn bởi màu đỏ và màu vàng, do đó màu sắc này mang một chút hơi hướng mãnh liệt, phấn khích và nguồn năng lượng nhiệt huyết của tuổi trẻ.Bởi vậy mà những thương hiệu tập trung vào phân khúc giới trẻ như Soundcloud, JBL, Fanta, Payless,… đều lựa chọn màu cam để đại diện cho tinh thần thương hiệu. Ngoài ra, màu cam còn đại diện cho sự linh hoạt, nhanh nhạy nên một số ngành hàng liên quan đến vận chuyển, thương mại điện tử cũng sử dụng tông màu này, ví dụ: Shopee, Alibaba, TNT,…

Tâm lý học màu sắc: màu cam

Tâm lý học màu sắc: màu cam

Tâm lý học màu sắc: trắng

Màu trắng được tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, sạch sẽ và ngây thơ trong tâm lý màu sắc. Sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu kết hợp hài hoà giữa màu trắng và màu đen giúp gợi lên cảm giác hiện đại, ví dụ: Apple, Nike, Adidas,..

Tuy nhiên, về bản chất thì màu trắng không phải là màu sắc, vì thế sẽ tạo cảm giác đơn điệu, sáo rỗng và nhàm chán. Tương tự với màu đen, bạn cũng cần cân nhắc sử dụng tông màu phù hợp với ngữ cảnh.

Tâm lý học màu sắc: màu trắng

Tâm lý học màu sắc: màu trắng

Tâm lý học màu sắc: xanh lam

Đây là tông màu khá êm dịu và được xếp hạng là màu yêu thích nhất của thế giới. Màu xanh là màu của bầu trời và biển cả nên mang lại cảm giác an toàn, thoải mái và bình yên. Vì tính chất đó mà các tổ chức liên quan đến con người như WHO, Human Rights Committee,.. và bệnh viện chọn tông màu này làm tông màu chủ đạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp truyền thông xã hội lớn và công nghệ  như: Facebook, Twitter, Intel, Samsung, IBM,… thường chọn màu xanh lam để làm cho họ trở nên đáng tin cậy hơn.

Mặt khác, màu xanh lam cũng mang ý nghĩa tiêu cực, nó có thể truyền đạt cảm giác lạnh lùng, vô cảm và không thân thiện. Bên cạnh đó, có rất ít thực phẩm chứa màu xanh lam trong tự nhiên, do đó mà màu sắc này hiếm khi được các thương hiệu F&B (đồ ăn và đồ uống) lựa chọn.

 

Tâm lý học màu sắc: màu xanh lam

Tâm lý học màu sắc: màu xanh lam

Tâm lý học màu sắc: xanh lá

Màu xanh của cây cỏ, rau củ tượng trưng cho sự sống, mang lại cảm giác khỏe mạnh và thư thái. Trong tâm lý học màu sắc, màu xanh lá sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các thương hiệu muốn thể hiện quan điểm lành mạnh hoặc quảng cáo sản phẩm thân thiện với môi trường, thực phẩm ăn uống. Ví dụ: Tropicana, Roots, Green Giant,..

Tham khảo:   Các công thức content marketing hiệu quả nhất

Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng sử dụng màu này để thu hút vì màu xanh còn thể hiện sức tăng trưởng mạnh, ví dụ: Fidelity.

Tâm lý học màu sắc: màu xanh lá

Tâm lý học màu sắc: màu xanh lá

Tâm lý học màu sắc: tím

Trong Đế chế La Mã, các quan chức cấp cao mặc trang phục màu tím Tyrian vào thời điểm đó còn đắt giá hơn vàng. Nữ hoàng Elizabeth I thậm chí còn cấm bất kỳ ai ngoài hoàng gia mặc trang phục màu tím. Do đó, trong tâm lý học màu sắc, màu tím gắn liền với hoàng gia, quyền lực, trí tuệ và tâm linh. 

Màu tím có một sắc thái nữ tính nên nó cũng là một lựa chọn màu hợp lý cho mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp và chống lão hóa. Ngoài ra, các thương hiệu lớn chủ tập tập trung vào đối tượng nữ giới cũng lựa chọn tông màu này, ví dụ: Hallmark, Aussie, Yahoo,…

Tâm lý học màu sắc: màu tím

Tâm lý học màu sắc: màu tím

Tâm lý học màu sắc: nâu 

Theo các số liệu đo lường trước đây, 64% người tiêu dùng cho rằng:Màu nâu giống với thân cây trong thiên nhiên nên có thể mang lại cảm giác êm dịu, trong lành cho các thiết kế. Do đó mà các thương hiệu nổi tiếng trong ngành socola, bánh kẹo, cà phê, thực phẩm chọn tông màu này làm tông màu chủ đạo, ví dụ: M&M, Hershey, Nespresso,…

Mặc dù không có một màu nào được chứng minh là thúc đẩy doanh số bán hàng thành công hơn những màu khác, nhưng việc ứng dụng hiệu quả tâm lý học màu sắc dường như ảnh hưởng đến khả năng làm nổi bật đặc điểm của một thương hiệu. Một số kết luận được đút kết như sau:

  • Ngành F&B thường ưa chuộng sử dụng tông màu: cam, vàng, đỏ
  • Ngành hàng công nghệ, nền tảng truyền thông, thương mại điện tử thường sử dụng các màu: xanh lam, trắng
  • Ngành hàng xa xỉ, cao cấp thường sử dụng các màu: đen, trắng
  • Ngành hàng tập trung vào phân khúc khách hàng nữ, bao gồm các sản phẩm liên quan đến mỹ phẩm, quần áo thường sử dụng màu: đỏ, hồng, tím, trắng
  • Ngành hàng liên quan đến thực phẩm an toàn, lành mạnh và xây dựng thói quen tiêu dùng xanh sử dụng tông màu: xanh lá, nâu, cam
  • Các màu nổi bật như cam, vàng thường phổ biến trong các quảng cáo giảm giá, ưu đãi vì nó mang năng lượng tích cực, tạo cảm giác kích thích, thúc đẩy hành động mua hàng nhanh chóng.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo