15. Quản Trị Digital Marketing

Để thành công với Marketing trên mạng xã hội

Cho dù bạn mới bắt đầu tập kinh doanh hay đã có kinh nghiệm lâu năm, việc nắm chắc những điều nên và không nên làm với marketing trên mạng xã hội vẫn là điều rất cần thiết. Bạn nên tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực để nhận được kết quả tốt trong thời gian ngắn. Dưới đây, Subiz sẽ tiết lộ những điều nên và không nên làm để bạn thực hiện marketing thành công trên mạng xã hội.

social-media-marketing

Mạng xã hội luôn là thị trường tiềm năng để bạn tấn công

Nội dung

Tạo ra nội dung hấp dẫn là nền tảng cho chiến dịch marketing mạng xã hội thành công.

Bạn nên làm những điều sau về mặt nội dung:

  • Đăng tải thường xuyên. Tần suất sẽ khác biệt tùy vào đặc trưng của mặt hàng cũng như nền tảng mạng xã hội. Trung bình, bạn nên đăng tải khoảng 3 tới 5 bài trên Facebook mỗi ngày.
  • Chia sẻ những nguồn đáng tin cậy. Khi bạn đang làm quản trị một fanpage Facebook, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc toàn bộ nội dung trước khi đăng tải và chắc chắn chúng có ích đối với người đọc. Bên cạnh đó, các thông tin cần xuất phát từ những nguồn đáng tin cậy.
  • Đa dạng hóa bài đăng. Bạn không nên đăng tải nội dung cùng về một khía cạnh và chia sẻ các liên kết tương tự quá thường xuyên. Nếu bạn chia sẻ các đường dẫn tới cùng một website, hãy chia sẻ các bài viết thuộc chủ đề khác nhau trên website này.

Những điều bạn không nên làm:

  • Đăng bài quá nhiều. Có thể bạn muốn ngự trị trong tâm trí người dùng, nhưng đừng hành động như một kẻ khủng bố! Việc đăng tải quá thường xuyên sẽ khiến người dùng cảm thấy bội thực thông tin và đem đến tác dụng ngược.
  • Chia sẻ thông tin không liên quan. Bạn không nên đăng tải nội dung theo kiểu “cho có”. Hãy chắc chắn rằng mọi thứ bạn đăng tải đều nằm trong phạm vi quan tâm của khách hàng mục tiêu.
  • Chia sẻ những nội dung của người khác quá thường xuyên. Việc làm này sẽ khiến cho bạn thay vì quảng bá cho thương hiệu lại trở thành quảng cáo không công cho một người ngoài. Đừng quên duy trì sự cân bằng cần thiết để đa dạng hóa nguồn tin mà vẫn không khiến cho khán giả xao lãng về thương hiệu của bạn.
  • Thiếu đồng nhất. Không nên đăng tải quá nhiều vào tuần này nhưng lại bỏ đăng bài vào tuần sau. Người dùng sẽ không cảm thấy được tương tác đều đặn với công ty của bạn.
social-media-content-management

“Nội dung là Vua” nhưng làm thế nào để Vua chứng minh tầm quan trọng?

Khách hàng

Khách hàng là mối quan tâm chính trong lĩnh vực marketing mạng xã hội.

Tham khảo:   Để quảng cáo tự nhiên phù hợp với chiến lược Content Marketing

Bạn nên tiếp cận khách hàng như thế nào?

  • Xác định đối tượng mục tiêu. Khách hàng rất có khả năng chỉ đi theo số đông. Bạn cần tỉnh táo xác định những người thực sự quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của bạn.
  • Thiết lập mục đích. “Thu hút nhiều người theo dõi hơn” không phải là một mục đích tốt. Tuy nhiên, “thêm 10 người theo dõi mới mỗi tuần” lại là một mục tiêu tốt vì có tính khả thi và bạn có khả năng đo lường được. Hãy lập các mục tiêu liên quan đến việc tăng trưởng số lượng khách hàng và tăng tương tác.
  • Theo dõi lại. Nếu ai đó nhấn “Theo dõi” bạn, việc bạn “theo dõi” lại là chứng minh rằng bạn hoàn toàn nghiêm túc trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu và khách hàng. Theo dõi lại người dùng trên Instagram hoặc lập một tài khoản cá nhân (với tư cách thương hiệu) trên Facebook và tương tác với khách hàng thường xuyên là điều bạn nên làm.
  • Phản hồi các bình luận. Nếu có người nhắc đến bạn cả với hướng tích cực lẫn tiêu cực, hãy cảm ơn họ liền sau đó. Tương tác với người dùng sẽ giúp bạn có được những gắn bó khăng khít trong tương lai. Khách hàng khen bạn – bạn cảm ơn. Khách hàng chưa hài lòng – cảm ơn và hỏi lý do tại sao họ chưa hài lòng, đừng quên đính kèm một lời hứa cho sự trở lại tốt hơn

Không nên làm những điều sau với khách hàng:

  • Mua lượt theo dõi. Những người theo dõi này hầu hết là những tài khoản giả mạo và họ sẽ không đem đến bất cứ giá trị thật nào cho công ty/ Ngay cả khi bạn sử dụng những dữ liệu này để chạy quảng cáo, kết quả đem lại cũng không hề khả quan.
  • Chỉ tập trung vào bán hàng. Chắc chắn là bạn sẽ muốn tăng doanh thu, nhưng khán giả muốn được giải trí hoặc được đào tạo về một số lĩnh vực đặc biệt. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc bán hàng, khách hàng sẽ rời bỏ bạn không lâu sau đó.
  • Tự giới hạn các mạng xã hội. Hãy khuyến khích những người theo dõi bạn truy cập website công ty, nơi mà họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng hay thậm chí là khách mua hàng.
socialmedia

Bạn đã nắm được mạng xã hội nào có sức ảnh hưởng lớn nhất tới khách hàng mục tiêu chưa?

Tương tác với người dùng

Tương tác với người dùng là chìa khóa thành công trên mạng xã hội.

Tham khảo:   Có nên đầu tư ngân sách cho Digital Advertising?

Dưới đây là những cách giúp bạn tăng tương tác:

  • Đặt ra những câu hỏi. Những câu hỏi mở giúp thúc đẩy các cuộc hội thoại, từ đó cả thương hiệu và khách hàng sẽ có cơ hội hiểu thêm về nhau.
  • Hỏi về quan điểm. Hầu hết mọi người đều thích bày tỏ quan điểm cá nhân. Hãy cho họ cơ hội để làm điều đó, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn với mỗi lời nói của mình hơn là trong một cuộc hội thoại mở.
  • Trả lời khách hàng. Nếu bạn muốn khách hàng tương tác, hãy chủ động tương tác với khách hàng. Không nên bỏ sót bất cứ bình luận nào của khách hàng, hãy chú ý trả lời họ theo cách phù hợp.
  • Nói cảm ơn. Khi có ai đó chia sẻ nội dung của bạn, hãy nói cảm ơn họ. Lúc này, họ đang giúp bạn quảng bá về mặt nội dung, bạn càng trân trọng những nỗ lực của họ thì họ càng có động lực để làm điều này vào lần kế tiếp.

Những việc bạn không nên làm:

  • Đề nghị người dùng quảng cáo sản phẩm thay bạn. Nếu bạn yêu cầu mọi người chia sẻ nội dung hoặc quảng bá sản phẩm cho bạn một cách quá lộ liễu, sẽ không ai thích thú và sẽ từ bỏ việc theo dõi bạn ngay sau đó. Hãy nhớ, bạn hoàn toàn có thể khiến khách hàng làm marketing thay bạn, tuy nhiên không phải theo cách làm họ cảm thấy bị ép buộc.
  • Phớt lờ tin nhắn và bình luận. Trong trường hợp mọi người đã gửi cho bạn một tin nhắn hoặc để lại bình luận, phớt lờ chúng đồng nghĩa với việc bạn tuyên bố tới khách hàng: “Chúng tôi không quan tâm tới khách hàng”.
  • Để xảy ra xích mích. Bạn cần luôn luôn duy trì cách cư xử chuyên nghiệp. Kể cả khi khách hàng có những hành động thô lỗ, bạn vẫn phải úng xử một cách nhã nhặn, lịch thiệp mà khiến họ phải nể phục.
medical-social-media-engagement-770x498

Chú ý tương tác với khách hàng trên mạng xã hội

Tạm kết

Trên đây là những lưu ý nhỏ giúp bạn làm marketing thành công trên mạng xã hội. Đôi khi, chúng ta không cần đến những chiến dịch truyền thông tiếng tăm để thu hút khách hàng, một lịch đăng bài thường xuyên cùng ý thức tương tác tốt với khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy ấn tượng với thương hiệu, từ đó ra quyết định mua hàng.

Tham khảo:   Những lưu ý và ý tưởng để triển khai chiến dịch marketing 20-10 thành công

Theo Business2Community

Bài liên quan:

  • Các lỗi truyền thông mạng xã hội điển hình
  • 5 sai lầm kinh điển khi phát triển mạng xã hội
  • Đánh giá hiệu quả Marketing trên Mạng xã hội bằng Google Analytics
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo