15. Quản Trị Digital Marketing

Nhân đôi chuyển đổi với cùng một lượng truy cập

Trong thế giới tiếp thị số, lưu lượng truy cập – traffic đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trên thực tế, thương hiệu không thể thành công với các chiến dịch tiếp thị trên thế giới trực tuyến nếu như không hiểu được những thứ thuộc về bản chất: vị trí/ kênh nào có lưu lượng truy cập cao; vị trí nào cần thay đổi để tăng lượng truy cập; những khoảng thời gian nào người dùng thường truy cập vào website, v.v.

Traffic rất quan trọng. Tuy nhiên, xét cho cùng lưu lượng truy cập lại không phải yếu tố có thể quyết định sự thành công trong kinh doanh của thương hiệu.

Chuyển đổi mới chính là tên của trò chơi.

Và chúng tôi đang có tin tốt cho bạn! Hy vọng sau khi đọc xong những chia sẻ dưới đây, bạn có thể ngừng đập đầu vào tường, cố gắng tìm cách để tăng thêm lượng truy cập vào website. Thay vào đó, hãy tận dụng lượng truy cập sẵn có và tăng chuyển đổi để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất nhé!

Form đăng ký

Form đăng ký

Đơn giản hóa form đăng ký

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc đơn giản hoá các trường thông tin trên form đăng ký giúp tăng thêm nhiều chuyển đổi so với việc bắt khách hàng phải điền quá nhiều thông tin. Trên thực tế, việc xóa một trường duy nhất khỏi biểu mẫu có thể giúp thương hiệu tăng chuyển đổi lên tới 26%.

Tính đến năm , số lượng trường thông tin trung bình trên form đăng ký là năm. Chính vì thế, thương hiệu nên giảm các thông tin bắt buộc trên các biểu mẫu và chỉ nên để lại những trường thông tin thực sự quan trọng. Trong nhiều trường hợp, địa chỉ email và họ tên của khách hàng đã là đủ.

Tất nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích thương hiệu không nên ngần ngại để hỏi thêm thông tin – nếu cần thiết. Mục tiêu của phần này là giúp mọi người hiểu và cân đối giữa việc đơn giản hoá biểu mẫu để khách hàng dễ hoàn thành, giảm thiểu rủi ro thay vì khiến họ trở nên khó chịu và rời đi.

Popup

Popup

Bổ sung pop-up trên trang

Pop-up vốn đã mang nhiều tiếng xấu nhưng phần lớn những nhận định đó đều thiếu công bằng. Bởi, một số khách hàng khó chịu, thất vọng do pop-up bị tận dụng thái quá hoặc nhiều cửa sổ bật lên trên cùng một trang hay chúng xuất hiện đầy vô lý khi khách hàng vừa mới vào trang.

Tham khảo:   Google trends là gì? Cách sử dụng Google Trends để SEO website hiệu quả

Pop-up được thiết kế dựa trên mong muốn quan trọng đó chính là để khuyến khích mọi người đăng ký nhận thông tin hữu ích hoặc để được cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, thương hiệu nên đặt thời gian để pop-up xuất hiện ít nhất sau 30 giây hoặc một phút khi khách truy cập đã hạ cánh trên trang.

Nhờ đó, khách hàng đã có một khoảng thời gian vừa đủ để kịp đọc một số nội dung mà họ đang cần tìm hiểu. Hoặc, một cách khác là kích hoạt pop-up bật lên khi khách hàng tiềm năng đã cuộn đến một điểm nhất định trên trang của bạn, có thể là sau khi cuộn xong một hoặc hai màn hình thông tin.

Để thu được kết quả tốt nhất, hãy xem lại những ưu đãi, thời gian và vị trí xuất hiện của pop-up đã khiến mọi người điền thông tin trên pop-up nhiều nhất để tiến hành thử nghiệm A/B và lựa chọn ra một phương án tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, cũng nên giúp khách hàng có những lựa chọn dễ dàng để thoát pop-up nhưng vẫn đảm bảo có những lời kêu gọi hành động hay pop-up tĩnh trên trang để họ có thể nhận được ưu đãi nếu họ muốn.

Loại bỏ nội dung không cần thiết

Rất nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi sử dụng tất cả mọi nguồn lực được cho là hiệu quả nhưng lại thiếu đi sự phù hợp trong cách tiếp cận, đặc biệt là thiết kế website.

Họ sử dụng rất nhiều nút CTA hoặc form đăng ký trên các trang đích nhưng lại không nhận ra rằng phần lớn những nội dung đó lại khiến khách hàng khó chịu và bị phân tâm khỏi mục tiêu chính: chuyển đổi.

Cách tốt nhất để xác định nội dung nào đang không hiệu quả là sử dụng biểu đồ nhiệt (heatmap) để biết được chính xác hành vi của khách truy cập website – vị trí nào xảy ra nhiều tương tác nhất, vị trí nào xảy ra ít tương tác. Từ đó, dần điều chỉnh để có một trang đích đơn giản, tập trung với thiết kế tinh gọn và dễ điều hướng. Và chỉ có thế mới có thể giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm kiếm những gì họ cần biết về sản phẩm, dịch vụ và nhanh chóng di chuyển đến điểm mà họ sẵn sàng chia sẻ thông tin qua form.

Đăng ký bằng tài khoản Facebook/ Google

Đăng ký bằng tài khoản Facebook/ Google

Thêm dịch vụ đăng ký của bên thứ ba

Rất nhiều trang web có tùy chọn cho phép khách truy cập đăng nhập bằng tài khoản từ nền tảng của bên thứ ba, phổ biến nhất là Facebook và Google.

Tham khảo:   Phát huy sức mạnh của Blog

Tất nhiên chúng ta ai cũng mong khách hàng tạo một tài khoản đăng nhập trên trang web của mình nhưng việc cho phép họ sử dụng tài khoản hiện có để đăng nhập sẽ loại bỏ trở ngại đối với khách hàng tiềm năng, giúp họ nhanh chóng chuyển đổi.

Bởi, có tới 86% người dùng web nói rằng họ cảm thấy phiền khi phải tạo một tài khoản mới. Khi đó, giải pháp đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội có sẵn giúp đơn giản hóa quá trình chuyển đổi. Không những thế, nghiên cứu cũng cho thấy: sử dụng đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội có thể tăng chuyển đổi lên tới 20%. Vì vậy, thương hiệu nên cân nhắc tới việc thêm lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội có sẵn, như tích hợp Đăng nhập Facebook vào website WordPress.

CTA

CTA

Cải thiện lời kêu gọi hành động

Không có gì sai với một lời kêu gọi hành động đơn giản như Đăng ký ngay hoặc Tải ngay. Vấn đề chỉ là chúng không thú vị. Trong khi đó, thêm lời kêu gọi hành động trên trang được chứng mình là một cách dễ dàng để tăng chuyển đổi.

Dưới đây là một số gợi ý:

  • Chuyển CTA từ một liên kết thành một nút có thể tăng 45% chuyển đổi.
  • Thêm một mũi tên điều hướng mọi người vào CTA có thể tăng tỷ lệ nhấp lên 26%.
  • Sử dụng ngôi thứ nhất (Lên lịch tư vấn miễn phí cho tôi) có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 90%.
  • Đặt CTA dưới màn hình đầu tiên (bên dưới phần của trang mà khách truy cập có thể thấy ngay mà không cần cuộn chuột) có thể tăng chuyển đổi – do mọi người thích tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt trước khi hoàn thành form đăng ký.

Phân tích những vị trí/ nguyên nhân khiến khách hàng rời đi

Có một sự thật về tiếp thị rằng: nội dung do thương hiệu tạo ra phải vượt qua những trở ngại hoặc định kiến trong tâm trí khách hàng tiềm năng thì mới có khả năng sinh chuyển đổi.

Hãy tự hỏi bản thân những rào cản phổ biến nhất trong quá trình khách hàng điền vào form đăng ký là gì? Một số có thể được giải quyết bằng kỹ thuật, chẳng hạn như giảm số lượng các trường trong biểu mẫu. Tuy nhiên, một số vấn đề có thể chưa được phân tích, chẳng hạn như:

  • Khắc phục sự phản đối liên quan đến giá → bổ sung đảm bảo hoàn tiền.
  • Vượt qua nỗi sợ về hiệu quả của sản phẩm → thêm đánh giá và lời chứng thực vào trang.
  • Khắc phục hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) → so sánh trực tiếp sản phẩm của bạn với các đối thủ khác trên thị trường.
Tham khảo:   Pop up có bị Google Chrome chặn không và giải pháp là gì?

Nếu thương hiệu càng có thể giảm bớt những lo ngại tiềm ẩn trong mắt khách hàng trước khi họ chia sẻ thông tin vào form đăng ký, bạn càng có nhiều khả năng tạo ra những bước nhảy về lượng chuyển đổi.

Chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ không tạm dừng những nỗ lực để có thêm lưu lượng truy cập trên trang đúng không? Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kết quả nhận được sẽ tốt hơn nhiều nếu có thể tận dụng các phương pháp đã được chia sẻ ở trên để chuyển đổi càng nhiều khách truy cập càng tốt.

Theo Business2community.com

Bài liên quan:

  • Cách dùng CTA trên những mẫu pop up xuất sắc nhất
  • Bí quyết sử dụng Pop-up thông minh giữ chân khách hàng
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo