15. Quản Trị Digital Marketing

5 chiến lược tiếp thị số để tăng nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong thời đại số hiện nay. Đồng thời, tiếp thị số cũng đang trở thành một trong những cách phổ biến, giúp doanh nghiệp có thể nâng mức độ nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, cho dù thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng một số công cụ, hoạt động miễn phí nhưng nên chú ý đến các hoạt động có khả năng mang lại kết quả tự nhiên, về lâu về dài.

Trong đó, kết quả trả phí chỉ tốt khi cùng lúc vẫn có thể tăng lượng tiếp cận tự nhiên cho thương hiệu. Bởi, giá trị thực sự của một thương hiệu có thể được nhận ra bằng lưu lượng truy cập tự nhiên tới website hoặc số lượt xem tự nhiên trên các video quảng cáo được đăng trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến như YouTube.

Một trong những yếu tố tác động đến mức độ nhân diện thương hiệu không thể không nhắc tới phản hồi của khách hàng – nền tảng quan trọng để từ đó tất cả các chiến lược tiếp thị được phát triển. Các nhà tiếp thị phải hiểu khách hàng của mình thích gì – không thích gì thì mới có thể phát triển một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả.

Bài viết này sẽ tập trung vào việc tăng nhận thức về thương hiệu với sự trợ giúp của các chiến lược tiếp thị số, giữ cho các hoạt động hiệu quả với mức chi phí tiết kiệm. Bởi xét cho cùng, tiếp thị trả phí mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng chỉ nên được sử dụng cách hạn chế vì nếu cứ liên tục khai thác các chương trình trả phí thay vì cân nhắc các hình thức hiệu quả về chi phí sẽ khiến phạm vi tiếp cận hữu cơ của thương hiệu bị tiêu diệt.

Nhận diện thương hiệu

Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

1. Tận dụng các mối quan hệ với người có ảnh hưởng

Influencer Marketing là xu hướng và kết quả cũng đã chứng minh đây là phương pháp tốt nhất để quảng bá thương hiệu trong kỷ nguyên số khi người có ảnh hưởng có khả năng tác động đến việc ra quyết định của các follower. Influencer giờ đây có thể là ngôi sao điện ảnh, youtubers, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc có thể là vận động viên thể thao, v.v – tất cả đều có nhiều người theo dõi và những người này lắng nghe bất cứ điều gì họ nói, có xu hướng sử dụng bất cứ sản phẩm, dịch vụ mà thần tượng đang sử dụng.

Tham khảo:   Các bước triển khai một chiến dịch influencer marketing thành công

Nếu một người có ảnh hưởng chia sẻ video về một sản phẩm hoặc dịch vụ thì tất cả follower của họ ít nhất sẽ một lần tìm kiếm thông tin, từ đó góp phần tăng lượng khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Chưa hết, kết hợp với những Influencer với tầm ảnh hưởng vừa phải thương hiệu sẽ không tốn quá nhiều chi phí nhưng lại đem về hiệu quả đáng kể cho những chiến dịch tiếp thị, đặc biệt là các hoạt động tăng mức độ nhận diện.

Đồng thời, Influencer ở thời điểm hiện tại rất sáng tạo trong các hình thức quảng bá thương hiệu. Đây là lý do tại sao Influencer Marketing là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

2. Chiến lược nội dung nâng cao

Nội dung là vua – điều này chắc không còn nghi ngờ gì nữa. Tất cả các công ty tiếp thị số đều biết điều này và đã đến lúc các thương hiệu nên tận dụng bởi hầu hết mọi người thích đọc những chia sẻ chi tiết về một thương hiệu.

Nội dung có chất lượng chia sẻ về thương hiệu và dịch vụ có thể tạo tác động lớn đến hành vi của những người đã đọc qua. Đồng thời, đây cũng là hướng đi lâu dài bởi một nội dung được viết tốt có thể đem đến hiệu quả dù đã được đăng cả tháng trước đó. Đây cũng chính là lý do các thương hiệu tập trung tuyển dụng những người có khả năng sáng tạo nội dung.

Bên cạnh đó, những người sáng tạo nội dung cần lưu ý để những bài chia sẻ cần thân thiện với SEO. Trước khi bắt tay vào sản xuất nội dung, nên có một số giới hạn hoặc lưu ý để vừa có thể quảng cáo tới đúng tập khách hàng, vừa thú vị với khách hàng mà thân thiện với SEO. Đó là lý do tại sao việc nâng cấp nội dung rất quan trọng trong việc tăng cường nhận thức về thương hiệu.

SEO

Tận dụng chiến lược SEO để tiết kiệm chi phí và tăng nhận diện thương hiệu

3. SEO

Nếu thương hiệu muốn tập trung đẩy SEO để đứng đầu trên các kết quả tìm kiếm của Google thì chắc chắn sẽ phải tốn chi phí. Và để không bị bội chi ngân sách nhưng vẫn tận dụng tối đa hiệu quả về SEO, thương hiệu cần có một kế hoạch rõ ràng – hoạt động nào sẽ được thực hiện và sẽ được triển khai theo cách nào. Ngược lại, nếu làm theo những cách tự phát, tốn kém chi phí nhưng kết quả thu về ở mức thấp là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tham khảo:   USP là gì? Cách xác định USP cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp

Trước tiên, nên tận dụng các hoạt động không tốn quá nhiều chi phí như đăng tải những bài viết với từ khóa tập trung để tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Ở những thời điểm ban đầu, có thể mất khá nhiều thời gian mới thu về kết quả nhưng kết quả sẽ dài lâu hơn những hoạt động trả phí. Tuy nhiên, các hoạt động SEO trả phí cần được thực hiện theo những chiến lược phù hợp, đặc biệt là trong các giai đoạn quan trọng.

4. Sáng tạo trong quá trình triển khai

Trong thời điểm như hiện nay, thông tin lúc nào cũng có sẵn trên internet, các thương hiệu hoàn toàn có thể học hỏi, tham khảo lẫn nhau. Tuy nhiên, để có thể vượt trội so với các đối thủ, thương hiệu bắt buộc phải có những ý tưởng sáng tạo trong từng kế hoạch tiếp thị. Đồng thời, mục tiêu cao nhất là nhóm tiếp thị kỹ thuật số phải tập trung vào sự tương tác giữa con người để họ bị thu hút và nói về thương hiệu với bạn bè và người thân.

Trên thị trường có một số công cụ hỗ trợ tăng nhận thức thương hiệu bằng việc đưa ra gợi ý hoặc những ý tưởng sơ bộ để thực hiện các chiến dịch sáng tạo. Nhưng để thực sự kết nối với mọi người ở mức độ cá nhân hóa, doanh nghiệp cần phân tích lại các ý tưởng tiếp thị đã được các thương hiệu đã triển khai thành công từ trong quá khứ để thực hiện chính xác các bước và tránh sai lầm trong các chiến lược.

Cộng hưởng các thương hiệu để cùng nâng cao mức độ nhận diện

Cộng hưởng các thương hiệu để cùng nâng cao mức độ nhận diện

5. Cộng hưởng khi có thể

Thương hiệu có thể ghi điểm trong mắt rất nhiều khách hàng khi kết hợp với một thương hiệu lớn và thậm chí ngay cả những đối tác dù nhỏ nhất cũng có thể tạo khác biệt. Có nhiều lợi thế khác nhau khi hợp tác với một thương hiệu: quảng cáo chéo, đề cập trên mạng xã hội và nhiều lợi thế khác.

Sự cộng hưởng đôi khi có sức mạnh to lớn trong việc biến giao dịch mua hàng thường xuyên, tẻ nhạt thành một giao dịch đặc biệt khi logo các thương hiệu khách hàng yêu thích cùng xuất hiện. Không chỉ về vấn đề tài chính mà cả mức độ uy tín trong mỗi giao dịch hợp tác có thể tăng theo cấp số nhân sau khi có sự kết hợp kể trên, từ đó, làm tăng nhận thức, lợi nhuận và cuối cùng sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu.

Tham khảo:   Khai thác quảng cáo Google để xây dựng chiến lược Omnichannel dịp cuối năm

Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ ở trên có thể góp phần tăng nhận thức về thương hiệu trong khoảng thời gian ngắn hơn và theo cách thân thiện với ngân sách vốn đã eo hẹp của các doanh nghiệp nhỏ. Điều duy nhất cần có để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty là khát khao đổi mới của nhân viên để họ có thể đưa ra các chiến dịch sáng tạo để thu hút khách hàng mục tiêu.

Đồng thời, cũng nên thường xuyên nghiên cứu, thảo luận để có thêm nhiều ý tưởng mới và nhanh chóng triển khai những ý tưởng tốt nhất. Với việc tăng nhận thức thương hiệu đúng cách, doanh nghiệp sẽ sớm tăng khả năng hiển thị trên thị trường và trong thời gian không lâu nữa sẽ trở thành Top of mind của ngành.

Theo Business2community

Bài liên quan:

  • Xây dựng thương hiệu – “Con át” chủ bài của doanh nghiệp
  • Định hình tông giọng thương hiệu và sử dụng hiệu quả
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo