15. Quản Trị Digital Marketing

Lời khuyên để chiến dịch quảng cáo online hiệu quả hơn

Quảng cáo chính là cách để truyền thông rộng rãi thương hiệu của bạn. Và quảng cáo trên Internet chỉ thực sự hiệu quả khi được ứng dụng những công nghệ giúp cho phép các mạng lưới quảng cáo, các cơ quan phân tích, các trang web và cộng đồng mạng nhận định về thị hiếu của người tiêu dùng và cung cấp thông tin phản hồi từ họ. Các biểu ngữ web (web banner) sẽ mang tới kết quả khác nhau cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Vì vậy nên điều quan trọng là phải giám sát các chiến dịch để bạn có thể nhằm vào chính xác lợi ích của người xem.

Theo dõi và đánh giá các chiến dịch Marketing là rất quan trọng

Theo dõi và đánh giá các chiến dịch Marketing là rất quan trọng

Quảng cáo với web banner đóng vai trò tương tự như quảng cáo truyền thống: thông báo cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm hoặc dịch vụ và giúp họ thấy những lý do tại sao họ muốn chọn chúng. Bởi tất cả mọi người đều muốn biết rằng: “Tôi sẽ nhận được gì từ đó?”

Dưới đây là sáu yếu tố góp phần vào tính hiệu quả của một banner quảng cáo và  tăng cường lưu lượng truy cập vào website của bạn:

1. Hãy trung thực và chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Banner quảng cáo trên Internet phải cung cấp một thông điệp cụ thể và cung cấp cho khách hàng tiềm năng của bạn một giải pháp khả thi cho một vấn đề mà họ đang gặp phải. Nếu khán giả mục tiêu nhấp chuột vào banner quảng cáo của bạn mà thông điệp không rõ ràng, bạn sẽ không bao giờ có được kết quả như ý. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không thể giải quyết vấn đề của người tiêu dùng, tất nhiên họ sẽ đi tìm kiếm những dịch vụ khác.

Tham khảo:   Lợi ích và thách thức khi xây dựng chiến lược marketing đa kênh

2. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của bạn. Banner quảng cáo cần phải được xây dựng theo cách mà thông điệp có thể được truyền đạt đến đối tượng chính hoặc đối tượng mục tiêu của bạn. Quan trọng nhất, đó là hãy sử dụng một ‘lời kêu gọi hành động’. Một cách vô thức, người tiêu dùng thích được bảo phải làm gì. Vì vậy hãy nói với họ những gì bạn muốn họ làm. Nếu bạn sử dụng những lời kêu gọi quen thuộc như “bấm vào đây”, “đăng ký tại đây”, “nhập vào đây” hoặc “tìm hiểu thêm”, banner của bạn cần phải có đầy đủ thông tin và hướng dẫn. Nếu người xem nhấp chuột vào banner trong khi thông điệp bạn muốn truyền đạt không rõ ràng, bạn sẽ không tìm kiếm được kết quả như mong muốn.

Nắm rõ ai là khách hàng tiềm năng của bạn

Xác định ai là khách hàng tiềm năng của bạn

3. Hãy sử dụng các banner đẹp nhất trong khả năng chi trả của bạn. Đôi khi các nhà quảng cáo cố gắng tiết kiệm được một ít tiền bằng cách tự tạo ra các banner hoặc thuê những người không có kỹ năng trong thiết kế web để làm. Những banner trông không chuyên nghiệp thường không nhận được nhiều cú nhấp chuột bởi chúng thường có lượng thông tin quá tải, quá màu mè, khó đọc, tải chậm. Hơn nữa, những banner quá nhàm chán không có khả năng thôi thúc người xem phản hồi nhanh chóng. Banner không có thời hạn đăng kí thì người xem sẽ không cảm thấy tính cấp bách. Bởi vậy nên họ có xu hướng tiếp tục kéo xuống và rồi quên bẵng đi quảng cáo của bạn.

Một banner thể hiện được thông điệp mà không cần nhiều chữ.

Một banner thể hiện được thông điệp mà không cần nhiều chữ.

4. Cần phải có một trang đích thực sự hấp dẫn. Trước tiên hãy thử nghiệm sản phẩm của bạn trên thị trường. Bạn có thể nhận được rất nhiều phản hồi, nhưng họ vẫn có thể không mua hoặc làm theo yêu cầu của bạn nếu trang bán hàng của bạn có một vài thiếu sót. Điều bạn cần ở đây là một trang bán hàng có khả năng duy trì sự quan tâm của người đọc.

Tham khảo:   PR là gì? Tổng hợp kiến thức cốt lõi về PR Marketing

5. Hãy chắc chắn rằng bạn có một tiêu đề thật thú vị, hấp dẫn mà nếu là bạn thì bạn sẽ đọc và nhấp chuột vào. Ví dụ như “Ngắm nhìn cận cảnh hẻm núi Grand Canyon” hoặc “Trải nghiệm Grand Canyon lúc rạng đông”.

6. Kiểm tra phân tách * (split-test) các tiêu đề quảng cáo. Bạn luôn luôn có thể tạo nhiều quảng cáo cho mỗi chiến dịch; cách này sẽ cho phép bạn thử nghiệm các tiêu đề khác nhau cho quảng cáo của một sản phẩm hay dịch vụ. Nếu không, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá, vì những người khác nhau phản ứng với các phiên bản khác nhau của một quảng cáo.
Kết hợp những lời khuyên trên cho chiến dịch tiếp theo của bạn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn trên con đường hướng tới chiến dịch quảng cáo hiệu quả bằng banner.

Bài viết liên quan: 9 cách đơn giản giúp bạn cải thiện tỷ lệ click cho ads.
Ghi chú:
* Kiểm tra phân tách (Split-testing) còn có tên gọi khác là A/B Testing, là một phương pháp kiểm tra những biến (variable – tức là 1 vấn đề nào đó ảnh hưởng đến hiệu quả marketing) và so sánh chúng với nhau để tối ưu hiệu quả.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo