15. Quản Trị Digital Marketing

Chiến lược Google Analytics để đo lường hiệu quả của SEO

Chắc bạn đã từng nghe câu: “Nếu không thể đo lường, bạn đừng mong có thể cải thiện”. Nhất là trong SEO, đo lường là yếu tố quan trọng quyết định sự thành – bại. Chắc chắn, thứ hạng từ khóa càng là một nhân tố đặc biệt. Số lượng từ khóa ở vị trí cao càng nhiều, đồng nghĩa với lưu lượng truy cập tới website cũng tăng lên.

Nhưng, nếu báo cáo chỉ dựa trên từ khóa đơn thuần sẽ làm giảm giá trị, vai trò của tiếp thị và cũng không vẽ lên bức tranh đầy đủ lý do tại sao SEO lại quan trọng với một doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn thứ hạng từ khóa sẽ cho phép team marketing nhận thức được giá trị thực sự quan trọng: làm thế nào tìm kiếm tự nhiên mang lại doanh thu cùng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Rất may, chúng ta lại có trong tay một trong những công cụ tốt nhất để đo lường SEO, miễn phí, sẵn có lại dễ dàng cài đặt trên website – Google Analytics!

Mặc dù mỗi doanh nghiệp là duy nhất, sở hữu đặc trưng riêng và tất cả website có những thông số khác nhau, nhưng trong khuôn khổ bài viết này, Subiz sẽ cùng bạn phân tích 5 cách sử dụng Google Analytics để phân tích hiệu quả mỗi chiến dịch SEO của doanh nghiệp.

Sử dụng Google Analytics để đánh giá hiệu quả của SEO

Sử dụng Google Analytics để đánh giá hiệu quả của SEO

1. Làm thế nào để chỉ xem Lưu lượng tìm kiếm

Điều này có vẻ khá hiển nhiên. Tôi vẫn luôn ngạc nhiên tại sao nhiều doanh nghiệp mới thấy lưu lượng truy cập trên site suy giảm đã ngay lập tức đổ lỗi cho lưu lượng tìm kiếm tự nhiên giảm. Nếu thực sự đào sâu hơn một chút, bạn có thể dễ dàng thấy rằng truy cập tự nhiên tăng lên trong khi lưu lượng từ nguồn khác giảm sẽ dẫn tới lưu lượng tổng thể đi xuống.

Bước đầu tiên trong phân tích Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên theo thời gian là mở Báo cáo Nhóm kênh (Channel Grouping) bằng cách nhấn vào Sức thu hút → Tất cả lưu lượng truy cập → Kênh. Tại đây, bạn sẽ thấy từng nguồn truy cập được thống kê cụ thể theo từng kênh.

Click vào mục “Tìm kiếm tự nhiên” (Organic Search) bạn sẽ thấy một báo cáo chi tiết về tất cả số liệu tìm kiếm tự nhiên tới website.

Thống kê này sẽ là con dao đa năng hỗ trợ báo cáo SEO của bạn hoàn thiện hơn. Từ đây, bạn có thể xác định những trang nào khách hàng quan tâm nhiều nhất, từ khóa nào có lưu lượng tìm kiếm cao nhất, công cụ tìm kiếm hiệu quả,…

2. Làm thế nào để đánh giá Chất lượng truy cập từ SEO

Rất nhiều lần tôi nghe thấy rằng “chất lượng” là yếu tố mang tính chủ quan và khó có thể đo lường. Tôi không cho là vậy và trên thực tế, tôi thường xuyên chia sẻ rằng có rất nhiều cách để đo chất lượng của bất kỳ nguồn truy cập, không đơn thuần chỉ là tìm kiếm.

Báo cáo thường sử dụng nhiều nhất để đo lường sự cải thiện/suy giảm chất lượng lưu lượng tìm kiếm là Số chuyển đổi được hỗ trợ (Assisted Conversions) (Số chuyển đổi → Phễu đa kênh → Số chuyển đổi được hỗ trợ). Trong quá trình phân tích, tôi thường thiết lập thời gian khoảng 1 tháng và so sánh với “giai đoạn trước”. Những gì bạn đang quan tâm về chuyển đổi trong 1 tháng vừa qua chính là sự khác biệt từ các nguồn: tìm kiếm trực tiếp, số lần ghé trang,…

Tham khảo:   Thương hiệu nên làm gì để khác biệt trong mùa lễ hội năm nay?

Sử dụng báo cáo này bạn sẽ thấy sự suy giảm/cải thiện trong chuyển đổi từ lưu lượng tìm kiếm được hiển thị một cách rõ ràng. Nếu doanh nghiệp phát hiện sự suy giảm trong chuyển đổi từ tìm kiếm, nhưng lưu lượng tìm kiếm tổng thể ổn định, việc xác định lưu lượng truy cập từ tìm kiếm tự nhiên là chưa chất lượng hoặc chất lượng rất cao là điều khá dễ dàng.

Tương tự, nếu bạn bắt đầu tập trung hơn cho việc phân bổ từ khóa và thấy sự cải thiện đáng kể trong chuyển đổi từ lưu lượng tìm kiếm, bạn có thể dễ dàng kết luận chất lượng khách truy cập từ SEO đang cải thiện đáng kể.

3. Gán giá trị tiền tệ cho để lưu lượng truy cập tự nhiên

Đây là một chiến lược áp dụng cho doanh nghiệp đang tìm kiếm một cách truyền thống để hiểu được giá trị thực sự mà SEO mang đến cho họ, bên cạnh cải thiện lưu lượng truy cập, tầm nhìn cũng như chuyển đổi qua việc gán một giá trị tiền tệ cụ thể tới kết quả lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Để làm được điều này, tôi so sánh chi phí cho từng từ khóa phải bỏ ra nếu sử dụng một chiến dịch Google AdWords tương ứng.

Lưu ý: Để áp dụng chiến lược này, bạn sẽ cần truy cập thêm vào một tài khoản Google AdWords, đồng thời, Analytics của bạn cần phải được đồng bộ hóa với tài khoản Google Webmaster Tools.

Để tìm từ khóa tìm kiếm và truy vấn trên website, điều hướng tới Sức thu hút → Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm → Truy vấn.

Cùng với thông tin từ trong báo cáo trên, mở tài khoản Google AdWords của bạn trong một tab mới và nhấp vào Công cụ → Kế hoạch từ khóa. Trong chiến lược này, chúng tôi muốn “Nhận dữ liệu khối lượng tìm kiếm và xu hướng” bằng cách nhập từ khóa hàng đầu từ các báo cáo Truy vấn Google Analytics của bạn và click vào “Nhận dữ liệu tìm kiếm.” Trên màn hình tiếp theo nhấn “Ý tưởng từ khoá”. Mỗi từ khóa bạn đã nhập vào sẽ trả về Bid dự kiến- ước tính số tiền nhà quảng cáo phải trả cho mỗi nhấp chuột theo từng từ khóa được liệt kê.

Trong một bảng tính tôi sẽ liệt kê tất cả các từ khóa hút lưu lượng truy cập tới website, lượng nhấp chuột của từng từ khóa cũng như ước tính chi phí mỗi click. Cột cuối cùng trong bảng là tổng chi phí ước tính cho mỗi nhấp chuột nhân với số lần nhấp chuột để ra được tổng giá trị lưu lượng tự nhiên cho mỗi từ khóa.

Đây là một chiến lược tuyệt vời để hình dung số tiền doanh nghiệp tận dụng chiến lược SEO đã tiết kiệm.

4. Xác định trang có tốc độ load chậm

Tối ưu hóa tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng nhưng lại bị bỏ qua bởi nhiều SEOer. Trang tải chậm không những ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn tới vị trí trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Đó là lý do tại sao tôi luôn chia sẻ rằng nếu một doanh nghiệp đang đầu tư thời gian, tiền bạc cho SEO cũng như thứ hạng từ khóa, đừng bỏ qua tốc độ tải trang.

Tham khảo:   Làm thế nào để kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu?

Tạm bỏ qua yếu tố làm thế nào để một website load nhanh hơn, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc xác định các trang tải chậm và đo lường tác động của việc này tới tỷ lệ chuyển đổi.

Để đo thời gian load của từng trang, hãy điều hướng tới Hành vi→ Tốc độ trang web → Thời gian của trang. Sau đó, thiết lập cột giữa về dạng “Thời gian tải trang trung bình” và cột bên phải thành “% thoát”’. Đồng thời  “Thứ nguyên phụ” cũng được chuyển về “Trung bình” và lọc để chỉ hiển thị lưu lượng tự nhiên.

Báo cáo này sẽ cho chúng ta thấy những trang có tốc độ tải trung bình ở mức thấp nhất và tỷ lệ thoát trung bình.

Là một SEOer, sau khi có bản báo cáo này, việc đầu tiên tôi sẽ làm là chuyển chúng tới site developersvà yêu cầu họ tìm giải pháp để tối ưu hóa thời gian tải trang. Sau đó, sẽ phân tích thông số báo cáo mới và so sánh với dữ liệu cũ để xem mình đã giữ lại được bao nhiêu lưu lượng tìm kiếm cũng như tỉ lệ chuyển đổi do cải thiện thời gian tải trang.

5. Tự tạo Bảng điều khiển riêng cho SEO

Đôi khi tất cả những gì cần thiết để thay đổi thái độ khách hàng hay sếp của bạn từ hoài nghi đến thực sự tin tưởng chỉ thông qua cách dữ liệu được trình bày. Rất nhiều marketer – hay cụ thể là SEOer rơi vào trường hợp quá đề cao bản thân hoặc đưa ra bảng thống kê khó để người khác nắm bắt số liệu. Trong khi, thứ mà họ muốn xem nhất lại chỉ là một biểu đồ thanh, biểu đồ tròn hay một hình thức khác bớt rối rắm nhất về đo lường.

ách thức hiệu quả nhất mà Subiz cũng đang trải nghiệm để thể hiện dữ liệu Google Analytics và SEO thông qua việc xây dựng giao diện Dashboard. Về cơ bản đây là một loạt các widget tập hợp tất cả các báo cáo riêng lẻ dễ dàng truy cập, chia sẻ hay in ấn. Đặc biệt hơn, bạn có thể dễ dàng xuất file dưới dạng PDF những số liệu về SEO, tiết kiệm thời gian theo dõi Analytics để tập trung vào việc tối ưu SEO.

Nếu bạn muốn bỏ qua những chi tiết không cần thiết và đơn thuần chỉ muốn “Nhập bảng điều khiển” bạn có thể làm điều đó, nếu không, hãy click vào Dashboards → Bảng điều khiển mới.

Widget đầu tiên Subiz luôn luôn cài đặt chính là đo tổng số lượt truy cập trên site từ tìm kiếm tự nhiên. Bấm vào nút “+ Thêm widget” và đặt tên “Tổng số truy cập tự nhiên”. Đối với widget này, chúng tôi cài đặt “Thông số”. Trong phần “Thống kê số liệu”, chọn “Phiên”. Vì chúng ta chỉ muốn xem lưu lượng tìm kiếm tự nhiên nên cần phải tạo ra một bộ lọc. Từ “Lọc dữ liệu” chọn Chỉ hiển thị → Medium → Chính xác với → Nguồn tự nhiên.

Hãy thiết lập thêm một widget để đánh giá hiệu quả cụm từ khóa thông qua số phiên cũng như mức độ hoàn thành mục tiêu của những từ khóa quan trọng. Hãy thêm một widget mới như bước ở trên, nhưng ở đây chúng ta lựa chọn hiển thị dưới dạng “Bảng”. Trong phần “Hiển thị các cột sau”, chọn Từ khóa → Phiên → Mục tiêu hoàn thành. Và cũng áp dụng với nguồn “Tìm kiếm tự nhiên” giống như widget trên.

Tham khảo:   6 cách tiết kiệm thời gian hiệu quả khi quản lý các mạng xã hội

Những widget khác mà bạn cũng nên quan tâm:

  • Tất cả truy cập tự nhiên (thống kê theo Timeline)
  • Những trang SEO trên top
  • Từ khóa tự nhiên &% lượt truy cập mới tương ứng
  • Visit đến trang đối với từng từ khóa

Biến thách thức thành cơ hội

Tính đến nay, một trong những khía cạnh thách thức nhất của một SEOer chính là việc có thể chứng tỏ hiệu quả mà bạn mang lại cho doanh nghiệp. Có thể, một SEOer thống kê hay trình bày báo cáo SEOer khác dễ dàng nhận ra những thông số được cải thiện. Nhưng, xác định chất lượng công việc dựa trên lưu lượng và doanh thu để chứng tỏ với khách hàng hay chính sếp của bạn sao cho hiệu quả là điều thực sự cần thiết để kiếm tiền và duy trì công việc kinh doanh. Nếu họ không hiểu số tiền mình bỏ ra có lợi ích gì cho những cho doanh nghiệp của mình, chắc chắn, chẳng ai muốn lãng phí để làm việc đó quá lâu.

Hãy chú ý đến những gì số liệu cộng hưởng với khách hàng hay sếp của bạn và sáng tạo trong báo cáo dữ liệu SEO hàng tháng. Thêm nữa, sau khi đã được chia sẻ quyền truy cập Analytics, hãy hướng dẫn họ những biểu đồ tùy chỉnh để thấy chính xác những gì mỗi widget theo dõi và tại sao nó quan trọng để đo lường. Nếu được như thế, chắc chắn năng lực, giá trị bạn mang đến cho công việc kinh doanh sẽ được đánh giá cao và họ sẽ xem bạn như là một tài sản cho mục tiêu phát triển trong tương lai!

Bài liên quan: Google Analytics và những con số biết nói

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo