28. Quản Trị Marketing

Ambient Marketing Là Gì? Top 10 Ví Dụ Quảng Cáo Ambient Ấn Tượng Nhất

Marketing là xu thế không ngừng phát triển. Sở thích của khách hàng đối với quảng cáo cũng thay đổi và nhà tiếp thị luôn phải cố gắng nhiều hơn để có thể đáp ứng đối tượng mục tiêu của mình. Vì vậy, điều rất quan trọng đối với các thương hiệu là đổi mới và sáng tạo.

Ambient marketing đã trở thành một phương thức được yêu thích cũng bởi một lý do như vậy. Vậy bạn đã biết ambient marketing là gì và tại sao nó trở nên được ưa chuộng chưa?

Tìm hiểu khái niệm ambient marketing và một số ví dụ điển hình cùng Masterskills nhé.

Ambient Marketing là gì?

Ambient marketing, hay còn gọi là ambient advertising, là hình thức tiếp thị xung quanh môi trường sống. Thuật ngữ này chỉ dạng quảng cáo được đặt ở các địa điểm khác thường, có thể ít hoặc chưa từng có tiền lệ. Ambient marketing muốn đánh vào phần nhìn và cảm xúc của người dùng bằng sự sáng tạo và có “một-không-hai”.

Ambient marketing thường xuất hiện ở những nơi ít người ngờ tới nhất. Chẳng hạn như hình dán cách điệu tại bến xe buýt, tượng hoặc hình nhân khổng lồ ở nơi công cộng, hình ảnh 3D, v.v.

Vậy nguồn gốc của ambient marketing là gì? Cho những bạn chưa biết, cụm từ “ambient media” lần đầu xuất hiện tại vương quốc Anh trong những năm 1990. Hình thức này dần trở nên phổ biến và được sử dụng như một cách quảng cáo thị giác đi ngược lại với truyền thống.

Bên cạnh đó, ambient marketing chính là một phần của guerrilla marketing.

Ambient advertising có gì đặc biệt?

Mục đích

Khi ta tình cờ nhìn thấy vật thể lạ ở nơi khó ngờ đến nhất, ta thường bị ấn tượng mạnh và nhớ đến nó khá lâu. Đây là cách marketing muốn sử dụng ambient advertising để thu hút người tiêu dùng.

Mục đích chính của chiến lược ambient marketing là gây ấn tượng với đối tượng khách hàng tiềm năng. Hiện tại, truyền thông và quảng cáo rất dễ bị nhạt nhoà do số lượng lớn và môi trường bão hoà. Và ambient marketing chính là giải pháp để đội ngũ tiếp thị hoặc advertising agency nắm lấy cơ hội mới và bán sản phẩm một cách hiệu quả.

TheoMarketingWeek, 65% khách hàng thích các dạng quảng cáo cách điệu hơn dạng truyền thống. Điều này chứng tỏ rằng các marketer thời hiện đại cần phải sáng tạo và bước ra được khỏi vùng an toàn, những lựa chọn truyền thống để có thể quảng bá thành công.

ambient marketing là gì
Dán sticker sáng tạo là một cách dùng ambient marketing.

Một số đặc điểm của Ambient marketing

Đặc thù của ambient advertising có thể kể đến các điểm sau:

  • Sáng tạo: quảng cáo nhất định phải đặc biệt để có thể làm khán giả ấn tượn, từ đó khuyến khích họ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ.
  • Bất ngờ: các nhà quảng cáo sẽ đặt ambient marketing ở những chỗ có vẻ không liên quan nhất để người dùng bị bất ngờ, từ đó tạo nên sự hứng thú và dễ thuyết phục khách mua hàng hơn.
  • Sự kết nối: quảng cáo kiểu ambient có những cách khác thường để tạo nên kết nối giữa người tiêu dùng và sản phẩm.
  • Quảng cáo như không quảng cáo: ambient advertising được lồng ghép vào môi trường sống của khách hàng một cách ý nhị, không bị quá lố thì khách hàng mới mua hàng với tâm thế nhẹ nhàng. Không ai muốn mua đồ theo cách ép buộc cả.
Tham khảo:   Hệ thống thông tin Marketing (Marketing information system - MIS) là gì?

Lợi ích của việc dùng Ambient marketing là gì?

Phương thức quảng cáo ambient có những lợi ích nổi trội hơn hẳn so với các hình thức truyền thông. Ambient advertising có thể là một trong những cách hiểu quả nhất để đẩy độ nhận diện thương hiệu lên “top”.

1. Giá thành rẻ

Một trong những lý do ambient marketing được ưa chuộng là giá cả khá phải chăng.

Các chiến dịch quảng cáo truyền thống quy mô lớn có thể khá tốn kém. Quảng cáo trên truyền hình (Above the line) thường yêu cầu chi phí cho thời gian phát sóng và không gian quảng cáo. Dùng ambient marketing ở một nơi nhất định có thể mang lại hiệu quả rõ rệt về chi phí trong thời gian dài.

2. Thu hút nhiều sự chú ý, dễ ghi nhớ

Lượng quảng cáo hiện này nhiều đến kinh ngạc, nên thật sự rất khó để một doanh nghiệp có thể trở nên nổi bật thật sự và thu hút khách hàng tiềm năng. Đó là lý do tại sao các công ty nên tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới và độc đáo.

Khi mọi người có trải nghiệm tích cực và bị ngạc nhiên khi xem quảng cáo, họ có khả năng ghi nhớ nó cao hơn.

Với ambient advertising, ta có thể sẽ giúp mang đến trải nghiệm mới lạ cho người tiêu dùng và tạo hiệu ứng lâu dài, giúp công ty nổi bật giữa hàng trăm nghìn loại quảng cáo truyền thống.

3. Không làm khách hàng khó chịu

Một trong những lợi ích chính của ambient marketing là truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng mà không xâm nhập vào không gian cá nhân của khách hàng.

Nhiều người rất không thích cảm giác bị tiếp cận quá gần và quá nhiều, đặc biệt là những người hướng nội. Sử dụng ambient marketing sẽ giúp mọi người tự khám phá sự mới lạ mà không bị cảm giác khó chịu.

4. Tiếp cận tập khách hàng lớn hơn

Các nhà tiếp thị thường chọn những địa điểm nổi tiếng hoặc những con phố đông đúc có nhiều người qua lại để đặt quảng cáo ambient. Càng nhiều người xem thì thương hiệu càng có khả năng phát triển.

Với sự trợ giúp của loại hình tiếp thị này, bạn có thể tiếp cận không chỉ khách hàng đã có mà còn biến những người tình cờ đi ngang qua thành những khách hàng tiềm năng.

Vật thể được dử dụng để truyền tải thông điệp của công ty có thể xây dựng độ nhận diện thương hiệu với nhiều đối tượng khách hàng đa dạng.

5. Dễ lên xu hướng

Trong một thế giới được định hình bởi công nghệ, mọi người giờ đây có thể dễ dàng chụp ảnh, quay video và chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter, YouTube, Instagram và Facebook.

Nếu ambient advertising của một công ty đủ gây ấn tượng và được chia sẻ nhiều, họ có thể tạo phản ứng dây chuyền. Từ đó sản phẩm mặc nhiên có thể được biết đến nhiều hơn.

Giá trị thực tế cao và hình thức quảng bá hợp lý sẽ giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng và cả độ nhận diện thương hiệu.

Tham khảo:   Môi trường marketing vi mô (micro marketing environment) là gì?

Ví dụ cho Ambient advertising

Tư duy sáng tạo, hoàn toàn “bên ngoài hộp” (outside the box) là yếu tố chính để một màn quảng cáo ambient được hiệu quả. Kể từ lần đầu cụm từ này được sử dụng, cho đến nay đã có khá nhiều chiến dịch tạo được hiệu ứng đám đông.

Kể cả các hãng lớn như McDonald’s, Grab, KitKat, họ cũng đã vận dụng Ambient marketing cho chiến dịch quảng bá của mình. Cùng điểm qua một số ví dụ để có thể hiểu rõ hơn sự đặc biệt của ambient marketing nhé.

1. Netflix

Tượng quảng cáo phim “Money Heist”.

Nền tảng Netflix chắc hẳn là “rạp phim” online yêu thích của nhiều bạn trẻ. Và chính Netflix đã chọn cách ambient marketing cho một số con cưng của mình.

Ví dụ, trong đợt quảng bá phần 3 cho series phim độc quyền Money Heist, đội ngũ Netflix đã đặt một bức tượng “kẻ trộm áo đỏ” cao 15 mét tại quảng trường Piazza Affari, nước Ý.

Bức tượng bàn tay của trụ sở bàn chứng khoán vốn đã bị nhầm là “ngón tay thối”. Và nghệ sĩ Maurizio Cattelan đã nhân cơ hội này kết hợp hình nhân của Money Heist, tạo nên hình ảnh hắn giơ ngón giữa vào chính phủ và ngân hàng, giống hệt tinh thần của các nhân vật trong phim.

Cách thức ambient advertising này thành công thu hút hơn 5,000 người hâm mộ đến chiêm ngưỡng. Trong vòng 4 ngày, hình ảnh này được chia sẻ với hơn 57,300 bài đăng và trên 1.6 triệu lượt tương tác.

2. Coca-Cola

ambient marketing example
Quảng cáo ambient của CocaCola.

Hãng nước ngọt CocaCola rất hay sử dụng dạng quảng cáo ambient marketing tại các điểm đỗ xe buýt. Họ có thể biến trạm xe buýt thành một tủ lạnh đựng nước uống, tạo cảm giác như khách hàng đang ngồi trong chính những tủ mát đó vậy.

Lúc khác, Coca Cola lại dựng một “trạm Coca” khổng lồ ngay bên bờ biển, hoặc dựng hình chai Coca đổ nước vào cốc ngay trên mái nhà một toà chung cư.

cocacola ad in russia
Mô hình chai và cốc Coca khổng lổ.
cocacola ambient marketing
Điểm dừng hình lon Coca.

Những lần Coca thành công tạo ấn tượng với người dùng là không xuể. Và không ai có thể chối cãi sự thành công của nhãn hàng này.

3. KitKat

kitkat bench
Ghế công viên tạo hình thanh kẹo KitKat.

KitKat đã lắp đặt những chiếc ghế dài được trang trí như những thanh kẹo KitKat ở công viên. Với lời nhắn “Have a break” (Nghỉ ngơi chút đi) và “Have a KitKat” (Hãy ăn KitKat nào), người tiêu dùng rất thích sự kết hợp khéo léo này.

Chiến dịch này tinh tế và không phô trương, giúp hãng kết nối hơn với khách hàng và tạo ấn tượng khó quên.

4. Grab

grab ambient advertising
Điểm hẹn hình mũ bảo hiểm Grab.

Công ty công nghệ Grab cũng từng ra tay sử dụng ambient marketing với mô hình mũ bảo hiểm xanh khổng lồ. Được đặt ở nơi công cộng, cái mũ được sử dụng như điểm hẹn để người đặt xe và tài xế dễ gặp nhau hơn.

Khỏi phải nói, công ty này đã thành công tạo dấu ấn như thế nào với người dùng so với các hãng đặt xe thông minh khác.

5. Oldtimer

oldtimer ambient marketing poster
Poster đặt ở đường hầm của Oldtimer.

Số liệu cho thấy 58% người biết đến một nhà hàng qua các quảng cáo billboard. Và chuỗi trạm dừng nghỉ chân cho xe mô tô, Oldtimer, đã đặt một poster siêu lớn và siêu thực tại đường hầm cho ô tô cho chiến dịch quảng cáo của họ.

Tham khảo:   Quảng cáo bằng pop-up (Pop-up advertising) là gì?

Bạn có thể thấy hình ảnh người phụ nữ há miệng ngay trên đường hầm với câu slogan “All you can eat, Rest stop”, như thể những phương tiện đi qua cũng đang bị ăn mất.

Với cách sử dụng ambient marketing này, Oldtimer đã được nêu danh trong hàng loạt các bảng xếp hạng quảng cáo ấn tượng nhất.

6. Một số hình ảnh ấn tượng khác

mcdonalds marketing
Điểm bus hình lò nướng của McDonald’s.
quảng cáo bánh mềm
Đệm đỡ hình bánh của hãng Pepperidge Soft Bread.
ví dụ của ambient marketing
Đến gần đường ray hơn đi và bạn sẽ biết tay. (Quảng cáo dịch vụ tang lễ)
ambient advertising là gì
Quảng cáo dịch vụ du lịch tại điểm dừng xe buýt.

Lưu ý khi sử dụng ambient marketing là gì?

Các lưu ý khi một marketer áp dụng hình thức ambient advertising là gì? Hãy ghi nhớ những câu hỏi sau để đảm bảo dự án của bạn thành công.

  • Liệu thông điệp từ quảng cáo có thể thu hút sự chú ý của khách hàng không?
  • Vị trí của quảng cáo có thể làm khách hàng ngạc nhiên không?
  • Quảng cáo có yếu tố gây ấn tượng mạnh, tác động trực tiếp đến tâm trí người tiêu dùng không?
  • Ambient advertising phải độc đáo và lâu dài trong trí nhớ của người tiêu dùng.
  • Xu hướng phổ biến có thể thấy trong quảng cáo ambient là định hình kích thước của đối tượng. Hoặc làm cho nó cực lớn, hoặc biến nó thành cực nhỏ. Thậm chí bạn có thể làm nó chuyển động.

Lời kết

Vậy vai trò của ambient marketing là gì trong tiếp thị?

Ambient marketing là một loại quảng cáo phi tiêu chuẩn với tính sáng tạo cao. Nó có khả năng thu hút sự chú ý, gây bất ngờ và khơi gợi cảm xúc tích cực từ người tiêu dùng. Với những ưu điểm này, bạn có thể tạo nên một chiến dịch tiếp thị thành công.

Mong rằng với bài viết của Masterskills, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về ambient marketing. Đừng quên tìm hiểu các bài viết khác về chủ đề Marketing và nhiều hơn thế cùng Masterskills Việt Nam nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo