15. Quản Trị Digital Marketing

[Bạn đã biết] Cách đọc báo cáo phân tích SEO

Theo dõi việc phân tích website của bạn không chỉ đơn thuần là sự nỗ lực “thiết lập và lãng quên nó”. Là một chuyên gia, điều quan trọng là hằng năm bạn đánh giá lại những dữ liệu đã theo dõi, nhất là khi nhắc đến SEO. Bởi vì mỗi năm Google thường xuyên cập nhật các thuật toán (về mặt kĩ thuật thì hơn 500 lần, nhưng chỉ có ba hoặc bốn lần trong số đó là đủ lớn để ảnh hưởng đến trang web của bạn), cho nên các dữ liệu quan trọng có thể sẽ thay đổi. Trong thực tế, có thể sẽ bị thiếu một vài số liệu cần thiết.

Phần lớn các số liệu của bạn sẽ đến từ Google Analytics. Điều này không ám chỉ các báo cáo của Bing hay bất kì dữ liệu từ công cụ truyền thông xã hội nào cung cấp là không quan trọng, nhưng Google là một trong những số liệu quan trọng nhất cho việc kiểm tra hàng tuần.

Google Analytics là một trong những giải pháp phân tích trang web mạnh mẽ nhất trên thị trường và là công cụ không thể thiếu đối với một người làm marketing online.

Google Analytics là một trong những giải pháp phân tích trang web mạnh mẽ nhất trên thị trường và là công cụ không thể thiếu đối với một người làm marketing online.

Năm báo cáo dưới đây đều được tìm thấy trên Google Analytics và được liệt kê theo thứ tự để việc kiểm tra được dễ hiểu nhất:

1. Nguồn lưu lượng truy cập.
Báo cáo này sẽ cho bạn biết được những người đến trang web của bạn là ai và làm thế nào mà họ tìm thấy website của bạn.
Việc này nên được kiểm tra hàng tuần. Điều tuyệt vời từ báo cáo này là nó sẽ cho bạn thấy tất cả các loại dữ liệu cùng một lúc để bạn có một cái nhìn tổng thể nhanh hơn (vì vậy việc kiểm tra hàng tuần là hoàn toàn hữu ích). Ví dụ, bạn có thể xem các từ khóa và cụm từ mà mọi người đang sử dụng thông qua công cụ tìm kiếm cũng như liên kết thu hút lưu lượng truy cập. Nếu có thể xác định được nguồn lưu lượng truy cập nào tốt hơn thì bạn sẽ quyết định đầu tư nguồn lực vào đó, nhằm mang lại sự thành công lớn nhất.

Làm thế nào để cải thiện báo cáo này: bạn sẽ thường làm tốt một trong những nỗ lực marketing là làm tăng lượng truy cập nhiều nhất, nhưng phải mang lại cho bạn một tỉ lệ chuyển đổi cao nhất. Cả hai đều quan trọng, vì vậy đây là một ý tưởng tốt để biết kết quả từng chào hàng đến từ đâu và bạn sẽ tập trung vào nơi đó. Nếu bạn kiểm tra mỗi tuần bạn có thể bắt đầu phát huy những gì đã làm tốt trong tuần qua để tạo ra các chiến lược hiệu quả. Đồng thời khi có một cái gì đó thay đổi, bạn sẽ biết về nó và có thể thay đổi các chiến lược kịp thời sao cho phù hợp.

Tham khảo:   Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Digital A-Z

Tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng Google Analytics Intelligence Events để giúp bạn nhận được những thông báo và hiểu rõ hơn về lưu lượng truy cập website mình. Việc cài đặt nó rất dễ dàng và kì vọng sẽ tạo ra một thế giới khác biệt.

2. Báo cáo số lần hiển thị (impression)
Báo cáo này đề cập đến số lần URL từ website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tự nhiên và cho những lần truy vấn.
Báo cáo số lần hiển thị không phải luôn luôn được coi là một số liệu quan trọng (chắc chắn không thuộc top 5), bởi nó không thể hiện có bao nhiêu người nhấn chuột qua trang web của bạn, nhưng bây giờ điều quan trọng mà chúng ta cần biết là có bao nhiêu người đang tìm kiếm một từ khóa tìm kiếm cụ thể.

Bổ sung: báo cáo truy vấn SEO cho thấy các truy vấn tìm kiếm của Google tạo ra những lần hiển thị URL website của bạn cao nhất. Bạn không nhất thiết phải kiểm tra hàng ngày, nhưng đây là một báo cáo cực kì hữu ích cho website bạn, vì vậy đừng nên bỏ qua nó nhé.

Làm thế nào để cải thiện báo cáo này: nhìn vào các con số sẽ giúp bạn tối ưu hóa website. Nếu cụm từ tìm kiếm cụ thể được xếp hạng tốt cho website của bạn, thì hãy tiếp tục nhắm tới mục tiêu trong nội dung website và trong nỗ lực tìm kiếm trả phí. Điều này sẽ thay đổi từ tuần này sang tuần khác, do đó việc để mắt liên tục vào báo cáo này là một chìa khóa thành công.

3. Báo cáo chuyển đổi mục tiêu.
Chuyển đổi mục tiêu là những gì sẽ xảy ra khi một người nào đó hoàn thành một mục tiêu mà bạn đã đặt ra (đăng kí vào blog của bạn, mua một cái gì đó…).

Báo cáo này sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người đang chuyển đổi và làm thế nào, tại sao họ đang chuyển đổi. Nói cách khác, bạn có thể xem những nỗ lực quảng cáo, nội dung, landingpage… đang làm việc và những phần nào bị thất bại. Sau tất cả, việc chuyển đổi là mục tiêu cuối cùng của bạn, là lí do mà bạn làm việc rất chăm chỉ trên website của mình và là điều cần thiết nhất trong trong kinh doanh.

Tham khảo:   Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel là gì?

Làm thế nào để cải thiện báo cáo này: làm thế nào để bạn cải thiện những con số về tỉ lệ chuyển đổi, điều này phụ thuộc vào các câu hỏi đặt ra trên trang web. Ví dụ, tỉ lệ CTR của nút CTA (Call To Action) sẽ khác với tỉ lệ CTR của email. Tuy nhiên, có một số chiến thuật sẽ làm việc trên bảng điều khiển. Khi bạn nhóm các trang lại với nhau thành các trang tương tự (landingpage với bài đăng trên blog với email…) để tìm những trang có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất. Sau đó, xem xét thật kĩ những trang đó và tìm ra xu hướng có thể cạnh tranh trên các trang khác của bạn. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng đây là điều mà nhiều công ty chỉ làm một đến hai lần mỗi năm.

4. Quan điểm bài viết blog
Đây là một chỉ số có thể không đáng quan tâm với nhiều người tức thì, nhưng nó vẫn rất quan trọng. Nội dung là tất cả trong thế giới SEO và với hầu hết các công ty thì blog là giải pháp lớn nhất để trình bày nội dung. Đây là thứ hạng bài viết khiến mọi người tham gia vào website của bạn, và có phải nó không có giá trị theo dõi chặt chẽ mỗi tuần? Việc theo dõi những con số này sẽ giúp bạn có được thông tin phản hồi về bài viết và những bài viết mà độc giải thích đọc.

Làm thế nào để cải thiện báo cáo này: việc biết được nội dung blog được độc giả yêu thích nhất sẽ giúp bạn xác định kế hoạch nội dung cho tương lai, nhưng đừng quên sự sáng tạo. Bạn nên xuất bản nội dung tối thiểu ba lần mỗi tuần trên blog của mình, vì vậy hãy thử những điều mới mẻ khác. Đối tượng của bạn cũng sẽ thay đổi theo thời gian, do đó những gì không thành công trong quá khứ nhưng trong tương lai nó có thể thực hiện tốt.

5. Báo cáo tỉ lệ thoát trang (bounce rate)
Tỉ lệ thoát trang cho biết một khách truy cập sẽ ở lại bao lâu trên website của bạn.

Báo cáo này hầu như không tạo ra một danh sách cụ thể, bởi vì tỉ lệ thoát trang thường quá cao, nhưng điều đó không có nghĩa là các số liệu mà bạn thấy là không phù hợp. Mặc dù dữ liệu của bạn có thể cao hơn mức kì vọng, việc xem tuần này sang tuần khác có thể giúp bạn quản lý tốt hơn những gì đang hoạt động trên website bạn. Tỉ lệ thoát trang thấp hơn sẽ tốt cho website bạn vào tuần đó. Điều này thường tương quan với số liệu bài viết trên blog của bạn.

Tham khảo:   Cách tăng lượng Followers trên các kênh Online

Làm thế nào để cải thiện báo cáo này: cải thiện tỉ lệ thoát trang là một trong những điều khó khăn hơn những việc mà Webmaster kiểm soát. Tuy nhiên, các bước có thể cải thiện dữ liệu cũng giống như nhiều cách khác, hãy thử nghiệm trong tuần để thấy được cách giữ chân khách truy cập lại website lâu hơn. Nếu bạn làm điều này quá thường xuyên thì con số này có thể sẽ không giúp bạn cải thiện.

Để biết thêm thông tin về các báo cáo khác được tìm thấy trên Google Analytics, hãy truy cập vào trang hỗ trợ Google Analytics để xem tất cả các tính năng khác nhau và cách hoạt động của chúng trên website bạn.

Những độc giả của subiz.com đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của những báo cáo ở trên? Hãy chia sẻ ngay với chúng tôi nhé!

Bài liên quan: Hướng dẫn sử dụng Site Search trong Google Analytics

Nguồn: Entrepreneur.com

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo