15. Quản Trị Digital Marketing

Bán hàng đa kênh – Xu hướng tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0

Bán hàng đa kênh là một thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần đây, cũng là giải pháp được nhiều nhà bán lẻ truyền thống lựa chọn trước những sự thay đổi lớn trong cách mà người tiêu dùng nghiên cứu, tìm kiếm và mua sắm hàng hóa. Đây là mô hình đã được phát triển khá lâu kể từ khi thời đại công nghệ phát triển, các công ty đều biết sử dụng rất nhiều kênh để thu hút khách hàng như website, mạng xã hội,…

Hiện nay có 5 kênh phổ biến để doanh nghiệp có thể giới thiệu hàng hóa tới khách hàng có thể kể đến như: POS – Các điểm bán lẻ truyền thống; Mạng xã hội – các kênh cộng đồng như Facebook, Zalo; Website – Kênh online giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp; Ứng dụng di động– Bán hàng qua các ứng dụng di động; Affiliate – Mạng lưới bán hàng theo hình thức cộng tác viên hoặc qua các website khác.

Trước xu hướng bùng nổ của thương mại điện tử và số lượng người online ngày càng nhiều thì bán hàng đa kênh gần như trở thành phương thức phổ biến bởi độ phủ rộng, chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Mở rộng cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng online

Việc bán hàng đa kênh, nếu hiệu quả, sẽ mang lại cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng online cho doanh nghiệp của bạn. Bán hàng đa kênh là xu hướng tất yếu và là sự sống còn của ngành bán lẻ.

Ban hang da kenh- mo rong danh sach khach hang

Bán hàng đa kênh sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng nhiều hơn

Việc đồng bộ nhiều kênh cùng một lúc trong vòng “một nốt nhạc” sẽ mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng và cần thiết phải có sự kết nối xuyên suốt, nhất quán giữa các kênh với nhau, tập trung hơn vào trải nghiệm mua sắm của khách hàng, giúp quá trình mua hàng của khách hàng trở nên thuận tiện, hiệu quả và tối ưu dù mua qua hình thức online hay offline. Bạn càng quản lý tốt hệ thống đa kênh của mình, khiến nó ngày càng được nhân rộng thì khi đó bạn cũng đã gia tăng khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.

Tham khảo:   Tầm quan trọng của mô hình 7P trong marketing đối với doanh nghiệp

Gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

Hầu hết người tiêu dùng hiện nay đều sử dụng các thiết bị di động để đưa ra các quyết định mua sắm. Nói nôm na là người tiêu dùng đang đi theo con đường “vòng vèo”, sử dụng nhiều kênh giao dịch (mạng xã hội, blog, trang web, ứng dụng di động, cửa hàng truyền thống…) của nhà bán lẻ vào nhiều thời điểm khác nhau trước khi đến đi đến quyết định mua sắm. Do vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải luôn sẵn sàng tương tác liền mạch với khách hàng ở tất cả các kênh.

Dù ở kênh nào, nhà kinh doanh cũng phải cung cấp cho khách hàng thông tin nhất quán về chủng loại sản phẩm, giá cả, chính sách khuyến mãi. Mô hình bán lẻ đa kênh cho phép khách hàng quyết định thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, hình thức giao hàng.

Tầm quan trọng của khách hàng trong bán hàng đa kênh

Nếu chỉ trên một hoặc một vài kênh cố định, bức tranh về khách hàng có thể chỉ một chiều và không đầy đủ. Tuy nhiên, với đa kênh, bức tranh khách hàng có thể hiện ra một cách đầy đủ và toàn diện nhất.

Bí kíp sử dụng Masterskills hiệu quả cho các tư vấn viên

Bức tranh khách hàng sẽ là đầy đủ nhất khi bán hàng đa kênh

Càng nhiều kênh giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng, doanh nghiệp càng có hội hiểu thêm nhiều hơn về khách hàng của mình, từ đó có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của nhóm khách hàng.

Tham khảo:   Sử dụng Emoji trong Marketing hiệu quả để thu hút khách hàng
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo