15. Quản Trị Digital Marketing

Các bước triển khai một chiến dịch IMC

Trong thời đại số, khi mà các doanh nghiệp đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng, thì việc thiết lập một hệ thống tiếp thị mạnh mẽ lại trở nên cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tại sao chiến dịch IMC (Integrated Marketing CommMasterskillstion) trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền tải một cách đồng nhất và hiệu quả trên tất cả các kênh tiếp thị và truyền thông. IMC sẽ giúp bạn tận dụng tối đa khả năng tương tác với khách hàng, tăng cường nhận thức về thương hiệu và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Chiến dịch IMC là gì?

Trong tiếp thị, chiến dịch IMC (Integrated Marketing CommMasterskillstions) là một trong những chiến lược toàn diện, kết hợp các kênh truyền thông khác nhau để đồng bộ hóa thông điệp thương hiệu và tạo ra trải nghiệm khách hàng một cách liền mạch, nhất quán. 

Chiến dịch IMC là gì?

Chiến dịch IMC là gì?

Cách tiếp cận IMC được áp dụng để tối ưu hóa tăng cường khả năng tương tác và tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng thông qua các kênh tiếp thị đa dạng, bao gồm cả các kênh tiếp thị kỹ thuật số, mạng xã hội, và quan hệ công chúng.

Một số lợi ích mà bạn sẽ đạt được khi thực hiện chiến dịch IMC:

  • Xây dựng thông điệp nhất quán
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
  • Xây dựng trải nghiệm khách hàng liền mạch
  • Tối ưu hoá chi phí sáng tạo nội dung trên nhiều kênh tiếp thị khác nhau
  • Tăng cường hiệu suất tổng thể của chiến dịch 

Các bước triển khai một chiến dịch IMC

Với những lợi ích mà chiến dịch IMC có thể mang lại, quan trọng là phải thiết kế một kế hoạch truyền thông tiếp thị tích hợp thật chi tiết và tỉ mỉ. Điều này đòi hỏi việc xác định các bước cụ thể để triển khai một chiến dịch IMC hiệu quả:

Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến dịch IMC là xác định thị trường mục tiêu. Dưới đây là một số đề xuất để thực hiện bước này:

  • Có thể tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu từ các báo cáo và thống kê liên quan đến ngành nghề hoặc lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. 
  • Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của sản phẩm/ dịch vụ 
  • Sử dụng các mô hình phân tích như PESTEL, Porter’s five forces, SWOT và Marketing 4P,…. để hiểu rõ về thị trường kinh doanh của bạn
  • Tiến hành thu thập và phân tích  đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Xác định mục tiêu chiến dịch

Sau khi đã xác định thị trường mục tiêu, bước tiếp theo là xác định mục tiêu chiến dịch phù hợp với thị trường, tức là mục tiêu phải phản ánh đúng nhu cầu hiện tại của thị trường. Để thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo mô hình SMART dưới đây:

  • Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được mô tả cụ thể và chi tiết, đảm bảo rằng các thành viên tham gia thực hiện chiến dịch đều có thể hiểu rõ và nắm bắt được quá trình
  • Có thể đo lường được (Measurable): Mục tiêu cần đi kèm với các chỉ số có thể đo lường và đánh giá được
  • Khả thi (Achievable): Mục tiêu cần có tính khả thi, tức là nó có thể đạt được trong phạm vi của tài nguyên và thời gian của chiến dịch.
  • Thực tế (Realistic): Mục tiêu cần phải thực tế, đảm bảo phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường 
  • Có thời hạn (Time-bound): Để tạo áp lực và quản lý thời gian hiệu quả, mục tiêu cần phải có thời hạn cụ thể để hoàn thành.
Ứng dụng mô hình SMART khi xây dựng chiến dịch IMC

Ứng dụng mô hình SMART khi xây dựng chiến dịch IMC

Khi sử dụng mô hình SMART trong chiến lược IMC, bạn có thể xác định mục tiêu cụ thể và chi tiết, đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định và triển khai chiến dịch theo từng bước nhỏ hơn. Mục đích này cũng giúp các thành viên tham gia chiến dịch IMC đều có thể hiểu rõ được mục tiêu chung, từ đó đảm bảo rằng chiến dịch đang diễn ra theo đúng hướng và mục tiêu được thực hiện đúng cách.

Tham khảo:   3 sai lầm nghiêm trọng của blog công ty và cách khắc phục

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Có 2 phương pháp phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng để nghiên cứu khách hàng mục tiêu:

Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết 

Nghiên cứu sẽ dựa trên khung lý thuyết có sẵn hoặc đã được nghiên cứu và công nhận trước đó. Ví dụ: lý thuyết về hành vi khách hàng, lý thuyết tháp nhu cầu Maslow,..

Lưu ý khi sử dụng khung lý thuyết có sẵn, các marketer cần cân nhắc tính phù hợp và khả năng áp dụng của khung lý thuyết đó với đối tượng nghiên cứu, cũng như những mặt hạn chế của khung lý thuyết. Có thể kết hợp nhiều khung lý thuyết vào cùng một đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế

Phương pháp này tập trung vào việc thu thập thông tin thực tế về khách hàng bằng cách sử dụng các phương tiện như khảo sát, quan sát và theo dõi hành vi của họ. Dưới đây là các tiêu chí thông thường mà doanh nghiệp sử dụng để thu thập thông tin và phân loại khách hàng:

Nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu

Dựa trên nhân khẩu học:

  • Giới tính (Nam, nữ hoặc giới tính khác)
  • Độ tuổi
  • Tình trạng hôn nhân
  • Nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Thu nhập trung bình

Dựa trên tâm lý học:

  • Tính cách và các yếu tố có tác động đến cảm xúc
  • Sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
  • Sở thích và đam mê
  • Mối quan tâm và giá trị cá nhân
  • Mối quan hệ gia đình và bạn bè

Dựa trên hành vi tiêu dùng:

  • Nơi mua sắm thường xuyên (siêu thị, chợ, trung tâm thương mại).
  • Hình thức mua sắm (online hay offline)
  • Phương thức thanh toán (banking, tiền mặt, app,…)
  • Lý do lựa chọn sản phẩm, mức độ cần thiết của sản phẩm
  • Tần suất mua sắm, giai đoạn mua sắm
  • Quan sát người tiêu dùng ở thực tế để hiểu rõ hơn về hành vi, mức độ ưu tiên và phản ứng của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ của bạn hoặc đối thủ cạnh tranh
  • Nghiên cứu thói quen truyền thông của khách hàng, bao gồm: nền tảng mà khách hàng sẽ tiếp nhận thông tin, cách họ tiêu thụ thông tin và tương tác trên các kênh truyền thông khác nhau.
Tham khảo:   Có phải email marketing đã không còn hiệu quả?

Ngoài ra, để đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ sẽ đáp ứng được mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp cần tự mình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ từ phía góc nhìn của khách hàng.

Vì vậy, để có một cái nhìn toàn diện về chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần kết hợp cả hai phương pháp và xem xét chúng cùng nhau. Trước hết, bạn có thể xác định chân dung khách hàng dựa trên cơ sở khung lý thuyết. Sau khi hình thành chân dung khách hàng sơ bộ, bạn nên tiến hành thu thập thông tin và điều chỉnh, bổ sung nó để phản ánh một cách chính xác hơn tình hình thực tế. Điều này giúp bạn nắm bắt được chính xác những mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: Thiết kế ý tưởng truyền thông cho chiến dịch

Trong bất kỳ chiến dịch marketing thành công nào đều cũng cần có một ý tưởng lớn. Do đó, sau khi đã xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo là phát triển một ý tưởng cụ thể cho chiến dịch marketing, đảm bảo rằng nó sẽ phù hợp với mục tiêu đã được định sẵn trước đó.

Thiết kế ý tưởng lớn cho chiến dịch IMC

Thiết kế ý tưởng lớn cho chiến dịch IMC

Bên cạnh những điểm quan trọng đã nêu ở trên, còn một số lưu ý quan trọng khác khi thiết kế ý tưởng lớn cho chiến dịch IMC:

  • Độc đáo và sáng tạo: Ý tưởng lớn cần phải thực sự độc đáo và sáng tạo để nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh, không nên sao chép hoặc lặp lại các ý tưởng đã được sử dụng trước đó
  • Bám sát vào mục tiêu và thể hiện được ý tưởng, sứ mệnh thương hiệu
  • Bắt kịp được xu hướng tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng để cân nhắc tích hợp vào chiến lược IMC.

Bước 5: Lập kế hoạch truyền thông 

Kế hoạch IMC cần nêu rõ các bước nhỏ cần triển khai để hiện thực hóa ý tưởng lớn của chiến dịch. Các yếu tố quan trọng cần lưu ý khi lập kế hoạch truyền thông:

  • Ngân sách và thời gian: Xác định nguồn lực tài chính và thời gian cụ thể cho từng giai đoạn của chiến dịch. Điều này bao gồm ngân sách cho quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, sản xuất nội dung… và thời gian triển khai chiến dịch.
  • Đội ngũ tham gia: Số lượng thành viên cần tham gia vào chiến dịch để đảm bảo phân bổ công việc phù hợp. Có thể bao gồm biên tập viên nội dung, nhà thiết kế, nhà phân tích dữ liệu, và các chuyên gia truyền thông khác,…
  • Các hoạt động bổ trợ: Xem xét các hoạt động bổ trợ sẽ triển khai xuyên suốt cùng hoạt động chính. Ví dụ: sự kiện chào mừng sản phẩm, lễ ký kết với các đối tác, các chương trình khuyến mãi,….
  • Khả năng tích hợp truyền thông, tương tác đa kênh: Đảm bảo rằng các yếu tố truyền thông (như quảng cáo, nội dung, PR) được tích hợp với nhau một cách hài hòa để tạo ra sự đồng nhất trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu. 
  • KPIs (Key Performance Indicators): Đặt ra các chỉ số hiệu suất quan trọng mà bạn muốn đạt được qua chiến dịch. Điều này có thể đảm bảo kiểm soát hiệu quả chiến dịch thể hiện qua các số liệu nhue tỷ lệ chuyển đổi, truy cập trang website, mức độ nhận diện thương hiệu,…
Tham khảo:   13 kinh nghiệm bỏ túi cho người mới làm affiliate marketing

Bước 6: Triển khai, giám sát, điều chỉnh 

Khi đã hoàn tất kế hoạch chiến lược IMC, bước tiếp theo là triển khai, giám sát và điều chỉnh chiến dịch. Quá trình này không chỉ kết thúc ở việc đo lường kết quả của chiến dịch, mà còn bao gồm việc liên tục phân tích và điều chỉnh chiến lược để nắm bắt những thay đổi trong thị trường, cũng như thay đổi mới trong hành vi và kỳ vọng của khách hàng.

Như vậy, việc thực hiện chiến lược truyền thông tiếp thị tích hợp có thể là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, nó có khả năng đóng góp đáng kể vào sự phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách truyền tải một thông điệp thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh tiếp thị và truyền thông, bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, xây dựng sự nhận thức về thương hiệu và thu hút sự tin tưởng từ phía họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên một hệ thống tiếp thị truyền thông hiệu quả. 

Xem thêm:

Các bước để phát triển một chiến dịch marketing thành công

Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing Online Hiệu Quả

9 bí quyết xây dựng chiến lược marketing đa kênh hiệu quả

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo