15. Quản Trị Digital Marketing

Các xu hướng công nghệ trong tiếp thị trải nghiệm

Thế giới không ngừng vận động và phát triển thì xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng cũng dần thay đổi theo. Các doanh nghiệp bắt đầu nỗ lực tìm kiếm những phương pháp tiếp thị sáng tạo để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Sự phát triển hiệu quả của tiếp thị trải nghiệm đã mang lại cho người dùng những trải nghiệm sản phẩm thực tế và chân thật. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ đã góp phần tạo ra các chiến dịch marketing trải nghiệm đầy sáng tạo, thú vị, và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách hàng. Dưới đây là một số loại công nghệ đã được ứng dụng trong tiếp thị trải nghiệm và mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. 

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp

VR (Virtual Reality – thực tế ảo) trong tiếp thị trải nghiệm

VR là công nghệ đưa người dùng vào những trải nghiệm tương tác ảo, tương tác ba chiều để mô phỏng trải nghiệm thực tế. Tiếp thị thực tế ảo là một chiến lược tiếp thị trải nghiệm kết hợp giữa công nghệ VR vào các chiến lược marketing của doanh nghiệp. 

Công nghệ VR trong tiếp thị trải nghiệm

Công nghệ VR trong tiếp thị trải nghiệm

Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng VR để tăng mức độ tương tác, tăng cường cảm xúc của khán giả thông qua các trải nghiệm kỹ thuật số. Hơn nữa, khi sử dụng VR, các doanh nghiệp có thể trình diễn và quảng bá sản phẩm, kết nối với người dùng một cách tự nhiên nhằm gắn kết thương hiệu với họ được tốt hơn. Ví dụ: thay vì người tiêu dùng đọc nội dung trên màn hình thì họ có thể tương tác với một nhân vật ảo và tìm hiểu chi tiết về sản phẩm. 

Dưới đây là một số ứng dụng thành công của công nghệ thực tế ảo (VR) từ các doanh nghiệp và tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới:

Volvo: Trải nghiệm lái xe thực tế ảo

Trải nghiệm lái thử xe hơi có thể sẽ rất khó khăn và bất tiện, đặc biệt nếu đại lý xe hơi không gần nơi bạn sinh sống. Nắm bắt được tâm lý này, Volvo đã sử dụng công nghệ VR để tạo ra trải nghiệm có tên “Drive Me”, cho phép người dùng có thể lái thử một chiếc xe Volvo mới. Đây là một cách tuyệt vời cho phép người dùng thực hiện một cuộc phiêu lưu ảo, trải nghiệm 360 độ thực tế trên xe. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự kiểm tra nội thất xe thông qua ứng dụng Google Cardboard. 

Topshop: Trình diễn sàn catwalk VR

Topshop đã tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo từ công nghệ VR có tên “Topshop Digital Catwalk”.  Hợp tác cùng Inition UK và tai nghe Oculus Rift VR, Topshop đã mang đến cho người dùng của mình cơ hội có được một một chỗ ngồi ảo và trải nghiệm buổi biểu diễn thời trang trong suốt khoảng thời gian thực. Theo đó, họ cũng có thể quan sát các người mẫu và những người nổi tiếng tham dự tại sự kiện đó. 

Topshop: Trình diễn sàn catwalk VR - tiếp thị trải nghiệm hiệu quả

Topshop: Trình diễn sàn catwalk VR – tiếp thị trải nghiệm hiệu quả

Đây là một cách tuyệt vời và hiệu quả để Topshop giới thiệu bộ sưu tập thời trang mới nhất của họ theo một cách độc đáo và hấp dẫn, tiếp cận được nhiều khán giả tham gia trải nghiệm này nhiều hơn.

Tham khảo:   Influencer marketing là gì? Lợi ích của influencer marketing đối với doanh nghiệp

All Nippon Airways: Chuyến tham quan hạng thương gia

All Nippon Airways (ANA) đã sử dụng công nghệ VR để mang đến cho khách hàng cảm giác chân thật khi tham gia chuyến tham quan ảo hạng thương gia mới. Theo đó, người dùng có thể khám phá cabin mới và tìm hiểu thêm về các tính năng độc đáo cũng như không gian rộng rãi mà nó mang lại thông qua tai nghe VR. Họ có thể đóng cửa cabin, thay đổi ánh sáng và thậm chí thử đặt đồ ăn. The Room là một chiến dịch thú vị và hữu ích cho bất kỳ khách hàng nào muốn tìm hiểu thêm về ANA và các dịch vụ mới của hãng.

Thông qua những ví dụ trên, bạn có thể thấy được phần nào lợi ích mà công nghệ VR mang đến cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả tiếp thị trải nghiệm. Tuy nhiên, công nghệ VR vẫn còn là một phần tương đối mới và đi kèm theo những thách thức cho doanh nghiệp. Các nhà tiếp thị có thể gặp khó khăn trong việc điều hướng quá trình phát triển phần mềm VR hoặc khó để kiểm soát ngân sách tiếp thị hiệu quả, do VR đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn.

AR (Augmented Reality – thực tế tăng cường) trong tiếp thị trải nghiệm

AR là một công nghệ tích hợp các thông tin, hình ảnh từ môi trường thực tế sang môi trường kỹ thuật số. Nơi mà người dùng sẽ có những trải nghiệm tương tác đa chiều, từ trò chơi thực tế tăng cường cho đến mua sắm ảo và hướng dẫn sửa chữa. Thông thường, công nghệ AR sẽ được trải nghiệm thông qua các thiết bị di động, thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng,… 

Công nghệ AR trong tiếp thị trải nghiệm

Công nghệ AR trong tiếp thị trải nghiệm

Dưới đây là các ứng dụng hiệu quả về công nghệ AR trong tiếp thị trải nghiệm:

Tham khảo:   Cách tốt nhất để viral cuộc thi và mở rộng danh sách nhận email

Ikea: Mô hình 3D đồ nội thất có tỷ lệ thực 

Phòng thí nghiệm thiết kế của Ikea gần đây đã bắt đầu sử dụng công nghệ AR để tạo ra trải nghiệm mới thu hút người tiêu dùng mua hàng. Ứng dụng Ikea Place cho phép người dùng hình dung mô hình 3D đồ nội thất sẽ trông như thế nào khi được đặt trong nhà của họ với tỷ lệ thực, và họ cũng có thể đặt mua hàng trực tiếp sản phẩm đó trên ứng dụng.

Hiện nay, ứng dụng Ikea Studio hoàn toàn mới kết hợp với cảm biến LiDAR trong iPhone cho phép người dùng chụp lại toàn bộ sơ đồ phòng 3D và thiết kế chúng. Tuy nhiên, phiên bản mới này chủ yếu chỉ được sử dụng trên các thiết bị iOS.

Benefit Cosmetics: Sử dụng trò chơi hoá để ra mắt sản phẩm mới

Trong khoảng thời gian đóng cửa do đại dịch Covid tại Vương quốc Anh, các cửa hàng hầu hết đều phải đóng cửa và chuyển sang phương thức tiếp thị mới. Và, Benefit Cosmetics đã chuyển sang công nghệ AR trong trò chơi hóa để ra mắt sản phẩm “Magnet Extreme Lengthening Mascara”.

Benefit Cosmetics sử dụng công nghệ AR trong tiếp thị trải nghiệm

Benefit Cosmetics sử dụng công nghệ AR trong tiếp thị trải nghiệm

Theo đó, khách hàng có thể sử dụng các thiết bị di động để truy cập trò chơi và thu thập mã giảm giá hoặc các thông tin kỹ thuật số của Benefit Cosmetics trong không gian thực của họ. Sau khi thu thập xong, khách hàng sẽ được hướng dẫn đến cửa hàng trực tuyến của Benefit Cosmetics để mua hàng.

Chiến dịch tiếp cận độc đáo này đã giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả đáng mong đợi sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi lên đến 50%
  • CTR (Click Through Rate – tỷ lệ nhấp chuột) là 39,4%
  • Thời gian tham gia trò chơi trung bình là 2 phút 22 giây.

L’Oréal Paris: Thử nghiệm trang điểm

Ứng dụng Makeup Genius cho phép khách hàng thử nghiệm với nhiều phong cách trang điểm khác nhau. Hơn nữa, người dùng có thể dùng thử sản phẩm ngay cả khi ở tại nhà của họ trên các thiết bị di động và máy tính để bàn. Bằng cách này, người dùng có thể lựa chọn và mua sắm online các sản phẩm make up một cách nhanh gọn và phù hợp nhất, mà không cần thiết phải đến tận cửa hàng mua sắm để thử trực tiếp sản phẩm.

Công nghệ Haptic trong tiếp thị trải nghiệm

Haptic là một thuật ngữ liên quan đến việc tạo cảm giác và phản ứng vật lý của con người. Theo đó, công nghệ Haptic có thể tạo ra cảm giác như rung, hồi hộp,.. của người dùng. Công nghệ haptic được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thiết bị di động, trò chơi điện tử, thực tế ảo, thực tế tăng cường và nhiều ứng dụng khác. Nó mang lại sự tương tác và trải nghiệm sống động hơn cho người dùng, tạo ra một kết nối tốt hơn giữa con người và công nghệ.

Công nghệ Haptic trong tiếp thị trải nghiệm

Công nghệ Haptic trong tiếp thị trải nghiệm

Trong một thử nghiệm xúc giác của Showtime, đoạn giới thiệu dài một phút cho buổi ra mắt Season 4 của Homeland đã sử dụng công nghệ Haptic trong chiến dịch tiếp thị trải nghiệm để tạo cảm giác rung động của cuộc mô phỏng vụ nổ boom. Khi xem đoạn giới thiệu, các thiết bị di động của người xem được kích hoạt để rung lên, tạo ra cảm giác như một quả bom đang nổ trong lòng tay.

Tham khảo:   Cập nhật mới nhất về xu hướng Digital Marketing tại Việt Nam 

Như vậy, khi nắm bắt được xu hướng công nghệ, doanh nghiệp có thể tiên phong trong việc áp dụng những công nghệ mới, tạo ra sự khác biệt và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, dự đoán xu hướng thị trường, sáng tạo các chiến dịch tiếp thị trải nghiệm độc đáo và tăng doanh số bán hàng. Hơn nữa, xu hướng công nghệ cho phép doanh nghiệp điều chỉnh, thay đổi và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mới, tạo ra môi trường kinh doanh linh hoạt và đảm bảo duy trì vị thế trong một thị trường không ngừng phát triển.

Xem thêm:

Thực trạng và các xu hướng chuyển đổi số 2023

Ứng dụng của AI trong marketing 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo