23. Chứng khoán

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit) là gì? Phân loại chứng chỉ tiền gửi

Hình minh họa (Nguồn: img.vietnamfinance.vn)

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit)

Khái niệm

Chứng chỉ tiền gửi trong tiếng Anh là Certificate of deposit.

Chứng chỉ tiền gửi là một loại tài sản tài chính ngắn hạn được phát hành bởi một ngân hàng hay một tổ chức tiết kiệm, chứng nhận về một số tiền nhất định được kí gửi tại tổ chức phát hành chứng chỉ. Các ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Trên chứng chỉ tiền gửi có qui định ngày đáo hạn, lãi suất cụ thể, và có thể được phát hành với bất kì mệnh giá nào (Fabozzi và Modigliani, 2009).

Đặc điểm

Chứng chỉ tiền gửi được xem là một công cụ vay nợ ngắn hạn do ngân hàng (hoặc tổ chức tiết kiệm) bán cho người gửi tiền, được thanh toán lãi theo lãi suất đã định trước và khi đáo hạn sẽ được hoàn trả hết mệnh giá ban đầu.

Tại Mỹ, các chứng chỉ tiền gửi kí danh do ngân hàng phát hành được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) nhưng với giá trị đến 100.000 USD. Thời hạn tối đa của chứng chỉ tiền gửi không bị hạn chế, nhưng theo qui định của Cục dự trữ liên bang, chứng chỉ tiền gửi không được có thời hạn dưới 7 ngày.

Tham khảo:   Quĩ ETF ngành công nghiệp bán dẫn (Semiconductor Industry ETF) là gì?

Phần lớn chứng chỉ tiền gửi được phát hành với thời hạn dưới 1 năm. Những chứng chỉ tiền gửi được phát hành với thời hạn dài hơn một năm được gọi là chứng chỉ tiền gửi kì hạn. Chứng chỉ tiền gửi có thời hạn một năm trở xuống được hưởng lãi khi đến hạn.

Thông thường lãi suất của chứng chỉ tiền gửi được tính theo năm thương mại. Chứng chỉ tiền gửi dài hạn phát hành ở Mỹ thường trả lãi bán niên, ở đây một năm cũng được tính theo năm thương mại.

Phân loại

Chứng chỉ tiền gửi được chia thành hai loại: Không thể chuyển nhượng (Nonnegotiable)có thể chuyển nhượng (Negotiable).

Thông thường chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng đi kèm với với một mức lãi suất ưu đãi hoặc các khuyến mại khác. Trong trường hợp chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng, người gửi tiền ban đầu phải đợi cho đến ngày đáo hạn của chứng chỉ thì mới thu lại được số tiền kí gửi. Nếu người gửi tiền quyết định rút tiền trước hạn thì phải chịu một khoản tiền phạt rút trước hạn hoặc chỉ tính lãi ở một mức rất thấp.

Ngược lại, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng cho phép người gửi tiền ban đầu (hay người chủ sở hữu tiếp theo của chứng chỉ) được bán chứng chỉ tiền gửi trên thị trường tiền tệ trước ngày đáo hạn. Hầu như các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được, điều này khiến chứng chỉ tiền gửi trở nên hấp dẫn hơn so với các khoản tiền gửi thông thường và trở thành một hàng hóa quan trọng trong thị trường tiền tệ.

Tham khảo:   Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (Asset-backed Security - ABS) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Nhà đầu tư lớn nhất vào chứng chỉ tiền gửi

Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng khu vực lớn là những đơn vị chính chuyên phát hành chứng chỉ tiền gửi nội địa. Những nhà đầu tư lớn nhất vào chứng chỉ tiền gửi là các công ty đầu tư, các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ. 

Đầu tư ít hơn nhiều là các ngân hàng và các bộ phận tín thác của ngân hàng, tiếp theo là các cơ quan tổ chức thuộc đô thị và các công ty khác. Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi được phát hành rộng rãi cho các tầng lớp dân cư, nhà đầu tư cá nhân là đối tượng chính nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường tài chính và các định chế tài chính, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo