24. Kinh doanh thương mại

Đăng kí tàu biển loại nhỏ là gì? Thủ tục đăng kí tàu biển loại nhỏ

Đăng kí tàu biển loại nhỏ (Ảnh: Pinterest)

Đăng kí tàu biển loại nhỏ

Đăng tàu biển loại nhỏ là việc đăng tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.

Thủ tục đăng tàu biển loại nhỏ

1. Giấy chứng nhận đăng tàu biển loại nhỏ được cấp 01 bản chính theo mẫu qui định.

2. Hồ sơ đăng tàu biển loại nhỏ, bao gồm:

a) Tờ khai đăng tàu biển theo mẫu qui định;

b) Giấy chứng nhận xóa đăng tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);

c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

d) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo qui định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); 

Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Tham khảo:   Hợp đồng điện tử (Electronic contract) là gì? Đặc điểm hợp đồng

đ) Giấy chứng nhận đăng kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); 

Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

g) Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

4. Cơ quan đăng tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo qui trình sau:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian qui định;

Tham khảo:   Cửa sông (River Mouth) là gì? Đặc điểm và hình thái

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo qui định;

c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng tàu biển theo qui định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản. (Theo Nghị định Số: 171/2016/NĐ-CP)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo