24. Kinh doanh thương mại

Xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: crowe)

Xuất xứ thuần túy

Khái niệm

Xuất xứ thuần túy trong tiếng Anh gọi là: Wholly Obtained.

Xuất xứ thuần túy được hiểu là hàng hóa thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ thuần túy của Bên thành viên xuất khẩu đó.

Hàng hoá được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được coi là sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau: 

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm quả, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó. 

2. Động vật sống bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và virút, được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên xuất khẩu. 

3. Các hàng hoá chế biến từ động vật sống tại Nước thành viên xuất khẩu. 

4. Hàng hoá thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại Nước thành viên xuất khẩu. 

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó. 

6. Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng kí tại một Nước thành viên và có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng biển lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế. 

Tham khảo:   Chữ kí số (Digital signature) là gì?

7. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng kí tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó. 

8. Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng kí tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó, trừ các sản phẩm được qui định tại khoản 7.

9. Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế. 

10. Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ: 

a) Quá trình sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu; hoặc 

b) Hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô. 

11. Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên xuất khẩu từ các sản phẩm được qui định từ khoản 1 đến khoản 10. (Theo Định nghĩa về xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA))

“WO” hay còn gọi là “Xuất xứ thuần túy” là một trong những tiêu chí cơ bản và quan trọng được sử dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa. WO là tiêu chí chặt nhất so với tất cả các tiêu chí còn lại trong hệ thống qui tắc xuất xứ. Với thực tiễn thương mại quốc tế như hiện nay, không có nhiều các sản phẩm đáp ứng tiêu chí này.

Trong hầu hết các Hiệp định Thương mại tự do – FTA Việt Nam tham gia, “WO” được hiểu là xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của MỘT Bên thành viên, có nghĩa toàn bộ 100% nguyên liệu được sử dụng để tạo ra thành phẩm phải có xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên đó; 

Tham khảo:   Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Có nghĩa hàng hóa đó phải thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên đó. Nếu có bất kì thành phần nguyên liệu nào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ được thêm vào trong quá trình sản xuất sẽ loại trừ hàng hóa đó ra khỏi định nghĩa “xuất xứ thuần túy”. 

Một ví dụ về con cá được ướp muối. Cá được đánh bắt trên sông của Lào nhưng muối không xác định được xuất xứ (Lào là quốc gia không có biển), hoặc muối có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ Việt Nam. 

Cá ướp muối sẽ không được coi là có xuất xứ thuần túy Lào cho dù 99% trị giá của cá thành phẩm có xuất xứ thuần túy Lào và chỉ 1% muối không xác định được xuất xứ hoặc được nhập khẩu từ một thành viên ASEAN.

“WO” cũng có thể được hiểu là xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của một FTA, tức nhiều hơn MỘT Bên thành viên của FTA đó. WO-FTA có thể tìm thấy trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Trong trường hợp này, mỗi Bên thành viên được coi như một tỉnh/ thành phố/ địa phương của Việt Nam (hoặc của bất cứ thành viên FTA nào) và toàn bộ khu vực FTA được coi như một vùng lãnh thổ của một quốc gia thống nhất.

Tham khảo:   Mã vạch UPC (Universal Product Code) là gì? Nội dung về mã vạch UPC

(Sổ tay Qui tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo