24. Kinh doanh thương mại

Xuất xứ hàng hóa (Origin of goods) là gì? Xác định xuất xứ hàng hóa

Hình minh họa (Nguồn: photo-2-baomoi.zadn.vn)

Xuất xứ hàng hóa (Origin of goods)

Khái niệm

Xuất xứ hàng hóa trong tiếng Anh là Origin of goods.

Xuất xứ hàng hóa là một thuật ngữ kinh tế chỉ nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn gia công cuối cùng (trong trường hợp có nhiều quốc gia tham gia sản xuất).

Mục đích sử dụng của xuất xứ hàng hóa

– Thực thi phòng vệ và các chính sách thương mại

Ví dụ: Áp thuế chống bán phá giá đối với một số hàng hóa xuất xứ từ một số quốc gia.

– Thống kê thương mại: Thu thập thông tin về xuất nhập khẩu hàng hóa để có những chính sách thương mại phù hợp

– Qui định về nhãn mác hàng hóa

– Mua sắm công: Trong các Hiệp định, thuật ngữ “Mua sắm của Chính phủ” (Government Procurement) hoặc “Mua sắm công” (Public Procurement) được sử dụng để nói đến quá trình một cơ quan mua sắm sử dụng hoặc mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ mục đích công mà không nhằm: bán hay bán lại mang tính thương mại; sử dụng để sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại. Tại Việt Nam, quá trình này thường được gọi là “đấu thầu”.

– Xác định thuế ưu đãi: Dựa vào xuất xứ hàng hóa để xác định xem hàng hóa đó có được hưởng ưu đãi về thuế quan hay các ưu đãi khác không. Các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau sẽ được hưởng các mức thuế nhập khẩu ưu đãi khác nhau.

Tham khảo:   Qui tắc thống nhất đối với bảo lãnh nhu cầu (Uniform Rules for Demand Guarantees - URDG) là gì? Đặc điểm của URDG

Xác định xuất xứ hàng hóa

Căn cứ vào Điều 27 Luật Hải quan 2014 qui định về việc xác định xuất xứ hàng hóa như sau:

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:

a) Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;

b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo qui định tại Điều 37 của Luật này.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:

a) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Tham khảo:   Hiệu ứng Amazon (Amazon Effect) là gì? Bản chất của hiệu ứng Amazon

b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lí để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo qui định tại Điều 37 của Luật này nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa(Tài liệu tham khảo: Luật Hải quan 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo