24. Kinh doanh thương mại

Mua bán đối lưu (Countertrade) là gì? Ưu, nhược điểm của mua bán đối lưu

Hình minh họa. Nguồn: study.com

Mua bán đối lưu

Khái niệm

Mua bán đối lưu hay còn gọi là buôn bán đối lưu, mậu dịch đối lưu trong tiếng Anh là countertrade

Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa,  trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhận về.

Như vậy, mua bán đối lưu thực chất chỉ là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên tham gia. Đồng tiền chỉ đóng vai trò cơ bản là chức năng tính toán chứ không sử dụng vai trò là chức năng thanh toán. Người mua và người bán vừa phải làm thủ tục xuất hàng đi và làm thủ tục nhập hàng về. 

Do đó, hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu. Xét dưới giác độ ngoại thương, thực chất đây là hoạt động trao đổi hàng hóa không làm tăng hay giảm cán cân thương mại của các quốc gia tham gia, hoạt động mua và bán chỉ là hình thức nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đóng vai trò hỗ trợ cho quan hệ trao đổi đó. 

Đặc trưng của mua bán đối lưu

Trong mua bán đối lưu, hàng hóa được trao đổi với nhau nên các bên tham gia chú trọng đến yêu cầu cân bằng. Yêu cầu về cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, cân bằng về giá cr và điều kiện giao dịch. Bản thân hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng đều được so sánh cân bằng. Do đó, đặc tính cân bằng của buôn bán đối lưu là:

– Cân bằng về mặt hàng

– Cân bằng về giá cả

– Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau

– Cân bằng về điều kiện giao hàng

Các loại hình mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu có nhiều hình thức đa dạng. Dưới giác độ quản lí nhà nước thì đây là hoạt động độc lập cần kiểm soát hàng xuất đi và nhập về nên vẫn phải kê khai trị giá và số lượng. 

Tham khảo:   Hợp đồng kinh tế (Economic contract) là gì? Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Trong những tình huống kinh doanh cụ thể có thể có các trao đổi mang tính cân bằng nhưng có nhiều tình huống kinh doanh sẽ đạt tính cân bằng tương đối trên phạm vi tổng thể. Xét về bản chất, mua bán đối lưu có thể chia ra các hình thức sau:

Hàng đối Hàng (Barter): là hình thức trong đó các bên cùng trao đổi trực tiếp hàng hóa, dịch vụ này lấy hàng hóa, dịch vụ khác.

Mua đối lưu (Counter purchase): là việc một công ty giao hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng ở một nước khác cam kết sẽ nhận một số lượng hàng hóa xác định trong tương lai từ khách hàng ở nước đó.

Mua bồi hoàn (Off-set): là hình thức trong đó một công ty xuất khẩu cam kết sẽ mua lại nhiều loại hàng hóa của nhiều khách hàng nhằm bồi hoàn giá trị tương đương với khoản hàng hóa đã giao.

Chuyển nợ (Switch trading): là hình thức trong đó công ty xuất khẩu chuyển trách nhiệm cam kết đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài của công ty cho một công khác.

Mua lại (Buy-back): là hình thức mua bán đối lưu trong đó công ty xuất khẩu bán một dây chuyền hay thiết bị máy móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận lại các sản phẩm được sản xuất ra từ dây chuyền hay thiết bị máy móc đó.

Mua bán bù trừ (Compensation)

Mua bán thanh toán hình thành (Clearing)

Ưu, nhược điểm của mua bán đối lưu

Hình thức mua bán đối lưu có những ưu điểm chính như sau:

– Hàng hóa trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên các bên không bị ảnh hưởng của vấn đề tỉ giá trong giao dịch ngoại thương. Nhân tố tỉ giá trong kinh doanh ngoại thương có ảnh hưởng vẫn lớn đến kết quả kinh doanh ngoại thương. Nếu giảm sự ảnh hưởng của nhân tố này tất yếu là lợi thế của hình thức mua bán đối lưu.

Tham khảo:   Thuật ngữ 'Hãy để người mua thận trọng' (Caveat Emptor) là gì?

– Hình thức mua bán đối lưu không sử dụng tiền tệ làm trung gian thì vấn đề về chi phí giao dịch và thanh toán cũng giảm đi khá nhiều. Các bên tham gia mua bán đối lưu sẽ tiết kiệm được chi phí thanh toán và giao dịch với ngân hàng. 

– Trên thực tế, mua bán đối lưu còn được sử dụng khi thiếu các điều kiện thực hiện mua bán thông thường như một bên thiếu ngoại tệ, do hàng hóa không được hoàn hảo, hàng tồn kho,… Do vậy, mua bán đối lưu dù cách thức trao đổi sơ khai nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngoại thương nhằm thúc đẩy thương mại phát triển đa dạng.

Hình thức mua bán đối lưu có những nhược điểm sau:

– Hình thức mua bán đối lưu thể hiện rõ ở sự phức tạp về nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng.

– Hình thức đối lưu gắn chặt giữa xuất khẩu và nhập khẩu nên nghiệp vụ phức tạp và khó khăn hơn. Người mua đồng thời là người bán nên có nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn. 

– Hình thức mua bán đối lưu có nhiều nguyên tắc đòi hỏi phải cân bằng nên phạm vi ứng dụng cho mọi loại hàng hóa có hạn chế. Hình thức cân bằng và định giá hàng của đối tác thường phát sinh mâu thuẫn như sự nhượng bộ hay áp đặt. 

Mua bán đối lưu đòi hỏi phải công bằng tuyệt đối là rất khó và các bên thường chấp nhận ở mức độ tương đối. Chính vì lí do đó mà các hình thức mua bán đối lưu không phát triển mạnh ở các nước khuyến khích phát triển nền kinh tế thị trường. 

Tham khảo:   Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là gì? Nội dung của quyền tự do thành lập doanh nghiệp

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo