24. Kinh doanh thương mại

Mua bán bù trừ (Compensation) là gì? Các hình thức mua bán bù trừ

Hình minh họa. Nguồn: study.com

Mua bán bù trừ

Khái niệm

Mua bán bù trừ trong tiếng Anh là compensation

Mua bán bù trừ là phương thức mua bán đối lưu mà các bên giao và nhận hàng sẽ ghi lại để đến mỗi kì kinh doanh sẽ quyết toán và bù trừ cho nhau. Thậm chí có thể sử dụng tiền để thanh toán bù trừ sau mỗi kì kinh doanh.

Các hình thức

Mua bán bù trừ có nhiều loại khác nhau.

Căn cứ vào thời gian bù trừ có hình thức bù trừ song hành, bù trừ trước và bù trừ sau:

– Bù trừ song hành là hai bên phải thực hiện giao và nhận hàng và bù trừ cho nhau gần như đồng thời. Hai bên trao đổi hàng hóa có tổng giá trị không cân bằng nhau đòi hỏi phải bù trừ cho nhau ngay thời điểm trao đổi hàng hóa. Thực chất, đây là hình thức hàng đổi hàng nhưng có sử dụng tiền tệ để thanh toán phần chênh lệch giá trị trao đổi giữa hai bên. 

Vì tổng giá trị hàng hóa không cân bằng hoặc không thể cân bằng nhau nên hai bên chấp nhận đổi hàng là cơ bản còn phần chênh lệch sẽ thanh toán bằng tiền như việc mua bán thông thường. Do đó, hình thức này được gọi là hình thức mua bán bù trừ song hành.

– Thực tế, hoạt động trao đổi diễn ra rất phong phú và đa dạng. Trường hợp các bên có thể là những bạn hàng quen và chấp nhận cho nhau bù trừ trước hoặc sau sẽ gọi là mua bán bù trừ trước hay mua bán bù trừ sau. Bên nào chấp nhận thanh toán phần chênh lệch trước sẽ coi đó là bù trừ trước và ngược lại sẽ gọi là bù trừ sau.

Tham khảo:   Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) là gì?

Nếu căn cứ vào tính chất của bù trừ có thể phân chia thành mua bán bù trừ thực nghĩa và mua bán bù trừ theo tài khoản bảo chứng:

– Mua bán bù trừ thực nghĩa là hình thức các bên tham gia trao đổi không bị ràng buộc về bất cứ một lí do chính trị hay áp lực nào. 

– Mua bán bù trừ theo tài khoản bảo chứng lại diễn ra theo nội dung một chiều. Một bên có giá trị hàng hóa lớn hơn không chấp thuận giao hàng song hành khi bên kia chưa gom đủ số lượng tiền tệ tương ứng. 

Thông thường bên trao đổi hàng hóa có giá trị ít hơn sẽ mở một tài khoản tại ngân hàng để theo dõi giá trị và lượng hàng giao đi cho đến khi tổng giá trị hàng giao đi tích lũy cân bằng với lượng hàng hóa nhận về sẽ tiến hành nhận hàng thông qua sự bảo lãnh của ngân hàng có tài khoản. 

Chính vì vậy, tài khoản này gọi là tài khoản bảo chứng với nghĩa vừa bảo lãnh vừa chứng thực cho một bên về khoản tiền có giá trị tương đương đối với giá trị hàng hóa của bên kia. 

Tham khảo:   Công ước IPPC (International Plant Protection Convention) là gì

Nếu căn cứ vào tổng giá trị bù trừ có hình thức bù trừ một phần và bù trừ toàn phần.

– Mua bán bù trừ một phần là do một bên trao đổi chưa đủ cả về hàng hóa và tiền tệ để bù trừ với hàng hóa nhận về nên chỉ đảm bảo bù trừ cho bên kia một phần giá trị hàng hóa trao đổi, phần còn lại sẽ chấp nhận thanh toán sau. 

– Ngược lại, nếu một bên không có đủ hàng hóa để cân bằng tổng giá trị sẽ dùng tiền để bù trừ toàn bộ phần giá trị chênh lệch còn lại sẽ gọi là mua bán bù trừ toàn phần. 

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo