24. Kinh doanh thương mại

Mua bán thông thường trực tiếp (Direct Trade) trong ngoại thương là gì?

Mua bán thông thường trực tiếp

Khái niệm

Mua bán thông thường trực tiếp trong tiếng Anh là direct trade.

Mua bán thông thường trực tiếp là giao dịch giữa người mua và người bán trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán với nhau trong điều kiện mua bán thông thường. 

Đặc điểm

Giao dịch mua bán thông thường trực tiếp cũng là những giao dịch thường thấy nhất và phổ biến nhất. 

Đặc điểm cơ bản của hình thức này là quan hệ mua bán giữa các chủ thể được trực tiếp thiết lập. Các bên đều có khả năng, kinh nghiệm và chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán. Các chủ thể tham gia không cần phải thông qua người khác để thiết lập quan hệ mua bán như tư vấn, dịch vụ xuất nhập khẩu, thanh toán,…

Giao dịch mua bán thông thường trực tiếp thường gắn với hình thức xuất khẩu hay nhập khẩu trực tiếp. 

Xuất khẩu trực tiếp là phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài đầu tiên của các công ty quốc tế. Các công ty quốc tế thường có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên họ chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán thông thường trực tiếp. 

Các hình thức

Giao dịch mua bán thông thường trực tiếp thường có các hình thức:

Tham khảo:   Giao chứng từ trả tiền (Cash Against Document - CAD) là gì?

– Công ty xuất khẩu trực tiếp;

– Đại diện bán hàng xuất khẩu tại nước ngoài;

– Công ty chuyên doanh xuất khẩu;

– Bán hàng qua mạng (thương mại điện tử)

Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới áp dụng chế độ quản lí hoạt động xuất nhập khẩu chặt chẽ theo chế độ giấy phép xuất nhập khẩu, thì hình thức giao dịch mua bán thông thường trực tiếp này chỉ do các công ty có giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện. Khi đó các công ty có thể sử dụng phương pháp giao dịch mua bán thông thường gián tiếp.

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

– Dựa trên cơ sở quan hệ mua bán cơ bản là tiền và hàng và được giao dịch trực tiếp nên các bên tham gia luôn phát huy được khả năng của mình;

– Quan hệ mua bán tiền hàng đảm bảo sự công bằng, sòng phẳng nên các bên chấp thuận dễ dàng, mặt khác các bên được quan hệ trực tiếp nên có thể tự quyết định các vấn đề và nội dung mua bán;

– Các bên tiếp cận được với khách hàng, bạn hàng đích thực nên tiếp thu nhiều thông tin và kinh nghiệm quốc tế quí giá;

– Thường không mất phí môi giới và giao dịch nhiều nên có thể tiết kiệm hơn cho các bên giao dịch.

Tham khảo:   Bảo hành (Warranty) trong hợp đồng thương mại là gì?

Nhược điểm

– Về nghiệp vụ giao dịch: Mỗi thương vụ kinh doanh đặt ra những tình huống cụ thể đòi hỏi phải có nghiệp vụ kinh doanh phù hợp, cán bộ giao dịch luôn phải tự đào tạo bồi dưỡng và cập nhật nghiệp vụ kinh doanh thường xuyên;

– Về kinh nghiệm quốc tế: Các giá trị, khái niệm, tín ngưỡng, thẩm mĩ, niềm tin,… trong mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ nảy sinh trong giao dịch mua bán là một cản trở đối với các bên tham gia;

– Về tiếp cận thông tin: Khi đã giao dịch với một đối tác nào đó thì người bán khó tiếp cận đối với các người mua khác trên thị trường mục tiêu.

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo