24. Kinh doanh thương mại

Đấu giá hàng hóa (Auction of goods) là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên đấu giá

Hình minh họa (Nguồn: Kempton Express).

Đấu giá hàng hóa (Auction of goods)

Đấu giá hàng hoá – danh từ, trong tiếng Anh được dịch là Auction of goods.

Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.” (Theo Luật thương mại năm 2005)

Phương thức đấu giá hàng hóa

– Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

– Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá

Về quyền

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:

– Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

– Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

Tham khảo:   Phạt vi phạm hợp đồng (Fines against contract violations) là gì?

– Tổ chức cuộc đấu giá;

– Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

– Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo qui định.

Về nghĩa vụ

– Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật qui định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.

– Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.

– Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.

– Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

– Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.

– Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.

– Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng kí quyền sở hữu theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

– Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. 

Tham khảo:   Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đa phương thức là gì? Khái niệm liên quan

Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lí sau cuộc đấu giá.

Quyền và nghĩa vụ của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá

Về quyền

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sau đây:

– Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được theo qui định hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;

– Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

Về nghĩa vụ

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụ sau đây:

– Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;

– Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo qui định. (Theo Luật thương mại năm 2005)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo