24. Kinh doanh thương mại

Giải phóng hàng hóa (Release of goods) là gì? Thực hiện giải phóng hàng hóa

Hình minh họa (Nguồn: giadinhxuatnhapkhau.com)

Giải phóng hàng hóa 

Khái niệm

Giải phóng hàng hóa trong tiếng Anh là Release of goods.

Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

– Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;

– Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.

(Tài liệu tham khảo: Điều 36, Luật hải quan 2014)

Các trường hợp được giải phóng hàng hóa

Căn cứ vào Điều 1, Khoản 15, Nghị định 59//NĐ-CP: Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo qui định tại Điều 36 Luật hải quan. Các trường hợp được giải phóng hàng bao gồm:

a) Phải thực hiện việc phân tích, phân loại hoặc giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng kí tờ khai và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo qui định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 21 Nghị định này và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan;

d) Người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định. (Tài liệu tham khảo: Nghị định 59//NĐ-CP)

Tham khảo:   Quyền định giá (Pricing Power) là gì? Quyền định giá và sự khan hiếm

Thực hiện giải phóng hàng hóa

1. Trường hợp giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan

a) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng kí tờ khai và trường hợp người khai hải quan yêu cầu tham vấn:

– Trách nhiệm của người khai hải quan:

+ Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn

+ Thực hiện nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai

+ Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng kí tờ khai hoặc tham vấn theo qui định

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo qui định.

– Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hóa theo qui định

+ Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng kí tờ khai hoặc tổ chức tham vấn theo qui định.

b) Trường hợp tại thời điểm đăng kí tờ khai hải quan, người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:

– Trách nhiệm của người khai hải quan:

+ Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo (khai rõ trường hợp giải phóng hàng)

Tham khảo:   Yêu cầu cung cấp thông tin (Request For Information - RFI) là gì? Trường hợp nên sử dụng

+ Thực hiện kê khai, tính thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định

– Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu trị giá, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan để xác định trị giá, thông báo cho người khai hải quan để làm cơ sở tính thuế

+ Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa nếu người khai hải quan không thực hiện khai báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo qui định trên cơ sở người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định theo qui định.

2. Đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa

– Trách nhiệm của người khai hải quan

+ Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo

+ Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế

+ Thực hiện khai bổ sung theo qui định

– Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

+ Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện giải phóng hàng và phản hồi cho người khai hải quan;

+ Căn cứ kết quả giám định, phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng kí tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có);

+ Trường hợp phải khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc khai bổ sung thì cơ quan hải quan xử lí theo qui định

+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng.

(Tài liệu tham khảo: Điều 33, Văn bản hợp nhất Thông tư 38 và Thông tư 39)

Tham khảo:   Án lệ (Case law) là gì? Áp dụng án lệ trên thực tế

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc